Viêm mũi dị ứng nên làm gì? Cách khắc phục viêm mũi dị ứng

5/5 - (1 bình chọn)

Viêm mũi dị ứng nên làm gì là vấn đề đang được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Bởi viêm mũi dị ứng gây ra rất nhiều phiền toái cũng như khó chịu ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như cuộc sống của người bệnh. Để giúp các bạn có thêm biện pháp khắc phục khi bị viêm mũi dị ứng, hãy cùng tìm hiểu bài viết sau đây của chúng tôi nhé.

Viêm mũi dị ứng nên làm gì
Các biện pháp khắc phục tình trạng viêm mũi dị ứng

Hãy nhớ bổ sung vitamin C

Vitamin C không chỉ là loại vitamin C có khả năng tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể mà còn có tác dụng kháng viêm, chống oxy hóa hiệu quả. Vì thế, vitamin C giúp kiểm soát và đẩy lùi các triệu chứng khó chịu của viêm mũi dị ứng cũng như thúc đẩy quá trình phục hồi bệnh.

Người bệnh hãy bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C vào thực đơn ăn uống hằng ngày. Một số loại thực phẩm cung cấp nguồn vitamin C dồi dào như:

  • Các loại rau củ: cà chua, ớt chuông, bông cải xanh,….
  • Các loại trái cây như: cam, quýt, kiwi, bưởi, chanh,…
  • Một số loại quả mọng như: việt quất, mâm xôi, dâu tây,…

Viêm mũi dị ứng nên làm gì? Rửa mũi với nước muối sinh lý

Phương pháp rửa mũi bằng nước muối sinh lý giúp loại bỏ dịch nhầy tích tụ trong mũi gây tắc nghẽn mũi, từ đó cải thiện nhanh chóng các triệu chứng khó chịu như nghẹt mũi và viêm mũi dị ứng.

Chuẩn bị:

  • Nước muối sinh lý NaCl 0,9%
  • 1 bình xịt hoặc xi lanh

Cách thực hiện:

  • Cho nước muối sinh lý đã chuẩn bị vào bình xịt hoặc xi lanh.
  • Tiến hành đứng ngả người về phía trước, nghiêng góc 45 độ.
  • Dùng bình xịt có sẵn nước muối xịt vào 1 bên mũi, thực hiện 2 lần, nghiêng khoảng 15 giây rồi sau đó chuyển qua bên còn lại.
  • Thực hiện cách này 2 lần/ ngày vào buổi sáng và tối, áp dụng liên tục hằng ngày sẽ giúp các triệu chứng của viêm mũi dị ứng thuyên giảm. Lưu ý, khi thực hiện xịt mũi, không nên nghiêng đầu quá để tránh nước muối chảy xuống tai.
Rửa mũi với nước muối sinh lý
Rửa mũi với nước muối sinh lý giúp giảm nghẹt mũi

Chữa viêm mũi dị ứng bằng gừng

Gừng được ví như một loại thuốc kháng histamine tự nhiên có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus, chống viêm và tăng khả năng miễn dịch giúp giảm các triệu chứng như sổ mũi, nghẹt mũi, ho,… do viêm mũi dị ứng gây ra.

Chuẩn bị:

1 thìa gừng bào

  • 2-3 lát đinh hương
  • 1 miếng quế
  • 1 thìa mật ong
  • 1 cốc nước lọc

Cách thực hiện:

  • Cho gừng, đinh hương, quế vào nồi cùng với nước và đun sôi trong vòng 5 phút.
  • Khi nước còn ấm thì cho thêm 1 thìa mật ong vào, khuấy đều và thưởng thức.
  • Bạn nên sử dụng loại trà thảo dược này mỗi ngày để cải thiện chứng viêm mũi dị ứng.

Bổ sung cá vào thực đơn hằng ngày

Cá không chỉ là thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe mà còn có tác dụng hạn chế các phản ứng viêm và dị ứng. Cụ thể, các axit béo có trong cá có khả năng làm giảm co thắt đường thở do viêm mũi dị ứng hoặc hen suyễn gây ra.

Vì thế, hãy bổ sung cá vào thực đơn ăn uống hằng ngày, một số loại cá giàu axit béo như cá hồi, cá trích, cá thu,…

Xông mũi với tinh dầu

Việc xông mũi thường xuyên sẽ giúp loại bỏ dịch mũi dư thừa và các chất gây kích, giúp làm sạch khoang mũi, cải thiện các triệu chứng khó chịu như sổ mũi, hắt hơi,… do viêm mũi  dị ứng gây ra.

Chuẩn bị:

  • 1 lít nước sôi
  • 5 giọt tinh dầu tràm trà

Cách thực hiện:

  • Cho nước sôi vào 1 tô lớn, cho thêm tinh dầu tràm trà vào.
  • Dùng khăn lớn phủ đầu vào tiến hành xông vùng mũi đến khi nước nguội.
  • Bạn nên áp dụng cách này mỗi ngày đến khi các triệu chứng khó chịu thuyên giảm. Ngoài ra, bạn cũng có thể ngâm mình trong bồn tắm nước nóng cũng mang lại lợi ích rất tốt.
Xông mũi với tinh dầu
Xông mũi với tinh dầu giúp giảm sổ mũi, nghẹt mũi, hắt hơi

Viêm mũi dị ứng nên làm gì? Sử dụng lá bạc hà

Trong lá bạc hà chứa rất nhiều hoạt chất như menthyl acetat, menthol,… có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm, làm dịu niêm mạc mũi và giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng. Bên cạnh đó,  bạc hà còn chứa hàm lượng tinh dầu lớn mang đến công dụng thư giãn giúp ngủ ngon.

Chuẩn bị:

  • 1 nắm lá bạc hà tươi
  • 2 thìa mật ong nguyên chất

Cách dùng:

  • Lá bạc hà rửa sạch và để ráo nước.
  • Đun sôi lá bạc hà với một cốc nước trong khoảng 5 phút.
  • Khi nước còn ấm thì cho thêm mật ong, khuấy đều và thưởng thức.
  • Bạn nên sử dụng trà bạc hà để uống hằng ngày giúp cải thiện các triệu chứng của viêm mũi dị ứng.

Có thể bạn quan tâm: Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng lá cây hiệu quả

Chữa viêm mũi dị ứng bằng thuốc Tây y

Các loại thuốc Tây y được dùng phổ biến hiện nay có tác dụng giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh như thuốc kháng sinh, thuốc xịt mũi,….

  • Thuốc kháng sinh kháng histamin H1 đường uống: Nhóm thuốc này có tác dụng làm giảm các phản ứng của hoạt chất histamin. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như khô miệng, choáng đầu, bí tiểu, mờ mắt,… Loại thuốc này cần được sử dụng theo chỉ định và liều lượng của bác sĩ.
  • Thuốc xịt mũi chứa corticosteroid: Nhóm thuốc này có tác dụng giảm phù nề, tiêu sưng, ngăn chặn tình trạng sung huyết mũi và làm giảm triệu chứng nghẹt mũi. Nhóm thuốc này thường được bác sĩ chỉ định dùng trong khoảng 3-7 ngày, người bệnh tuyệt đối không được lạm dụng thuốc bởi có thể gây ra một số tác dụng phụ như gây viêm loét dạ dày, giảm thị lực,…

Ngoài ra còn nhiều loại thuốc chữa viêm mũi dị ứng khác nữa, tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp.

Viêm mũi dị ứng nên làm gì? Sử dụng xịt mũi Respiro Spray Nasale

Xịt mũi Respiro Spray Nasale được sản xuất tại Ý với các thành phần như:dung dịch đệm nước muối ưu trương, nhựa cây Một Dược  (Myrrh), dịch chiết từ lá Lô Hội, hỗn hợp các tinh dầu: tinh chất Chanh, tinh chất Tràm, tinh chất pino mugo có tác dụng cải thiện triệu chứng viêm mũi dị ứng và hỗ trợ điều trị các bệnh lý ở mũi xoang.

Respiro Spray Nasale
Respiro Spray Nasale giúp giảm triệu chứng viêm mũi dị ứng

Respiro Spray Nasale mang lại công dụng vượt trội:

  • Giúp tiêu nhầy, thông mũi.
  • Giữ ẩm, giảm đau, sưng và viêm.
  • Bảo vệ niêm mạc mũi khỏi các tác nhân kích thích, bảo vệ hệ mạch mao quản.

Xem chi tiết sản phẩm TẠI ĐÂY.

Trên đây là lời giải đáp cho thắc mắc “viêm mũi dị ứng nên làm gì” mà chúng tôi muốn gửi đến các bạn. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp bạn hạn chế được các triệu chứng của bệnh và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Tham khảo thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *