Mẹo chữa trào ngược dạ dày khó thở mang lại hiệu quả?

5/5 - (1 bình chọn)

Trào ngược dạ dày hiện đang là bệnh lý phổ biến với các triệu chứng điển hình như ợ hơi, ợ chua, đau tức vùng thượng vị, buồn nôn,… và nhiều biến chứng khác. Trong đó, khó thở là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh. Vậy trào ngược dạ dày gây khó thở do đâu? Biến chứng khó thở nguy hiểm ra sao và mẹo chữa trào ngược dạ dày khó thở như thế nào? Hãy cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây để giải đáp thắc mắc nhé.

mẹo chữa trào ngược dạ dày khó thở
Mẹo chữa trào ngược dạ dày khó thở tại nhà

Tại sao chứng trào ngược dạ dày lại gây khó thở?

Bên cạnh, các triệu chứng về hệ tiêu hoá điển hình như ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, đau vùng thượng vị,… thì một số bệnh nhân mắc chứng trào ngược dạ dày còn gặp tình trạng tức ngực, khó thở. Nguyên nhân chính gây nên tình trạng khó thở ở người bệnh trào ngược dạ dày là:

  • Acid dịch vị dạ dày trào ngược lên thực quản thường xuyên sẽ gây nên tình trạng niêm mạc thực quản bị kích thích. Lâu dần gây kích hoạt các phản ứng viêm nhiễm, gây áp lực cho thực quản và có thể gây chèn ép khí quản, từ đó gây khó thở.
  • Việc acid dịch vị dạ dày trào ngược lên thực quản quá nhiều không những gây bào mòn niêm mạc thực quản dẫn đến viêm nhiễm mà còn kích thích rễ dây thần kinh. Từ đó, tạo phản xạ co rút ở các khối cơ tại lồng ngực khiến đường thở bị chèn ép, gây ra tình trạng khó thở.
  • Bên cạnh acid dịch vị dạ dày trào ngược lên thì thức ăn cũng có thể bị đẩy lên. Khi thức ăn bị đẩy lên tới vòm họng sẽ khiến đường thông khí bị tắc nghẽn dẫn đến tức ngực, khó thở.

Những biến chứng khi bị trào ngược dạ dày khó thở

Dưới đây là một số biến chứng mà người bệnh có thể gặp phải khi mắc trào ngược dạ dày gây khó thở.

Viêm thực quản

Các triệu chứng điển hình của bệnh viêm thực quản như: nóng và đau khi nuốt,….

Các bệnh về hô hấp

Các triệu chứng và biến chứng của bệnh về đường hô hấp như: thở khò khè, ho khan, dịch trong phổi, viêm phổi, hen suyễn,…

Barrett thực quản

Tình trạng trào ngược dạ dày gây khó thở nếu không có phương pháp điều trị kịp thời có thể gây ra bệnh Barrett thực quản.

Hẹp thực quản

Acid dịch vị dạ dày thường xuyên trào ngược sẽ gây bào mòn niêm mạc thực quản và gây viêm. Lâu dần, tổn thương không phục hồi được sẽ gây hẹp thực quản.

Ung thư thực quản

Ung thư thực quản không phải là biến chứng thường gặp nhưng đây là bệnh lý có thể phát sinh do nguyên nhân là trào ngược dạ dày, đặc biệt ở bệnh nhân lớn tuổi.

Mẹo chữa trào ngược dạ dày khó thở tại nhà hiệu quả

Ngoài sử dụng thuốc thì việc hay đổi lối sống, sử dụng thảo dược, điều chỉnh chế độ ăn uống,…để cũng là phương pháp giảm trào ngược dạ dày khó thở. Dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ một số mẹo chữa trào ngược dạ dày khó thở tại nhà.

Kê cao gối khi ngủ

giảm tình trạng khó thở do trào ngược dạ dày
Kê cao gối khi ngủ giúp giảm tình trạng khó thở do trào ngược dạ dày

Thông thường, tình trạng trào ngược dạ dày gây khó thở thường kích hoạt khi ngủ gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của người bệnh, lâu dần khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược.

Để giảm tình trạng khó thở do trào ngược dạ dày, người bệnh có thể kê cao gối khi ngủ, tức là kê cao phần thân trên từ đầu đến bả vai khoảng 7-8 cm đề giúp hạn chế tình trạng acid dạ dày trào ngược lên.

Thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt

Xây dựng một chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học là điều cần thiết đối với người bị trào ngược dạ dày gây khó thở bởi ăn uống sinh hoạt điều độ không chỉ ngăn ngừa, kiểm soát triệu chứng mà còn giúp giảm áp lực lên hệ tiêu hoá.

Dưới đây là một số vấn đề về ăn uống và sinh hoạt mà người bệnh cần đặc biệt chú ý:

  • Tăng cường nhóm thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất và có lợi cho hệ tiêu hoá như: Rau xanh, trái cây, bánh mì,….
  • Chia nhỏ bữa ăn chính thay vì ăn 3 bữa để giúp giảm áp lực lên dạ dày.
  • Hạn chế đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, gia vị, thức ăn chua cay và chế biến sẵn, đóng hộp.
  • Tránh xa các chất kích thích như rượu bia, cà phê, nước ngọt có ga,…
  • Vận động nhẹ nhàng sau khi ăn xong, tránh vận động mạnh và nằm ngay sau khi ăn.
  • Tập luyện các bài tập nhẹ nhàng như thiền, yoga,… thường xuyên.
  • Ngủ đủ giấc, tránh làm việc quá sức và căng thẳng, đảm bảo ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày.

Mẹo chữa trào ngược dạ dày khó thở với thảo dược thiên nhiên

Dưới đây là một số thảo dược thiên nhiên giúp cải thiện trình trạng trào ngược dạ dày gây khó thở mà bạn có thể tham khảo.

Cam thảo

Sử dụng cam thảo không những giúp giảm acid dịch vị dạ dày, ngăn chặn acid trào ngược lên thực quản mà còn giúp người bệnh cảm thấy thoải mái và giảm các triệu chứng khó thở, ợ chua,….

cải thiện tình trạng khó thở, ợ chua
Cam thảo giúp giảm acid dạ dày và cải thiện tình trạng khó thở, ợ chua

Cúc La Mã

Cúc La mã có tác dụng cân bằng sự điều tiết acid dạ dày, làm giảm tình trạng kích thích dạ dày, từ đó giảm các triệu chứng trào ngược dạ dày. Bên cạnh đó, sử dụng trà cúc La Mã thường xuyên sẽ giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi và còn giúp giảm tình trạng khó thở do trào ngược dạ dày gây ra, giúp cơ thể thoải mái hơn.

Thương truật

Trong Thương truật chứa các thành phần chính là atractylola và atractylon, đây là những thành phần có tác dụng ngăn chặn các triệu chứng của trào ngược dạ dày như ợ chua, ợ hơi và khó thở.

Ngoài ra, còn có các thảo dược khác như:

  • Bán hạ bắc
  • Hoàng liên
  • Hậu phác
  • Ngô thù du
  • Gừng
  • Nghệ

Có thể bạn quan tâm:

Mách bạn:

Hiện nay trên thị trường có nhiều dòng sản phẩm hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày, 24hkhoedep.com xin giới thiệu tới mọi người sản phẩm Silicol Gel – một sản phẩm hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày được sản xuất tại Đức, hiện đang được nhiều khách hàng ưa chuộng.

Silicol Gel
Silicol Gel điều trị trào ngược dạ dày

Silicol Gel là một loại gel uống có chứa axit silicic dạng keo để điều trị hội chứng ruột kích thích và rối loạn tiêu hóa bao gồm tiêu chảy, nôn mửa, đầy hơi, trào ngược và khó chịu ở dạ dày.

Trào ngược dạ dày gây khó thở là tình trạng rất nguy hiểm. Mong rằng qua bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng này và có thêm mẹo chữa trào ngược dạ dày khó thở tại nhà để cải thiện tình trạng bệnh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *