Tiêu chảy là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách trị tiêu chảy

5/5 - (2 bình chọn)

Tiêu chảy là bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa và đường ruột, có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi và giới tính nào. Bệnh tiêu chảy không nguy hiểm nếu ở mức độ nhẹ, thường sẽ tự hết sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu tiêu chảy nhiều lần trong ngày và kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng mất nước mà không được bổ sung kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Vậy thực chất tiêu chảy là gì, nguyên nhân tiêu chảy do đâu, triệu chứng tiêu chảy ra sao và cách trị tiêu chảy tại nhà như thế nào? Hãy cùng tham khảo bài viết sau để giải đáp các thắc mắc nhé.

Tiêu chảy là gì?

Tiêu chảy (tên tiếng Anh là Diarrhea) là tình trạng đi ngoài nhiều lần trong ngày, cụ thể là nhiều hơn 3 lần một ngày kèm theo phân lỏng.

Hầu hết các trường hợp bị tiêu chảy đều tự khỏi mà không cần điều trị, tuy nhiên, nếu tình trạng kéo dài, gây mất nước hoặc có máu trong phân thì cần gặp bác sĩ để được thăm khám.

Tiêu chảy được chia làm 2 dạng chính là tiêu chảy cấp tính và tiêu chảy mạn tính.

  • Tiêu chảy cấp tính: Kéo dài trong vài ngày đến một tuần. Nguyên nhân gây ra bệnh có thể do dị ứng thực phẩm, nhiễm khuẩn, nguồn nước bị ô nhiễm hoặc do Rotavirus.
  • Tiêu chảy mạn tính: Kéo dài trong một tháng hoặc hơn và tái đi tái lại kèm theo các triệu chứng như: đau bụng, buồn nôn, đầy hơi, phân có máu,…Nếu bệnh không được điều trị kịp thời sẽ gây nguy hiểm và để lại nhiều biến chứng.
Tiêu chảy
Tiêu chảy là tình trạng đi ngoài trên 3 lần/ ngày kèm theo phân lỏng

Nguyên nhân tiêu chảy

Các tác nhân phổ biến gây nên tình trạng tiêu chảy bao gồm:

Do nhiễm virus

Các loại virus gây bệnh tiêu chảy như: Norwalk virus, Cytomegalovirus, Rotavirus,… Trong đó, Rotavirus là loại virus phổ biến gây nên tình trạng tiêu chảy cấp tính.

Do không hấp thu đường

Nếu bạn mắc chứng không dung nạp lactose, glucose-galactose, fructose thì thường bị tiêu chảy nếu sử dụng trái cây, mật ong, sữa và các chế phẩm từ sữa.

Do vi khuẩn, kí sinh trùng

Các loại vi khuẩn, kí sinh trùng chứa nhiều trong nguồn nước, đất hoặc thực phẩm bẩn. Khi tiếp xúc với các các nguồn này, các loại vi khuẩn và kí sinh trùng sẽ theo đó đi vào cơ thể và gây tiêu chảy.

Do tác dụng phụ của thuốc

Một số thuốc chữa bệnh, đặc biệt là thuốc kháng sinh có thể là nguyên nhân gây tiêu chảy. Khi sử dụng trong thời gian dài, sẽ gây ảnh hưởng đến các vi khuẩn có lợi, làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tạo điều kiện cho hại khuẩn phát triển mạnh mẽ và gây ra tình trạng tiêu chảy.

nguyên nhân tiêu chảy
Sử dụng thuốc chữa bệnh trong thời gian lâu có thể là nguyên nhân gây tiêu chảy

Do vệ sinh kém

Rửa tay không sạch sẽ hoặc không rửa tay trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh làm tăng nguy cơ tiêu chảy. Điều này còn khiến mầm bệnh sinh sôi và lây lan ra môi trường gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người.

Do một số bệnh lý liên quan đến đường ruột

Một số bệnh lý về đường ruột như viêm loét đại tràng, viêm ruột Crohn, bệnh celiac, hội chứng ruột kích thích,…. cũng có thể gây ra triệu chứng tiêu chảy.

Do ngộ độc thực phẩm

Nếu bạn ăn các loại thực phẩm ôi thiu, nhiễm độc, chứa nhiều chất phụ gia,… cũng có thể gây ra tình trạng tiêu chảy, kèm theo đau bụng, nôn mửa, sốt cao,… gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh mạng.

Triệu chứng tiêu chảy

Một số triệu chứng điển hình của bệnh tiêu chảy bao gồm:

  • Đầy bụng, sôi bụng, đau quặn bụng, có cảm giác cần phải đi vệ sinh gấp.
  • Đi ngoài liên tục, nhiều lần, có máu hoặc chất nhầy trong phân, phân lỏng như nước.
  • Buồn nôn và nôn, lúc đầu nôn ra thức ăn sau đó chỉ nôn toàn nước và dịch màu vàng.
  • Sốt, chóng mặt, người mệt lả, có biểu hiện mất nước nặng như: da khô, mắt trũng, huyết áp hạ, tiểu tiện ít,…..
triệu chứng tiêu chảy
Đau quặn bụng, cảm giác cần phải đi vệ sinh gấp là triệu chứng của tiêu chảy

Điểm danh các cách trị tiêu chảy tại nhà nhanh nhất

Bù nước và chất điện giải

Việc quan trọng nhất cần thực hiện khi bị tiêu chảy là phải bù nước và chất điện giải kịp thời.

Bạn nên uống nhiều nước đun sôi để nguội hoặc sử dụng dung dịch Oresol theo đúng chỉ dẫn trên bao bì để giúp bù nước hiệu quả. Thành phần của dung dịch bù nước và điện giải gồm nước, muối natri, muối kali, đường glucose, có tác dụng điều trị và dự phòng mất nước do tiêu chảy ở trẻ em và người lớn.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các loại nước như: nước gạo rang, nước cháo loãng, nước cơm,,, cũng rất tốt để giúp bù nước khi bị tiêu chảy.

Nếu tiêu chảy kéo dài, việc bù nước bằng đường ứng không đáp ứng đủ thì cần phải áp dụng phương pháp truyền tĩnh mạch.

cách trị tiêu chảy tại nhà
Việc đầu tiên cần làm khi bị tiêu chảy là bù nước

Sử dụng thuốc tây – Tiêu chảy uống thuốc gì?

Thuốc hấp phụ, bao phủ niêm mạc ruột diosmectite (Smecta)

Loại thuốc này có thành phần chính là đất sét hoặc tính tự nhiên gồm nhôm kép và magie silicat giúp tạo thành một lớp mỏng bao phủ và bảo vệ niêm mạc ống tiêu hóa. Ngoài ra còn giúp đẩy nhanh phục hồi, cải thiện tình trạng khuôn phân, giảm lượng phân thải ra và giảm thời gian tiêu chảy.

Thuốc cầm tiêu chảy Loperamide (Imodium)

Loại thuốc này được sử dụng trong trường hợp tiêu chảy cấp. Thuốc giúp làm giảm nhu động ruột, giảm lượng nước trong phân và giúp phân thành khuôn, giảm số lần đi ngoài trong ngày.

Men vi sinh

Men vi sinh được dùng trong các trường hợp tiêu chảy do tác dụng phụ của kháng sinh. Men vi sinh có tác dụng cung cấp các vi sinh vật có lợi cho đường ruột. Bổ sung men vi sinh cùng với việc bù nước và điện giải là liệu pháp an toàn để cầm tiêu chảy vì ít gây tác dụng phụ.

Cách trị tiêu chảy tại nhà bằng mẹo dân gian

Cách trị tiêu chảy bằng gừng tại nhà

Trong thành phần của gừng chứa một số hoạt chất như gingerol và shogaol có tác dụng chống viêm, giảm đau, giúp giảm các triệu chứng khó chịu do tiêu chảy gây ra.

Đồng thời, các enzyme trong gừng giúp kích thích tiết ra dịch vị để quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra mượt mà, giảm ứ đọng thức ăn trong ruột, cho phép chất thải đi qua hệ tiêu hóa một cách bình thường, cải thiện tình trạng tiêu chảy.

Nguyên liệu:

  • 1 củ gừng tươi

Cách thực hiện:

  • Gừng tươi rửa sạch, gọt vỏ và cắt thành từng lát mỏng.
  • Cho gừng thái lát vào hãm cùng 200ml nước sôi, đậy nắp khoảng 10 phút rồi thưởng thức.
  • Bạn nên áp dụng cách này khoảng 3 lần/ ngày để giảm tình trạng tiêu chảy.
trị tiêu chảy bằng gừng
Gừng giúp giảm các triệu chứng khó chịu do tiêu chảy gây ra

Trị tiêu chảy bằng lá ổi hiệu quả

Trong lá ổi chứa các thành phần như Flavonoid, Triterpene, Tanin, tinh dầu và alkaloid,…các thành phần có tác dụng kích thích hoạt động của cơ trơn đường ruột, chống co thắt và giảm nhu động ruột, giảm đau bụng do tiêu chảy, tiêu diệt và ức chế sự sinh trưởng của vi khuẩn có hại trong ruột. Ngoài ra, hoạt chất lectin có trong lá ổi giúp ngăn chặn vi khuẩn gây tiêu chảy E.coli xâm nhập vào vách trong của ruột, ngăn ngừa nhiễm trùng đường ruột.

Nguyên liệu:

  • 14 lá ổi non
  • 500ml nước
  • Một chút muối

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá ổi non tươi, sau đó ngâm cùng nước muối pha loãng khoảng 5-10 phút rồi rửa sạch thêm 1 lần nữa.
  • Cho lá ổi và 500ml nước vào nồi, đun sôi với lửa nhỏ trong vòng 30 phút.
  • Cho thêm một chút muối vào nồi và đảo đều.
  • Tắt bếp, chia nước thành 3 phần và uống trước khi ăn để chữa tiêu chảy.

Cách chữa tiêu chảy bằng mật ong

Trong mật ong chứa các chất kháng khuẩn tự nhiên như glucose oxidase và hydro peroxide với hàm lượng cao, có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn E.coli- vi khuẩn gây rối loạn và nhiễm trùng đường ruột. Đồng thời, giúp nhanh chóng phục hồi tiêu chảy do nhiễm khuẩn, khôi phục niêm mạc ruột bị tổn thương.

Nguyên liệu:

  • 3 thìa mật ong
  • 200ml nước ấm

Cách thực hiện:

  • Cho mật ong và ly nước ấm đã chuẩn bị rồi khuấy đề để mật ong tan ra.
  • Bạn có thể thêm một lát chanh để tăng hương vị thơm ngon và uống ngay lúc nước còn ấm.
  • Sử dụng thức uống này để khắc phục tình trạng tiêu chảy vô cùng hiệu quả.
cách chữa tiêu chảy bằng mật ong
Mật ong giúp phục hồi tiêu chảy do nhiễm khuẩn hiệu quả

Cách trị tiêu chảy nhanh nhất bằng lá mơ lông

Trong mơ lông có chứa hoạt chất carbon disulfide có khả năng tiêu viêm, sát khuẩn, giải độc, phù hợp để chữa cách bệnh về đường ruột như tiêu chảy, kiết lỵ và viêm đại tràng. Thêm vào đó, một số chất chống oxy hóa thực vật như polyphenol, vitamin C và tannin cũng chiếm hàm lượng đáng kể trong loại lá này. Vì thế, dùng lá mơ lông trị tiêu chảy là một phương pháp an toàn và hiệu quả.

Nguyên liệu:

  • 30g lá mơ lông
  • 1 quả trứng gà ta

Cách thực hiện:

  • Lá mơ rửa sạch, sau đó ngâm cùng nước muối pha loãng khoảng 5-10 phút rồi rửa sạch với nước thêm 1 lần nữa.
  • Để lá mơ lông ráo nước, sau đó thái thành sợi nhuyễn.
  • Cho lá mơ vào 1 cái bát, đập thêm 1 quả trứng gà và trộn đều, bạn có thể cho thêm 1 chút muối.
  • Làm nóng chảo chống dính, sau đó đổ đều hỗn hợp lá mơ và trứng lên bề mặt chảo, không dùng dầu mỡ để chiên.
  • Sử dụng món ăn này để ăn ngày ăn 2 – 3 lần, sử dụng trong vòng 3 – 5 ngày sẽ cải thiện được chứng tiêu chảy.

Các cách giúp phòng ngừa bệnh tiêu chảy

Dưới đây là những cách phòng bệnh tiêu chảy hiệu quả mà mọi người nên chú ý thực hiện.

  • Luôn luôn tuân thủ nguyên tắc ăn chín uống sôi, tuyệt đối không ăn các loại thực phẩm sống như gỏi cuốn, tiết canh, rau sống,…
  • Rửa trái cây và rau quả thật sạch trước khi sử dụng.
  • Thường xuyên rửa tay với xà phòng, rửa ít nhất trong vòng 20 giây hoặc nếu không có sẵn xà phòng thì bạn có thể sử dụng dung dịch rửa tay khô có nồng độ cồn trên 60º.
  • Rửa tay trước và sau khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh hoặc sau khi tiếp xúc với những nơi mất vệ sinh.
  • Đảm bảo luôn giữ gìn vệ sinh cho bản thân thật tốt trong sinh hoạt mỗi ngày.
  • Hạn chế tiếp xúc với những nơi có nguồn nước bẩn, đất,… để tránh việc bị lây nhiễm các vi khuẩn gây nên dịch tả, e.coli,…
phòng ngừa bệnh tiêu chảy
Rửa tay thường xuyên trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh giúp phòng bệnh tiêu chảy

Cầm tiêu chảy nhanh chóng với Silicol Gel

Thành phần của sản phẩm Silicol Gel bao gồm acid silicic và oxy ở dạng keo, đây là dạng kết hợp có khả năng phân tán cao khi vào dịch vị và khả năng ngậm nước. Do đó, nó giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu đường tiêu hóa như rối loạn, đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi,…

Silicol Gel hoạt động với cơ chế:

  • Sau khi vào trong cơ thể, gel bao phủ dạ dày và ống tiêu hóa để bảo vệ.
  • Với đặc tính hấp phụ, chúng hoạt động như các hạt nam châm hút các tác nhân gây hại như chất kích thích, độc tố, mầm bệnh,….và gắn kết chúng với gel. Đồng thời, hấp thu lượng khí và axit dư thừa.
  • Sau khi thực hiện xong nhiệm vụ, các phân tử Silicol Gel sẽ được đẩy ra ngoài theo đường tiêu hóa mà không gây hại đến đường ruột.
Silicol Gel
Silicol Gel giúp cải thiện các triệu chứng do bệnh tiêu chảy gây ra hiệu quả

Bạn có thể tìm mua dễ dàng ngay tại website 24hkhoedep.com theo liên kết: https://24hkhoedep.com/san-pham/silicol-gel-dieu-tri-roi-loan-tieu-hoa/.

Chúng tôi vừa chia sẻ cho các bạn những thông tin cơ bản và cần thiết liên quan đến bệnh tiêu chảy. Hy vọng những chia sẻ này của chúng tôi sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về bệnh lý này.

Quý khách có thể tham khảo thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *