Điểm danh 5 cách chữa viêm mũi dị ứng bằng lá cây hiệu quả

5/5 - (2 bình chọn)

Chữa viêm mũi dị ứng bằng lá cây là phương pháp được rất nhiều người áp dụng hiện nay bởi cách thực hiện đơn giản, nguyên liệu lành tính nên khá an toàn. Áp dụng các phương pháp này sẽ giúp mang lại cảm giác dễ chịu cho người bệnh và giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh. Dưới đây, hãy cùng tìm hiểu một số cách chữa viêm mũi dị ứng bằng lá cây hiệu quả mà bạn có thể áp dụng ngay tại nhà nhé.

Chữa viêm mũi dị ứng bằng lá cây
Chữa viêm mũi dị ứng bằng lá cây an toàn, mang lại hiệu quả

Có nên chữa viêm mũi dị ứng bằng lá cây không?

Các bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng bằng lá cây tuy phải kiên trì áp dụng trong thời gian dài mới mang lại hiệu quả, nhưng mang lại những điểm mạnh như:

  • Nguyên liệu dễ kiếm: Hầu hết các loại lá cây có tác dụng chữa viêm mũi dị ứng đều là loại lá cây dễ kiếm, có sẵn xung quanh chúng ta.
  • An toàn: Các loại lá cây thiên nhiên hoàn toàn lành tính, ít mang lại tác dụng phụ nên hạn chế tình trạng kích ứng.
  • Tiết kiệm: Các loại lá cây chữa viêm mũi dị ứng là nguyên liệu rẻ tiền nên giúp người bệnh tiết kiệm được chi phí.
  • Tác dụng lâu dài: Các dược liệu này sau khi đi vào cơ thể sẽ thấm từ từ, vừa giúp hỗ trợ điều trị bệnh vừa giúp thanh lọc cơ thể và mang lại hiệu quả lâu dài.

Hướng dẫn 5 cách chữa viêm mũi dị ứng bằng lá cây

Bài thuốc từ lá húng chanh

Lá húng chanh có tính ấm, mùi thơm, vị cay có tác dụng đào thải độc tố, giúp tiêu đờm, giải cảm. Ngoài ra, lá húng chanh còn chứa các hoạt chất có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn, giúp làm dịu tình trạng ngứa cổ họng, ngứa mũi, hắt hơi, chảy nước mũi do viêm mũi dị ứng gây ra.

Nguyên liệu:

  • 30g lá húng chanh
  • 1 lít nước lọc

Cách thực hiện:

  • Lá húng chanh mang đi rửa sạch và ngâm cùng nước muối pha loãng trong khoảng 15 phút, sau đó rửa lại với nước sạch và để ráo.
  • Cho lá húng chanh vào nồi và cho thêm nước rồi đun sôi.
  • Khi nước sôi thì hạ nhỏ lửa và đun thêm 10 phút rồi tắt bếp.
  • Dùng khăn lớn phủ kín đầu và tiến hành xông vùng mũi với nước lá húng chanh đun sôi đến khi nước nguội hẳn.
  • Bạn nên áp dụng cách này mỗi ngày và áp dụng đều đặn trong khoảng 7-10 ngày trước khi đi ngủ để giúp cải thiện triệu chứng bệnh.

Bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng bằng lá lốt

Lá lốt có mùi thơm, tính ấm, chứa lượng lớn tinh dầu giúp kháng viêm, giảm sưng, giảm các triệu chứng khó chịu do viêm mũi dị ứng gây ra.

Lá lốt trị viêm mũi dị ứng
Lá lốt giúp giảm các triệu chứng khó chịu do viêm mũi dị ứng

Nguyên liệu:

  • 1 nắm lá lốt
  • 1 chút muối trắng

Cách thực hiện:

  • Lá lốt rửa sạch, ngâm cùng nước muối pha loãng 15 phút rồi rửa lại và vớt ra để ráo.
  • Cho lá lốt vào cối và giã nhuyễn cùng một chút muối, sau đó vắt lấy nước cốt.
  • Dùng tăm bông thấm nước cốt lá lốt rồi nhỏ vào mỗi bên mũi 2-3 giọt.
  • Giữ nguyên khoảng 5 giây sau đó nghiêng người sang một bên để chất nhầy chảy ra ngoài.
  • Bạn nên áp dụng cách này mỗi ngày, sau một thời gian sẽ thấy tình trạng bệnh được cải thiện rõ rệt.

Bài thuốc từ cây hoa ngũ sắc

Trong cây hoa ngũ sắc chứa hàm lượng tinh dầu lớn với các hoạt chất như geratocromen, cadinen, demetoxygeratocromen,… có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, giúp cầm máu và chống dị ứng hiệu quả, giúp giảm triệu chứng của viêm mũi dị ứng.

Nguyên liệu:

  • 1 nắm cây hoa ngũ sắc

Cách thực hiện:

  • Cây hoa ngũ sắc rửa sạch, ngâm cùng nước muối pha loãng, sau đó rửa lại với nước và vớt ra để ráo.
  • Xay nhuyễn cây hoa ngũ sắc và thu lấy phần nước cốt.
  • Dùng nước cốt hoa ngũ sắc để nhỏ mũi ngày 3-4 lần.
  • Bạn nên áp dụng cách này mỗi ngày để để cải thiện các triệu chứng viêm mũi dị ứng.

Bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng bằng lá cây ngải cứu

Lá ngải cứu có tác dụng ức chế nhiều chủng vi khuẩn gây hại, giúp giảm tình trạng tắc nghẹt mũi do viêm mũi dị ứng gây ra thông qua cơ chế hoá đờm nhờ kích thích xuất tiết dịch.

Lá ngải cứu trị viêm mũi dị ứng
Lá ngải cứu giúp giảm tình trạng tắc nghẹt mũi do viêm mũi dị ứng

Nguyên liệu:

  • 1 nắm lá ngải cứu
  • 1 lít nước lọc

Cách thực hiện:

  • Lá ngải cứu rửa sạch, ngâm cùng nước muối pha loãng rồi rửa sạch lại và vớt ra.
  • Cho lá ngải cứu vào nồi và cho thêm 1 lít nước rồi đun sôi.
  • Khi nước sôi thì đun thêm 10 phút rồi tắt bếp.
  • Tiến hành sử dụng nước ngải cứu đun sôi để xông mũi đến khi nước nguội.
  • Bạn nên áp dụng cách này 1 lần/ ngày và áp dụng trong vòng 10 ngày để giúp cải thiện các triệu chứng như nghẹt mũi, khó thở.

Bài thuốc thì cây bèo cái tươi

Bèo cái tươi có vị cay, tính lạnh giúp thanh nhiệt, tiêu độc. Với tình trạng viêm mũi dị ứng, khi sử dụng bèo cái sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng khó chịu như ngứa mũi, chảy nước mũi,…

Nguyên liệu:

  • 200g bèo cái tươi
  • 1 thìa mật ong

Cách sử dụng:

  • Bèo cái rửa sạch, ngâm cùng nước muối pha loãng 15 phút rồi rửa lại và vớt ra.
  • Cho bèo cái vào máy xay và xay nhuyễn rồi thu lấy nước cốt.
  • Cho thêm 100ml nước lọc cùng 1 thìa mật ong vào nước cốt bèo cái rồi khuấy đều.
  • Dùng hỗn hợp lá bèo cái để uống trong ngày.

Một số lưu ý khi chữa viêm mũi dị ứng bằng lá cây

Chữa viêm mũi dị ứng bằng lá cây mang lại hiệu quả, dễ thực hiện và tính an toàn cao nhưng khi thực hiện, người bệnh cũng cần lưu ý một số vấn đề như:

  • Tuỳ vào tình trạng bệnh và cơ địa của mỗi người mà hiệu quả mang lại không giống nhau.
  • Nếu áp dụng phương pháp trên khoảng 15 ngày nhưng không mang lại hiệu quả như mong muốn thì bạn nên ngừng áp dụng.
  • Không áp dụng các bài thuốc trên cho trẻ nhỏ vì niêm mạc mũi của trẻ rất mỏng và nhạy cảm, dễ bị kích ứng.

Mách bạn:

Respiro Spray Nasale
Respiro Spray Nasale giúp giảm triệu chứng viêm mũi dị ứng

Xịt mũi Respiro Spray Nasale được sản xuất tại Ý với các thành phần như:dung dịch đệm nước muối ưu trương, nhựa cây Một Dược  (Myrrh), dịch chiết từ lá Lô Hội, hỗn hợp các tinh dầu: tinh chất Chanh, tinh chất Tràm, tinh chất pino mugo có tác dụng cải thiện triệu chứng viêm mũi dị ứng và hỗ trợ điều trị các bệnh lý ở mũi xoang.

Xem chi tiết sản phẩm TẠI ĐÂY.

Trên đây là 5 cách chữa viêm mũi dị ứng bằng lá cây hiệu quả tại nhà mà người bệnh nên áp dụng. Nếu sau một thời gian áp dụng các phương pháp trên mà không cải thiện, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám.

Có thể bạn quan tâm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *