Viêm mũi dị ứng thời tiết và cách chữa trị hiệu quả

5/5 - (1 bình chọn)

Viêm mũi dị ứng thời tiết là bệnh lý phổ biến và thường gặp hiện nay. Nguyên nhân gây ra viêm mũi là do dị ứng với các dị nguyên liên quan đến thời tiết như độ ẩm, nhiệt độ,…. gây ra không ít phiền toái trong sinh hoạt và cuộc sống của người mắc phải. Vậy viêm mũi dị ứng là gì và cách chữa trị như thế nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của 24hkhoedep.com để được giải đáp chi tiết nhé.

Viêm mũi dị ứng thời tiết là gì?

Viêm mũi dị ứng là một dạng viêm mũi dị ứng thường gặp, khiến niêm mạc mũi tổn thương và gây ra một số triệu chứng như sổ mũi, ngứa mũi, nghẹt mũi, hắt hơi, chảy nước mũi.

Bệnh viêm mũi dị ứng thời tiết hình thành do ảnh hưởng của các yếu tố liên quan đến thời tiết như thay đổi nhiệt độ và độ ẩm đột ngột vào lúc giao mùa, hay phấn hoa theo gió mùa bay vào không khí hoặc do nấm mốc,….

Viêm mũi dị ứng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên, đối tượng dễ mắc phải nhất là trẻ em dưới 10 tuổi.

Viêm mũi dị ứng thời tiết
Viêm mũi dị ứng thời tiết hình thành do ảnh hưởng của các yếu tố liên quan đến thời tiết

Mẹo chữa viêm mũi dị ứng thời tiết

Chữa viêm mũi dị ứng thời tiết tại nhà bằng nguyên liệu tự nhiên

Mẹo chữa viêm mũi dị ứng bằng lá lốt

Lá lốt chứa thành phần có tính kháng viêm, kháng khuẩn cao có tác dụng giảm sưng, viêm do viêm mũi dị ứng gây ra. Đồng thời, nó còn có tác dụng làm lành tổn thương, xoa dịu tình trạng ngứa, giảm triệu chứng nghẹt mũi, hắt hơi.

Nguyên liệu:

  • 30 gram lá lốt tươi
  • Muối hạt

Cách thực hiện:

  • Lá lốt tươi mang đi rửa sạch, sau đó ngâm cùng nước muối pha loãng trong vòng 15 phút rồi rửa lại với nước sạch và để ráo.
  • Cho lá lốt vào nồi cùng 1 lít nước và đun sôi trong vòng 10 phút.
  • Dùng khăn phủ kín đầu vào xông mũi bằng nước lá lốt đun sôi khoảng 30 phút hoặc đến lúc nước đã nguội.

Áp dụng 1 lần/ ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ, áp dụng trong 7-10 ngày để đạt hiệu quả.

Chữa viêm mũi dị ứng thời tiết tại nhà bằng tỏi

Trong tỏi chứa hoạt chất fitonxit có tác dụng kháng viêm, giảm phù nề, giúp cải thiện triệu chứng chảy nước mũi, nghẹt mũi do viêm mũi dị ứng. Bên cạnh đó, các hoạt chất trong tỏi còn có tác dụng chống oxy hóa và bảo vệ tế bào niêm mạc mũi.

Nguyên liệu:

  • 1 củ tỏi tươi
  • 1 thìa mật ong nguyên chất
  • Tăm bông

Cách thực hiện:

  • Bóc vỏ và rửa sạch tỏi, sau đó ép lấy nước cốt.
  • Trộn đều nước cốt tỏi và mật ong theo tỉ lệ 1:2.
  • Dùng tăm bông thấm dung dịch để vệ sinh 2 bên lỗ mũi.

Bạn nên áp dụng cách này 3 lần/ ngày để chữa viêm mũi dị ứng.

tỏi trị viêm mũi
Tỏi giúp giúp cải thiện triệu chứng chảy nước mũi, nghẹt mũi do viêm mũi dị ứng

Mẹo chữa viêm mũi dị ứng thời tiết tại nhà bằng húng chanh

Trong lá húng chanh chứa thành phần colein và phenolic có tác dụng rất tốt đối với các bệnh liên quan đến tai mũi họng. Đặc biệt, húng chanh có tác dụng giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng như hắt hơi, ngứa mũi, sổ mũi nhanh chóng.

Chuẩn bị:

  • 20g lá húng chanh
  • Muối hạt

Cách thực hiện:

  • Lá húng chanh rửa sạch, sau đó ngâm trong nước muối pha loãng khoảng 15 phút rồi rửa lại với nước sạch và để ráo.
  • Đun sôi lá húng chanh cùng 1 lít nước trong khoảng 10 phút.
  • Dùng khăn phủ đầu và xông nước lá húng chanh đun sôi đến khi nước nguội.

Bạn nên thực hiện cách này mỗi ngày 1 lần trước khi đi ngủ, thực hiện trong vòng 1 tuần để thấy hiệu quả.

Một số loại thuốc trị viêm mũi dị ứng

Thuốc có chứa decongestant

Các loại thuốc có chứa decongestant giúp thông mũi, loại bỏ triệu chứng nghẹt mũi. Tuy nhiên, bệnh nhân không được dùng thuốc loại này quá 3 ngày, bởi nếu lạm dụng thuốc, khi ngưng sử dụng thì triệu chứng sẽ trở nên nặng hơn.

Một số thuốc có chứa decongestant thường được sử dụng để điều trị viêm mũi dị ứng là:

  • Pseudoephedrine
  • Oxymetazoline (thuốc xịt mũi)
  • Cetirizine with pseudoephedrine
  • Phenylephrine
triệu chứng nghẹt mũi
Thuốc có chứa decongestant giúp thông mũi, loại bỏ triệu chứng nghẹt mũi

Thuốc kháng histamine

Các loại thuốc kháng histamine có tác dụng giúp giảm ngứa mũi, hắt hơi và chảy nước mũi.

Một số thuốc kháng histamine được dùng trong điều trị viêm mũi dị ứng như:

  • Diphenhydramine (Benadryl)
  • Fexofenadine (Allegra)
  • Loratadine (Claritin)
  • Desloratadine (Clarinex)
  • Etirizine (Zyrtec)
  • Levocetirizine (Xyzal)

Cách phòng tránh viêm mũi dị ứng thời tiết

  • Luôn đeo khẩu trang khi đi đường để hạn chế tiếp xúc trực tiếp với khói bụi, phấn hoa,…
  • Luôn giữ ấm cơ thể trong thời điểm giao mùa, chuyển mùa.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung đủ dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất.
  • Luôn giữ môi trường sống và làm việc sạch sẽ.
  • Tránh tiếp xúc với các loại hóa chất dễ gây kích ứng, dị ứng.
  • Uống nhiều nước để thanh lọc cơ thể.

Xịt mũi Respiro Spray Nasale- Bảo vệ niêm mạc mũi, điều trị viêm mũi dị ứng thời tiết

Xịt mũi Respiro Spray Nasale được chỉ định dùng cho các tình trạng viêm mũi (do virus, vi khuẩn hoặc dị ứng), viêm xoang và khô mũi;  giúp làm thông mũi, làm sạch chất nhầy, bảo vệ và giữ ấm cho niêm mạc, vệ sinh khoang mũi do bụi và phấn hoa.

Respiro Spray Nasale
Respiro Spray Nasale giúp cải thiện bệnh viêm mũi dị ứng

Respiro Spray Nasale được sản xuất tại Ý với các ưu điểm vượt trội:

  • Không gây tác dụng phụ.
  • Không chứa thành phần gây co mạch.
  • Có thể sử dụng thường xuyên và lâu dài.

Xem chi tiết sản phẩm TẠI ĐÂY.

Chúng tôi hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây về viêm mũi dị ứng thời tiết, bạn sẽ lựa chọn được cách chữa trị phù hợp nhất với mình nhé

Tham khảo thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *