Nên làm gì và cần tránh gì khi bị đầy hơi, chướng bụng?

5/5 - (1 bình chọn)

Đầy hơi chướng bụng là hiện tượng thường gặp, gây nhiều khó chịu cho người bệnh. Vậy để cải thiện tình trạng này, người bệnh nên làm gì và cần tránh gì khi bị đầy hơi, chướng bụng? Bài viết sau đây, cùng 24hkhoedep.com tìm hiểu nhé.

Nguyên nhân gây đầy hơi, chướng bụng

Có nhiều nguyên nhân đầy hơi chướng bụng, trong đó các nguyên nhân phổ biến như:

  • Do cơ thể nạp quá nhiều chất đạm, tinh bột, đường, dầu mỡ gây áp lực lên dạ dày, khiến thức ăn không thể tiêu hóa hết được, từ đó dẫn đến tồn đọng trong ống tiêu hóa gây chướng bụng.
  • Uống nhiều rượu bia, cà phê, ăn nhiều đồ ăn cay nóng, ăn nhanh, nhai không kỹ, nằm ngay … khiến đường ruột quá tải, không thể xử lý hết thức ăn, gây ra tình trạng đầy hơi chướng bụng.
  • Do sự phát triển quá mức của các loại vi khuẩn ở ruột non.
  • Do rối loạn tiêu hóa, mất nước, táo bón, dị ứng thực phẩm.
  • Do các bệnh ở đường tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng, viêm loét dạ dày, ung thư đại tràng, nhiễm trùng, tắc ruột,…
  • Do dùng thuốc kháng sinh, giảm đau kéo dài khiến lợi khuẩn bị giảm mạnh, hại khuẩn phát triển gây ra tình trạng đầy hơi chướng bụng.
Đầy hơi, chướng bụng
Đầy hơi, chướng bụng có thể do thói quen ăn uống và sinh hoạt, cũng có thể do bệnh lý

Có thể bạn quan tâm: Chướng bụng đầy hơi kéo dài: Cách khắc phục nhanh chóng

Một số kinh nghiệm dân gian chữa đầy hơi, chướng bụng

Dưới đây là một số mẹo dân gian mà người bệnh có thể áp dụng để đẩy lùi chứng đầy hơi chướng bụng nhanh chóng.

Sử dụng quế

Quế có vị cay tê, tính nóng, là một vị thuốc giúp cải thiện triệu chứng chướng bụng, đầy hơi. Bạn có thể dùng quế theo cách sau:

Chuẩn bị 1 ly sữa ấm, thêm khoảng ½ muỗng cà phê bột quế vào khuấy đều. Sử dụng sữa này để uống khi cảm thấy bị đầy hơi chướng bụng.

Sử dụng bạc hà

Lá bạc hà có tác dụng kích thích đường ruột giải phóng các khí hơi và hỗ trợ hệ tiêu hóa. Bạn có thể sử dụng bạc hà để đẩy lùi hiện tượng đầy hơi chướng bụng bằng cách sau:

Đun lá bạc hà với nước và sử dụng nước này uống hàng ngày.

giảm đầy hơi chướng bụng
Bạc hà giúp giải phóng khí trong đường ruột, giảm đầy hơi chướng bụng

Sử dụng gừng

Gừng có tác dụng giải độc, chữa rối loạn tiêu hóa và giảm đầy hơi chướng bụng. Cách dùng gừng như sau:

Rửa sạch gừng tươi, đập dập rồi cho vào một cốc nước nóng. Hãm nước gừng trong khoảng 30 phút rồi cho thêm mật ong vào và khuấy đều. Sử dụng nước gừng để uống sau ăn và uống 2 – 3 lần/ngày.

Những điều nên làm khi bị đầy hơi, chướng bụng

Nên bổ sung nhiều chất xơ
Nên bổ sung nhiều chất xơ khi bị đầy hơi, chướng bụng

Khi bị đầy hơi chướng bụng, bạn nên chú ý những điều sau để cải thiện tình trạng bệnh:

  • Tăng cường bổ sung chất xơ, bao gồm trái cây, rau xanh,… vào trong khẩu phần ăn mỗi ngày giúp giảm chướng bụng đầy hơi, phòng ngừa táo bón.
  • Ăn các loại thức ăn mềm như cháo, súp, các món hầm,… để làm giảm áp lực lên đường tiêu hóa.
  • Cắt giảm lượng muối trong khẩu phần ăn để giảm tình trạng tích nước trong người, từ đó giúp cải thiện chướng bụng đầy hơi.
  • Tích cực tập luyện thể dục thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày để giúp kích thích nhu động ruột, giải phóng khí dư thừa, ngăn ngừa tình trạng táo bón.
  • Ngâm mình trong bồn nước ấm hoặc tắm nước ấm dưới vòi hoa sen giúp thư giãn tinh thần, giảm đau và căng thẳng ở đường ruột, giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru và giảm đầy hơi nhanh hơn.
  • Giữ tinh thần thoải mái, đồng thời làm việc điều độ, ngủ sâu, đủ giấc và tập thói quen ngủ trước 23 giờ, tắt điện thoại và hạn chế ánh sáng để vào giấc ngủ dễ hơn.

Có thể bạn quan tâm: Tổng hợp 6 cây thuốc nam chữa chướng bụng đầy hơi

Những điều cần tránh khi bị đầy hơi, chướng bụng

Cần tránh ăn nhiều chất béo
Cần tránh ăn nhiều chất béo, dầu mỡ khi bị đầy hơi, chướng bụng

Nếu tình trạng đầy hơi chướng bụng do sinh lý thì người bệnh có thể cải thiện bằng cách điều chỉnh thói quen sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng hợp lý. Tuy nhiên, nếu do bệnh lý thì cần tìm hiểu nguyên nhân chính xác để có phương pháp điều trị hiệu quả.

Khi đầy hơi chướng bụng, người bệnh cần tránh các việc sau:

  • Ăn nhiều chất béo, đồ ngọt: Thói quen này gây khó khăn cho quá trình tiêu hóa thức ăn, khiến cho tình trạng chướng bụng đầy hơi trở nên trầm trọng hơn.
  • Không vận động: Khi bị đầy hơi chướng bụng, người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi và có xu hướng không muốn vận động. Tuy nhiên, càng ít vận động càng làm chậm quá trình tiêu hóa và nhu động ruột diễn ra không được trơn tru, từ đó khiến tình trạng đầy hơi chướng bụng khó cải thiện hơn.
  • Tắm nước lạnh: Khi đang có triệu chứng chướng bụng đầy hơi, nếu bạn tắm nước lạnh có thể làm cơ thể mệt mỏi hơn vì nước lạnh sẽ làm giảm kích thích nhu động ruột, khó loại bỏ khí tích tụ ở đường tiêu hóa.
  • Uống thuốc không có chỉ định của bác sĩ: việc tự ý sử dụng thuốc có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tiêu hóa. Một số loại thuốc như thuốc giảm đau, thuốc an thần, thuốc tránh thai,… có thể gây đầy hơi chướng bụng và một số biến chứng khác.
  • Thức khuya: Thường xuyên thức khuya sẽ làm tăng tiết và rối loạn axit dạ dày, khiến cơ thể mệt mỏi mỗi khi thức dậy.
  • Ăn quá no: Ăn nhanh, ăn quá no một lúc dễ làm đầy hơi.

Có thể bạn quan tâm: Chướng bụng đầy hơi phải làm thế nào?

Trên đây, chúng tôi vừa chia sẻ đến bạn những điều nên và không nên làm khi bị đầy hơi chướng bụng. Bạn nên áp dụng những điều này để cải thiện trình trạng bệnh, tránh bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *