Tuy không phải là triệu chứng điển hình nhưng trong nhiều trường hợp, người bị bệnh trào ngược dạ dày có thể gặp thêm triệu chứng viêm họng. Vậy vì sao trào ngược dạ dày gây viêm họng và cách xử lý ra sao hiệu quả nhất. Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây của 24hkhoedep.com nhé.
Tại sao trào ngược dạ dày gây viêm họng?
Trào ngược dạ dày là bệnh lý phổ biến hiện nay với các triệu chứng điển hình như ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, đau vùng thượng vị,… Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể gặp các triệu chứng như sưng tấy cổ họng, viêm họng,…
Nguyên nhân gây nên tình trạng trào ngược dạ dày là do cơ chế co thắt các cơ tại cơ quản thực quản dưới, khi cơ quan này bị giãn hoặc yếu đi, dẫn tới acid dịch vị dạ dày cùng với thức ăn sẽ bị trào ngược lên vòm họng, gây tổn thương niêm mạc họng. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus gây hại phát triển và gây ra chứng viêm họng.
Bên cạnh đó, trong acid dịch vị dạ dày bao gồm nhiều loại như axit HCl, men tiêu hóa và pepsine,… Pepsine có khả năng phá hủy các chất nhầy bảo vệ niêm mạc họng và thực quản và tạo điều kiện cho axit HCl, dịch mật,… làm tổn thương niêm mạc họng. Từ đó, gây nên tình trạng đau rát và sưng tấy vùng họng.
Theo nhiều thống kê cho thấy, có đến 70% người bị trào ngược dạ dày gặp phải các vấn đề liên quan đến cổ họng, trong đó điển hình là chứng viêm họng hạt, tạo thành các tổ chức lympho ở sau thành họng và tạo nên những hạt nhỏ.
Có thể bạn quan tâm: Mách bạn cách xây dựng chế độ ăn của người trào ngược dạ dày
Trào ngược dạ dày gây viêm họng có nguy hiểm không?
So với viêm họng thông thường thì viêm họng do trào ngược dạ dày gây ra có mức độ nghiêm trọng hơn bởi nếu tình trạng trào ngược dạ dày không được kiểm soát và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Viêm thực quản: Acid dịch vị dạ dày trào lên có thể gây ra tình trạng kích thích và làm tổn thương các mô lót ở hầu họng dẫn tới viêm thực quản.
- Khó nuốt: Khi niêm mạc thực quản bị tổn thương nghiêm trọng và hình thành các mô sẹo thì sẽ gây nên tình trạng khó nuốt và trong nhiều trường hợp có thể gây chít hẹp thực quản.
- Ho liên tục: Tình trạng kích thích gây khó chịu ở vùng họng khiến người bệnh ho liên tục và có cảm giác đau nhiều ở vùng họng.
Ngoài các biến chứng phổ biến trên thì người mắc bệnh trào ngược dạ dày có thể gây nên một số triệu chứng khác như: hôi miệng, viêm dây thanh quản, áp xe vùng hầu họng,…..
Có thể bạn quan tâm: 6 cách làm sạch họng khi bị trào ngược dạ dày hiệu quả
Mách bạn cách xử lý trào ngược dạ dày gây viêm họng
Tình trạng trào ngược dạ dày gây viêm họng có thể được kiểm soát ổn định nếu áp dụng đúng phương pháp. Dưới đây là một số cách xử lý mang lại hiệu quả cao.
Sử dụng thảo dược tự nhiên
Một số thảo dược thiên nhiên giúp cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày gây viêm họng mà người bệnh có thể tham khảo như:
Trà bạc hà
Trong lá bạc hà chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào, có công dụng nâng cao sức đề kháng cho cơ thể và thanh nhiệt, giải độc. Ngoài ra, hoạt chất acid rosmarinic trong bạc hà có tác dụng kháng viêm, giảm đau rát cổ họng hiệu quả. Cùng với đó, thảo dược này có có tác dụng loại bỏ mùi hôi miệng và giảm buồn nôn và các triệu chứng khác do chứa thành phần menthol.
Cách chế biến trà bạc hà:
- Chuẩn bị 1 nắm lá bạc hà tươi, đem rửa sạch và ngâm với nước muối pha loãng rồi để ráo nước.
- Giã nát lá bạc hà rồi hãm cùng 150ml nước sôi trong vòng 10 phút.
- Khi trà còn ấm, sử dụng để uống từng ngụm nhỏ.
Gừng tươi
Trong gừng tươi chứa các hoạt chất như Cineol, Zingerol, Gingerol,… có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả. Bên cạnh đó, gừng tươi có tính ấm nên có tác dụng giảm ho và làm ấm phế quản.
Cách sử dụng gừng tươi:
- Chuẩn bị 50g gừng tươi, sau đó đem cạo vỏ và rửa sạch.
- Cắt gừng ra thành từng lát mỏng.
- Sử dụng gừng thái lát để ngậm, sau đó nhai trực tiếp rồi nuốt từ từ.
Sử dụng bài thuốc Đông y
Để cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày gây viêm họng, người bệnh có thể áp dụng bài thuốc Đông y sau:
Chuẩn bị:
- Mã đề, đương quy, liên nhục, cam thảo, bạch truật, hoài sơn: 16g mỗi vị
- Chi tử, trần bì, bán hạ: 10g mỗi vị
- Đan bì, bạch thược, râu bắp: 12g mỗi vị
- Rau má: 20g
Cách thực hiện:
- Rửa sạch các nguyên liệu trên và để ráo nước.
- Cho nguyên liệu vào nồi và cho thêm lượng nước vừa đủ để sắc với lửa nhỏ.
- Chia nước thành 2 phần và dùng hết trong 2 ngày, mỗi ngày uống 2 lần sau khi ăn.
Sử dụng thuốc Tây
Tình trạng trào ngược dạ dày gây viêm họng sẽ được chỉ định dùng thuốc để kiểm soát triệu chứng bệnh. Một số nhóm thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh này như:
- Thuốc kháng axit: Nhóm thuốc này có tác dụng giúp cân bằng và trung hòa lượng acid bên trong dạ dày, từ đó giúp hạn chế hiện tượng trào ngược dạ dày.
- Thuốc ức chế bơm proton: Nhóm thuốc này có tác dụng kiểm soát sự tăng dịch tiết acid ở dạ dày, giúp giảm các triệu chứng như ợ chua, ợ hơi, nóng rát,…
- Thuốc điều hòa vận động: Nhóm thuốc này có tác dụng giúp điều hòa cơ chế hoạt động của hệ tiêu hóa, tăng áp lực cơ thắt thực quản dưới và cải thiện tình trạng trào ngược acid dạ dày lên thực quản.
- Thuốc pro-motility: Nhóm thuốc này có tác dụng hỗ trợ điều trị các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày.
Khi sử dụng thuốc Tây để điều trị trào ngược dạ dày gây viêm họng, người bệnh cần tuân thủ chỉ dẫn và liều lượng của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc và lạm dụng thuốc để tránh gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn.
Có thể bạn quan tâm: Tổng hợp các mẹo chữa trào ngược dạ dày gây ho hiệu quả tại nhà
Bạn có thể click vào đây để được tư vấn:
Mách bạn:
Silicol Gel là một sản phẩm có hiệu quả nổi bật trong kiểm soát trào ngược dạ dày, các triệu chứng rối loạn tiêu hóa và hội chứng ruột kích thích. Sản phẩm có thành phần chính là axit silicic, là một hợp chất của khoáng chất Silic và oxygen, được nhập khẩu từ Đức.
Xem chi tiết sản phẩm TẠI ĐÂY.
Chúng tôi vừa chia sẻ đến các bạn một số thông tin liên quan đến chứng trào ngược dạ dày gây viêm họng và cách xử lý. Hi vọng rằng những chia sẻ ngày hôm nay sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về bệnh lý này.
Tham khảo thêm: