Tiêu chảy cấp ở trẻ em và người lớn: Nguyên nhân và cách điều trị

5/5 - (2 bình chọn)

Tiêu chảy cấp là bệnh lý có thể gặp ở mọi lứa tuổi, có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn. Tiêu chảy cấp với biểu hiện là đi phân lỏng trên 3 lần/ ngày kèm theo các dấu hiệu như nôn nhiều lần, sốt cao. Nếu không được điều trị kịp thời, có thể gây ra tình trạng mất nước trầm trọng, nguy hiểm đến tính mạng. Sau đây, hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị tiêu chảy cấp ở cả trẻ em và người lớn nhé.

Tiêu chảy cấp là gì?

Tiêu chảy cấp là tình trạng đi ngoài phân lỏng từ 3-10 lần/ ngày với các triệu chứng kèm theo là nôn, mất nước, rối loạn điện giải; bệnh kéo dài 5-7 ngày đến dưới 2 tuần. Tiêu chảy cấp nếu không được điều trị kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng, có thể dẫn đến tử vong.

Nguyên nhân gây tiêu chảy cấp

Các nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng tiêu chảy cấp ở trẻ em và người lớn bao gồm:

Nguyên nhân gây tiêu chảy cấp ở trẻ em

Tiêu chảy cấp ở trẻ em chủ yếu do virus (Rotavirus, Adenovirus, Norwalk virus), vi khuẩn (Shigella, Campylobacter jejuni, Vibrio cholerae 01, Salmonella) hoặc ký sinh trùng (Histolytica, Giardia lambia, Cryptosporidium) gây ra. Trong đó, Rotavirus là nguyên nhân phổ biến nhất gây tiêu chảy cấp, có tới 80% trẻ bị tiêu chảy cấp do nguyên nhân này và có thể gây tử vong ở trẻ nhỏ.

tiêu chảy cấp ở trẻ em
Tiêu chảy cấp ở trẻ em chủ yếu do virus gây ra

Bên cạnh đó, có một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ như:

  • Trẻ em đang trong thời gian tập ăn dặm, thường là trẻ dưới 11 tháng tuổi.
  • Trẻ có sức đề kháng kém, suy dinh dưỡng.
  • Trẻ bị dị ứng đạm sữa bò hoặc có cơ địa không dung nạp đường lactose.
  • Trẻ có thói quen vệ sinh cá nhân chưa tốt, không rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Trẻ thường xuyên dùng thuốc kháng sinh.
  • Do tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa ở Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus phát triển mạnh và gây bệnh tiêu chảy cho trẻ.

Nguyên nhân gây tiêu chảy cấp tính ở người lớn

Tiêu chảy cấp ở người lớn hay còn gọi là tình trạng nhiễm trùng đường ruột, nguyên nhân gây ra chủ yếu là do nhiễm vi khuẩn, virus.

tiêu chảy cấp tính ở người lớn
Nguyên nhân chủ yếu  gây ra  tiêu chảy cấp tính ở người lớn là do nhiễm vi khuẩn, virus
  • Sử dụng thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, nguồn nước bị ô nhiễm,… tăng nguy cơ nhiễm khuẩn gây tiêu chảy.
  • Khi vệ sinh cá nhân kém sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể vào gây bệnh.
  • Sử dụng nhiều đồ uống có cồn như rượu bia hoặc do tác dụng phụ của một số loại thuốc kháng sinh.
  • Những người đang mắc các bệnh về đường tiêu hóa cũng có thể gây ra tình trạng tiêu chảy như chứng bệnh viêm đại tràng.

Triệu chứng tiêu chảy cấp

Các triệu chứng thường gặp khi bị tiêu chảy cấp ở trẻ em và người lớn như sau:

Triệu chứng tiêu chảy cấp ở trẻ

  • Bé đi ngoài nhiều hơn so với các ngày trước.
  • Phân lỏng hơn thường ngày cho đến rất lỏng hoặc chỉ toàn nước.
  • Phân có chất nhầy, mùi tanh, có thể lẫn máu.
  • Trẻ có thể nôn trớ, sốt, khó chịu, quấy khóc, không chịu chơi và bú kém.
tiêu chảy cấp
Trẻ bị tiêu chảy cấp có thể kèm theo nôn trớ, sốt

Triệu chứng tiêu chảy cấp tính ở người lớn

  • Đi ngoài nhiều lần trong ngày, đi trên 3 lần/ ngày.
  • Phân lỏng hoặc chỉ có nước, có thể lẫn chất nhầy hoặc máu, thường kèm theo nôn.
  • Đau quặn bụng, sốt, đau đầu.

Có thể bạn quan tâm:

Phương pháp điều trị tiêu chảy cấp

Tiêu chảy cấp sẽ dẫn đến tình trạng mất nước, có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng, vì thế cần phải điều trị kịp thời.

Điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em

Bù nước điện giải khi trẻ bị tiêu chảy cấp

Bù nước điện giải được xem là phác đồ điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em cần thiết và quan trọng nhất cần thực hiện ngay.

Với trẻ dưới 2 tuổi có thể cho uống bằng thìa, còn với trẻ lớn hơn thì có thể uống bằng cốt. Trong trường hợp đang dùng thuốc mà trẻ bị nôn, cha mẹ nên dừng và đợi từ 5 đến 10 phút sau đó cho uống lại.

Sử dụng kháng sinh – Tiêu chảy cấp uống thuốc gì

Trong trường hợp trẻ bị tiêu chảy cấp kèm theo phân máu, mất nước cùng tình trạng tả hoặc do Giardia gây ra thì bác sĩ sẽ chỉ định và kê đơn cho trẻ dùng kháng sinh theo liều lượng phù hợp. Cha mẹ tuyệt đối không được tự ý mua thuốc trong bất cứ tình huống nào.

Bổ sung kẽm cho trẻ bị tiêu chảy cấp

Để điều trị tiêu chảy cấp, trẻ nên được bổ sung kẽm với liều liệu phù hợp, cụ thể:

Với trẻ dưới 6 tháng tuổi: Sử dụng 10mm/ngày trong khoảng từ 10 đến 14 ngày.

Với trẻ trên 6 tháng tuổi: Sử dụng  20mg/ngày trong khoảng từ 10 đến 14 ngày.

tiêu chảy cấp
Bổ sung kẽm cho bé khi bị tiêu chảy cấp

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ bị tiêu chảy cấp

Nếu bé vẫn trong giai đoạn bú mẹ, cần cho bé bú nhiều hơn. Còn với bé sử dụng sữa công thức, cần kiểm tra lại loại sữa đang dùng, không sử dụng sữa có chứa lactose và không được pha loãng sữa.

Với trẻ lớn hơn, nên tránh cho trẻ ăn các loại thức ăn giàu năng lượng, protein, điện giải thấp và nhiều carbohydrate.

Điều trị tiêu chảy cấp tính ở người lớn

Một số phương pháp điều trị tiêu chảy cấp ở người lớn mang lại hiệu quả và an toàn như:

Bổ sung nước

Khi bị tiêu chảy cấp, việc quan trọng nhất cần làm là phải bù nước cho cơ thể bằng cách uống nhiều nước lọc, nước trái cây không đường,  nước súp, nước cháo, nước cơm…. Tuyệt đối không được sử dụng các thức uống có chứa caffeine, nước ép mận, đồ uống có đường, soda, rượu…

Nếu tình trạng tiêu chảy nặng, cần dùng thêm các sản phẩm bù dịch để giúp bù nước và chất điện giải.

Sử dụng men vi sinh

Bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột giúp cân bằng hệ tiêu hóa bằng các thực phẩm như sữa chua, yến mạch,… hoặc men vi sinh dưới dạng gói hoặc thuốc viên. Bạn nên chọn các loại men vi sinh có chứa nấm men Saccharomyces boulardii bởi đây là chủng men vi sinh được rất nhiều tổ chức y khoa uy tín khuyên dùng.

tiêu chảy cấp uống thuốc gì
Sử dụng thuốc không kê đơn – Tiêu chảy cấp uống thuốc gì

Nếu tình trạng tiêu chảy không quá nghiêm trọng, bạn có thể sử dụng một số thuốc không kê đơn thường được sử dụng như: Bismuth subsalicylate, Loperamid…

Trong trường hợp tiêu chảy kèm theo các triệu chứng như phân máu, sốt, đau bụng dữ dội, cần phải thăm khám bác sĩ ngay.

Điều trị tiêu chảy cấp tính ở người lớn bằng thuốc tây

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học

Khi bị tiêu chảy cấp, bạn nên sử dụng các thực phẩm ít chất xơ để giúp phân cứng lại, hình thành khuôn phân. Một số thực phẩm bạn nên bổ sung như: thịt gà, bánh mì, cháo yến mạch, khoai tây,…

Nên tránh các thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng và thức ăn chứa nhiều chất xơ gây đầy hơi như đậu, bông cải xanh, cải bắp, rau lá xanh,…

Tiêu chảy cấp nên ăn gì?

Khi bị tiêu chảy cấp, người bệnh nên bổ sung các thực phẩm dưới đây để cải thiện tình trạng tiêu chảy nhanh chóng và giảm các triệu chứng khó chịu do tiêu chảy gây ra.

Táo

Trong táo chứa lượng lớn chất xơ hòa tan pectin có tác dụng làm chậm quá trình bài tiết của đường ruột và giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu của tiêu chảy. Ngoài ra, táo còn chứa lượng đường tự nhiên cùng vitamin C dồi dào, giúp bù đắp phần dinh dưỡng do mất cân bằng điện giải và ổn định hệ tiêu hóa.

Chuối

Chuối là loại quả có đặc tính mềm, dễ tiêu hóa giúp làm dịu đường ruột và hỗ trợ giải quyết các vấn đề liên quan đến tiêu hóa, đặc biệt là tình trạng tiêu chảy.

Trong chuối chứa chất xơ pectin có khả năng hấp thu các chất lỏng dư thừa trong dạ dày, còn chất xơ inulin chính là một loại probiotic có tác dụng giúp khôi phục lại những lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa.

tiêu chảy cấp nên ăn gì
Nên bổ sung chuối khi bị tiêu chảy cấp

Bánh mì

Trong bánh mì chứa hàm lượng chất xơ vừa phải giúp giảm độ lỏng của phân, ngăn ngừa tình trạng tiêu chảy hiệu quả. Khi chọn bánh mì cho người bệnh, nên chọn các loại bánh mì nguyên chất, không đường, không kem hay sữa,… vì đường, kem và sữa không tốt cho bệnh tiêu chảy.

Khoai lang

Trong khoai lang chứa nhiều enzym và men tiêu hóa quá trình tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, hàm lượng kali, vitamin A, B6, C có trong khoai lang giúp làm phân săn lại, giúp giảm nhẹ các triệu chứng của tiêu chảy, từ đó giúp người bệnh dễ chịu hơn.

Tìm hiểu thêm tiêu chảy nên ăn gì, uống gì và không nên ăn gì để nhanh khỏi, mau lại sức? https://24hkhoedep.com/tieu-chay-nen-an-gi-uong-gi-va-khong-nen-an-gi/

Silicol Gel -Giải pháp cho tình trạng tiêu chảy cấp

Thành phần của sản phẩm Silicol Gel bao gồm acid silicic và oxy ở dạng keo, đây là dạng kết hợp có khả năng phân tán cao khi vào dịch vị và khả năng ngậm nước. Do đó, nó giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu đường tiêu hóa như  tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi,…

Silicol gel
Điều trị tiêu chảy cấp với Silicol Gel

Silicol Gel là sản phẩm được nhập khẩu từ Đức, thành phần lành tính, an toàn tuyệt đối cho người sử dụng.

Bạn có thể xem chi tiết sản phẩm TẠI ĐÂY.

Tiêu chảy cấp là một bệnh lý có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, thậm chí gây tử vong, nhất là ở trẻ em. Vì thế, không được chủ quan khi gặp tình trạng tiêu chảy cấp, cần áp dụng các biện pháp bù nước và điều trị kịp thời nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *