Viêm mũi dị ứng là một bệnh lý khá phổ biến hiện nay. Với các triệu chứng như hắt hơi liên tục kèm theo chảy nước mũi, khô họng hoặc ngạt mũi khiến người bệnh vô cùng khó chịu. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy nguyên nhân viêm mũi dị ứng do đâu? Triệu chứng như thế nào? Và làm sao để điều trị viêm mũi dị ứng hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.
Viêm mũi dị ứng là gì?
Viêm mũi dị ứng (tên tiếng Anh là allergic rhinitis) là tình trạng lớp niêm mạc hay còn được gọi là màng lót bên trong mũi bị viêm, sưng tấy do dị ứng với một số dị nguyên (chất gây dị ứng) như thời tiết, nhiệt độ, khói bụi, lông động vật, phấn hoa, nước hoa,…..
Đây là biểu hiện tại chỗ do niêm mạc mũi nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh và gây nên phản ứng quá mẫn.
Nguyên nhân viêm mũi dị ứng
Nguyên nhân gây nên tình trạng viêm mũi dị ứng là do cơ thể giải phóng chất histamin khi tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân gây dị ứng. Tuy Histamin là một hoạt chất giúp bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân gây dị ứng nhưng chính nó lại là thủ phạm gây viêm mũi dị ứng.
Ngoài ra, một số yếu tố gây bệnh viêm mũi dị ứng khác bao gồm:
- Các chất gây dị ứng trong nhà: Bao gồm các yếu tố như nấm mốc, bụi bặm; lông các loài động vật như chó mèo; lông vải từ chăn mền, quần áo, khăn; nước xả vải, nước hoa,…
- Các chất gây dị ứng trong không khí: Bao gồm các yếu tố như phấn hoa; lông của các loài sâu, bướm; khói, bụi, không khí lạnh,…
- Các chất gây dị ứng liên quan đến nghề nghiệp: Bao gồm các yếu tố như hóa chất trong nhà máy, khói nhang trong chùa, bụi phấn ở trường học, bụi gỗ ở xưởng mộc, bột làm bánh trong cửa hàng bánh,….
Các yếu tố gây nên tình trạng viêm mũi dị ứng tiềm ẩn ở mọi nơi xung quanh chúng ta nên bệnh lý này rất dễ tái phát lại nhiều lần.
Triệu chứng viêm mũi dị ứng
Các triệu chứng điển hình của bệnh viêm mũi dị ứng bao gồm:
- Chảy nước mũi, ngứa mũi, nghẹt mũi.
- Chảy nước mắt, đỏ mắt.
- Hắt xì liên tục, có thể cảm thấy khó thở, tức ngực.
- Cảm giác đau đầu, mệt mỏi.
Các triệu chứng của viêm mũi dị ứng có thể kéo dài vài ngày đến vài tuần rồi tự khỏi. Tuy nhiên, nếu triệu chứng kéo dài mà không được điều trị sẽ gây cảm giác khó chịu, mệt mỏi cho người bệnh, dẫn đến tình trạng suy giảm miễn dịch ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như công việc. Hơn thế nữa, nếu bệnh tiến triển dai dẳng sẽ dẫn tới tình trạng viêm mũi dị ứng mãn tính, lúc này việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Viêm mũi dị ứng có chữa được không?
Viêm mũi dị ứng là bệnh lý khó có thể chữa khỏi hoàn toàn và dứt điểm, các phương pháp điều trị chủ yếu để giúp cải thiện và kiểm soát các triệu chứng của bệnh.
Viêm mũi dị ứng có thể điều trị theo nhiều phương pháp khác nhau như: Sử dụng thuốc tây y, áp dụng các mẹo dân gian tại nhà, phẫu thuật hoặc thay đổi chế độ sinh hoạt hàng ngày,…. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp điều trị nào.
Viêm mũi dị ứng có lây không?
Nguyên nhân gây nên bệnh lý viêm mũi dị ứng là do virus, vi khuẩn cùng với các tác nhân gây dị ứng. Tuy nhiên, viêm mũi dị ứng không phải là bệnh truyền nhiễm và không có khả năng lây trực tiếp từ người này sang người khác. Nhưng, nếu bạn dùng chung đồ dùng với người bị viêm mũi dị ứng hoặc sống trong môi trường nhiều vi khuẩn hay virus đường hô hấp thì khả năng nhiễm bệnh sẽ cao hơn người bình thường.
Phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng
Tùy vào mức độ và nguyên nhân gây bệnh mà viêm mũi dị ứng sẽ được điều trị theo những cách khác nhau. Dưới đây, là những phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng phổ biến:
Phương pháp điều trị đặc hiệu
Khi đã xác định được nguyên nhân gây ra tình trạng viêm mũi dị ứng, bác sĩ có thể áp dụng phương pháp điều trị đặc hiệu để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Với phương pháp này, người bệnh sẽ được tiêm chất dị nguyên đó (chất gây dị ứng) với liều tăng dần làm cho cơ thể thích ứng dần và tạo kháng thể, sau đó không còn dị ứng với chất đó nữa . Đây là phương pháp giúp người bệnh thay đổi đáp ứng miễn dịch thông qua phương pháp giải mẫn cảm. Tỉ lệ thành công của phương pháp này là 80 – 90%, thời gian điều trị có thể kéo dài 4- 5 năm và các triệu chứng bệnh chỉ cải thiện sau 6 -12 tháng điều trị.
Sử dụng thuốc Tây y – Viêm mũi dị ứng uống thuốc gì?
Các loại thuốc được dùng trong điều trị viêm mũi dị ứng nhằm giảm triệu chứng của bệnh.
Thuốc thông mũi
Thuốc thông mũi có tác dụng gây co mạch giúp việc thở của người bệnh dễ dàng hơn. Thuốc bao gồm các hoạt chất như pseudoephedrin hoặc phenylpropanolamin, được dùng dưới dạng nhỏ mũi hoặc dạng uống. Tác dụng phụ thường gặp của nhóm thuốc này là run tay chân, đánh trống ngực, hồi hộp, bí tiểu.
Người bệnh chỉ nên dùng nhóm thuốc này trong vòng 7 ngày, việc sử dụng cần theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Thuốc kháng histamin
Thuốc kháng histamin giúp giảm nhanh các triệu chứng ngứa, chảy nước mũi, ngứa mắt. Một số tác dụng phụ của nhóm thuốc này là gây buồn ngủ, làm tim đập nhanh,…Các loại thuốc trong nhóm này không được dùng cùng lúc với kháng sinh nhóm macrolide và thuốc kháng nấm.
Các loại thuốc nên dùng như claritin, allegra, clarinex…và bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Thuốc corticoid dạng uống
Nhóm thuốc này mặc dù hiệu quả với viêm mũi dị ứng nhưng gây ra nhiều tác dụng phụ nếu dùng liều cao trong thời gian dài.
Trong trường hợp nặng, bác sĩ có thể kê đơn cho bệnh nhân dùng nhóm thuốc này nhưng dùng trong thời gian ngắn, không quá 7 ngày và bệnh nhân cần tuân thủ chặt chẽ theo chỉ định.
Thuốc corticoid dạng xịt
Thuốc corticoid dạng xịt giúp giảm các triệu chứng ngứa, chảy nước mũi, nghẹt mũi,….
Các thuốc thuộc nhóm này sẽ có hiệu quả sau 3 ngày sử dụng nên người bệnh cần kiên trì sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Trị viêm mũi dị ứng tại nhà bằng mẹo dân gian
Sử dụng nước muối sinh lý
Sử dụng nước muối sinh lý NaCl 0,9% sẽ giúp giảm các triệu chứng khó chịu của viêm mũi dị ứng như nghẹt mũi, ngứa mũi và làm giảm các triệu chứng viêm nhiễm.
Khi sử dụng nước muối sinh lý để rửa mũi, người bệnh cần tham khảo hướng dẫn rửa mũi đúng cách, tránh tình trạng làm nước muối chảy ngược vào trong sẽ gây sặc và nguy cơ dẫn đến viêm họng.
Xông mũi bằng nước có chứa tinh dầu
Việc xông mũi sẽ giúp làm sạch đường mũi, loại bỏ chất nhờn dư thừa và các chất kích thích, giúp loại bỏ các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi,…
Cách thực hiện:
- Đầu tiên, cho nước sôi vào một tô lớn rồi thêm 3-4 giọt tinh dầu (tinh dầu bạc hà, khuynh diệp hoặc hương thảo).
- Trùm kín đầu bằng một chiếc khăn lớn, hít sâu hơi trong 5- 10 phút rồi thổi mũi thật kỹ.
- Lặp đi lặp lại nhiều lần.
Cách chữa viêm mũi dị ứng tại nhà bằng gừng
Gừng có tác dụng kháng virus, kháng viêm, kháng khuẩn và tăng cường miễn dịch giúp giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng như nghẹt mũi, sổ mũi,…
Cách thực hiện:
- Cho 1 thìa gừng bào, vài lát đinh hương và 1 miếng quế vào 1 cốc nước.
- Đun sôi trong vòng 5 phút, sau đó thêm 1 chút mật ong và chanh.
- Dùng để uống 3 lần mỗi ngày để giảm triệu chứng dị ứng.
Có thể bạn quan tâm: Cách trị viêm mũi dị ứng tại nhà dứt điểm và hiệu quả
Viêm mũi dị ứng nên ăn gì và kiêng gì?
Thực phẩm sử dụng hằng ngày có thể là tác nhân gây bệnh và cũng có thể là giải pháp giúp hạn chế tái phát bệnh. Hãy cùng tìm hiểu viêm mũi dị ứng nên ăn gì và kiêng gì để biết cách bổ sung sản phẩm phù hợp và tránh những thực phẩm khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Viêm mũi dị ứng nên ăn gì?
Thực phẩm có tính ấm
Các loại thực phẩm như hành, tỏi, gừng,… chứa các hoạt chất kháng sinh tự nhiên giúp phòng chống viêm mũi dị ứng và viêm xoang.
Thực phẩm giàu vitamin C
Các loại rau quả giàu vitamin C như ớt chuông, cà rốt, bưởi, cam, quýt,… giúp tăng cường đề kháng cho cơ thể và phòng ngừa bệnh, rất tốt cho người bị viêm mũi dị ứng.
Các loại rau thơm có tinh dầu
Các loại rau thơm như rau mùi, bạc hà, ngổ, …có tác dụng rất tốt với bệnh viêm mũi dị ứng.
Thực phẩm giàu omega-3
Omega chứa nhiều trong các loại cá như cá hồi, cá thu, cá mòi,… có tác dụng ngăn chặn các phản ứng sưng tấy trên đường hô hấp, cực kỳ tốt cho những người bị viêm mũi dị ứng.
Có thể bạn quan tâm: Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi
Viêm mũi dị ứng nên kiêng ăn gì?
Thức ăn có tính lạnh và tanh
Các loại hải sản như tôm, cua, ghẹ dễ gây dị ứng. Uống nước lạnh cũng sẽ kích thích bạn hắt xì liên tục. Vì thế, người bị viêm mũi dị ứng nên tránh xa các thực phẩm này.
Thức uống có cồn
Các loại thức uống có cồn như rượu, bia có thể làm mất nước trong cơ thể, khiến cho chất nhầy trong mũi đặc lại, sưng màng ở mũi và xoang.
Thực phẩm cay nóng
Các loại thực phẩm cay nóng như tiêu, ớt,… có thể gây ra tình trạng ngứa mũi và hắt xì hơi liên tục.
Sữa và chế phẩm từ sữa
Sữa và các chế phẩm từ sữa có thể khiến lượng nhầy trong mũi tăng lên gây tắc mũi và tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn có hại sinh sôi và phát triển.
Các phòng tránh bệnh viêm mũi dị ứng
- Vệ sinh vùng mũi thường xuyên, tránh chọc ngoáy mũi gây tổn thương niêm mạc.
- Hạn chế tiếp xúc với các dị nguyên và yếu tố gây dị ứng.
- Tránh sử dụng các đồ uống có cồn như rượu bia hoặc chất kích thích như thuốc lá.
- Tránh căng thẳng, stress kéo dài.
- Luyện tập thể dục thể thao điều độ để tăng đề kháng cho cơ thể.
Respiro Spray Nasale – Giải pháp cho người bị viêm mũi dị ứng
Xịt mũi Respiro Spray Nasale có xuất xứ từ Italia, là giải pháp vượt trội giúp cải thiện các tình trạng viêm mũi như viêm mũi dị ứng, viêm mũi do virus hoặc vi khuẩn. Với công thức tối ưu, xịt mũi Respiro Spray Nasale hiện đang là lựa chọn hàng đầu của các bác sĩ chuyên khoa Tai- Mũi- Họng và người bệnh.
Xịt mũi Respiro Spray Nasale hoạt động với cơ chế:
- Thành phần nước biển (dung dịch ưu trương) có trong sản phẩm giúp làm sạch mũi và loại bỏ bụi và phấn hoa; hơn nữa thúc đẩy giải phóng niêm mạc và loại bỏ chất nhầy khó chịu ở mũi nhanh chóng.
- Các polysaccharides chứa trong gel lô hội và trong chiết xuất Myrrh, tạo thành một lớp niêm mạc bảo vệ niêm mạc từ các chất kích thích và vi sinh vật. Ngoài ra, lô hội giữ ẩm bề mặt bị kích thích, giảm đau, viêm và sưng.
Xem chi tiết sản phẩm TẠI ĐÂY.
Chúng tôi vừa chia sẻ cho các bạn thông tin về bệnh lý viêm mũi dị ứng như nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả. Đây là bệnh lý do các tác nhân gây dị ứng bên ngoài môi trường gây ra, phương pháp điều trị chỉ nhằm mục đích giảm bớt các triệu chứng của bệnh. Vì thế, lời khuyên dành cho mọi người là nên chủ động tăng cường miễn dịch cho cơ thể, hạn chế và tránh tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng để phòng ngừa bệnh viêm mũi dị ứng nhé.
Có thể bạn quan tâm: