Trào ngược dạ dày là một bệnh lý phổ biến và thường gặp trong số các bệnh lý liên quan đến hệ thống tiêu hóa. Bệnh gây ra nhiều triệu chứng khó chịu ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người mắc phải. Bài viết dưới đây, 24hkhoedep.com sẽ chia sẻ cho các bạn một số vấn đề liên quan đến trào ngược dạ dày như trào ngược dạ dày là gì, trào ngược dạ dày có nguy hiểm không và điều trị bệnh như thế nào để mang lại hiệu quả. Hãy cùng tham khảo ngay nhé.
Trào ngược dạ dày là gì?
Trào ngược dạ dày có nhiều tên gọi khác nhau như trào ngược dạ dày thực quản, trào ngược axit hay trào ngược thực quản. Những thuật ngữ Y khoa này dùng để chỉ tình trạng dịch vị axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản (ống tiêu hóa nối giữa miệng với dạ dày), điều này gây nên tình trạng ợ hơi, ợ nóng, đắng miệng hoặc một số triệu chứng khác.
Trào ngược dạ dày thực quản có thể chỉ là một triệu chứng sinh lý không gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và phát triển thể chất của cơ thể. Tuy nhiên, bệnh lý có thể gây ra một số biến chứng như suy dinh dưỡng, viêm thực quản và một số biến chứng về hô hấp khác, thậm chí nếu bệnh tiến triển nặng có thể dẫn tới tử vong.
Có thể bạn quan tâm: Trào ngược dạ dày thực quản độ A
Nguyên nhân trào ngược dạ dày thực quản
Nguyên nhân do cơ quan thực quản
Do sự bất thường ở cơ thắt dưới thực quản
Bình thường, cơ dưới thực quản sẽ mở ra khi nuốt thức ăn, sau đó đóng lại để ngăn các loại dịch ở dạ dày trào lên thực quản. Khi các cơ này gặp vấn đề sẽ khiến cho chức năng của chúng yếu đi. Thêm vào đó, sự tác động của dịch vị đến thực quản bị giảm do axit dạ dày bị trung hòa với dịch ở thực quản, nước bọt dẫn đến hiện tượng axit dạ dày trào ngược lại thực quản.
Do sự bất thường ở cơ hoành
Cơ hoành được ví như cánh cổng thành vùng bụng, giúp ngăn cách phần ổ bụng và phần ngực. Khi cơ hoành co sẽ tạo động lực cho cơ thắt dưới thực quản ngăn cản trào ngược dạ dày thực quản. Còn khi hệ thống cơ hoành bị thoát vị, gây nên tình trạng cơ thắt dưới thực quản không nằm cùng mức với cơ hoành, không có sự thống nhất trong hoạt động nên dễ xảy ra trào ngược.
Nguyên nhân do dạ dày
Do ứ đọng thức ăn tại dạ dày
Các bệnh liên quan đến dạ dày như: đau dạ dày, ung thư dạ dày, viêm loét dạ dày, hẹp môn vị,… làm cho các chất trong dạ dày chậm lưu thông xuống ruột từ đó làm tăng áp lực trong dạ dày. Đây cũng chính là nguyên nhân làm tăng nguy cơ trào axit dạ dày lên thực quản.
Áp lực ổ bụng tăng đột ngột
Khi ho lâu ngày, hắt hơi, gập bụng gây áp lực lớn lên ổ bụng cũng có thể là nguyên nhân khiến các cơn trào ngược axit ở dạ dày có điều kiện xuất hiện.
Một số nguyên nhân khác
Bên cạnh nguyên nhân chính do các bất thường ở thực quản và dạ dày, còn một số yếu tố khác cũng làm tăng khả năng mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản, bao gồm:
- Chế độ dinh dưỡng không phù hợp: Thường xuyên sử dụng các đồ ăn chế sẵn, đóng hộp, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ,… và ăn quá no, ăn đêm, ăn nhiều trái cây có tính axit khi đói gây nguy cơ bị trào ngược axit dạ dày cao.
- Thừa cân, béo phì: Cân nặng gây áp lực lên dạ dày, và cơ thắt thực quản dưới khiến trương lực yếu đi, vì thế axit dạ dày và các chất dễ trào ngược hơn.
- Stress: Stress làm tăng tiết cortisol gây nên tình trạng tăng axit trong dạ dày, làm tăng trương lực co bóp của dạ dày, từ đó đẩy dịch dạ dày trào ngược lên thực quản.
- Yếu tố bẩm sinh: Một số yếu tố có tính bẩm sinh như cơ thắt thực quản dưới yếu, sa dạ dày, thoát vị cơ hoành, chấn thương tai nạn,….. cũng có thể là nguyên nhân gây tình trạng trào ngược dạ dày thực quản.
Triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản
Cũng như nhiều bệnh lý khác, trào ngược dạ dày thực quản cũng có những triệu chứng đặc trưng giúp người bệnh có thể nhận biết sớm.
Buồn nôn và nôn
Cảm giác buồn nôn và nôn sẽ xuất hiện sau khi người bệnh ăn quá no hoặc nằm ngay sau khi mới ăn xong. Người bệnh có thể nôn ra thức ăn hoặc dịch vị.
Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua
Ợ hơi là hiện tượng có quá nhiều khí thừa trong dạ dày khiến khi sau đó quay ngược trở lại thực quản, nếu ợ hơi thường xuyên thì đây có thể là một trong những dấu hiệu bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
Ợ nóng là cảm giác nóng rát vùng thượng vị, dưới xương ức lan lên cổ. Còn ợ chua thường đi kèm với ợ hơi và ợ nóng, để lại vị chua trong miệng.
Các triệu chứng nói trên có thể sẽ tăng lên khi bạn ăn quá no, lúc nằm nghỉ hoặc vào ban đêm khi đang nằm ngủ.
Đau tức vùng thượng vị
Khi bị trào ngược dạ dày thực quản, người bệnh có thể có cảm giác bị đè ép, đau thắt ở ngực xuyên ra sau lưng và 2 cánh tay.
Người bệnh có cảm giác bị đè ép, thắt ở ngực, xuyên ra lưng và hai cánh tay. Triệu chứng này là nguyên nhân khiến bệnh trào ngược dạ dày – thực quản dễ bị nhầm lẫn với các bệnh liên quan đến tim mạch.
Đau tức vùng thượng vị xuất hiện do tình trạng axit dạ dày trào ngược lên kích thích vào các đầu mút sợi thần kinh trên bề mặt niêm mạc thực quản, cơ quan cảm ứng đau sẽ đưa ra tín hiệu như đau ngực.
Đắng miệng, hôi miệng
Khi bị trào ngược dạ dày, dịch vị trào lên thường kèm theo dịch mật gây ra cảm giác đắng miệng cho người bệnh. Khi van môn vị mở quá mức khiến dịch mật trào lên gây thêm hiện tượng hôi miệng.
Khó nuốt
Khi tình trạng trào ngược dạ dày thực quản trở nặng khiến axit dạ dày trào lên với lượng và tần suất lớn, gây ra hiện tượng phù nề, sưng niêm mạc thực quản làm thu hẹp đường kính thực quản khiến người bệnh có cảm giác khó nuốt, nuốt vướng ở cổ.
Khàn giọng và ho
Khi dây thanh quản tiếp xúc với axit dạ dày sẽ gây ra tình trạng sưng tấy khiến người bệnh có thể bị khàn giọng, lâu ngày sẽ chuyển thành ho nhiều và ho liên tục.
Có thể bạn quan tâm:
- Cách khắc phục tình trạng trào ngược dạ dày gây buồn nôn
- Tổng hợp các mẹo chữa trào ngược dạ dày gây ho hiệu quả tại nhà
- Trào ngược dạ dày gây đau lưng
Trào ngược dạ dày có nguy hiểm không?
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản sẽ không nguy hiểm đến sức khỏe nếu người bệnh phát hiện sớm và có phương pháp điều trị kịp thời. Còn nếu người bệnh chủ quan, điều trị chậm trễ có thể gặp các biến chứng nguy hiểm như:
Các vấn đề về hô hấp
Khi axit dạ dày tràn vào đường hô hấp trong thời gian dài sẽ gây ra tình trạng nghẹt mũi, khàn tiếng và các bệnh lý như viêm họng, viêm xoang, viêm thanh quản, viêm phổi,….
Chứng hẹp thực quản
Khi lượng axit trào lên thực quản nhiều và kéo dài sẽ gây tổn thương niêm mạc thực quản, lâu dần sẽ dẫn đến loét, làm hẹp thực quản khiến người bệnh đau đớn, nuốt khó và đau, tức ngực.
Barrett thực quản
Barrett thực quản là tình trạng mô vảy ở đoạn dưới thực quản bị biến đổi thành mô dạng cột với các tế bào giống như ở ruột. Tình trạng này cảnh báo tiền ung thư, những người bị thực quản Barrett nên đi khám định kỳ để theo dõi các dấu hiệu cảnh báo sớm về ung thư.
Ung thư thực quản
Đây là biến chứng cuối cùng và nguy hiểm nhất của bệnh trào ngược dạ dày thực quản, ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh. Ung thư thực quản gây ra cảm giác đau đớn và chảy máu vùng thực quản, khó ăn uống khiến người bệnh sút cân nặng, da sạm.
Trào ngược dạ dày có gây khó thở không?
Khó thở là một trong những triệu chứng rất phổ biến và nghiêm trọng ở những người mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Theo một số nghiên cứu, có hơn 45% bệnh nhân khi mắc chứng trào ngược dạ dày thì sẽ cảm thấy khó thở.
Với người bị trào ngược dạ dày, tình trạng khó thở xuất hiện là do lượng axit trong dạ dày dư thừa tác động lên ống dẫn thở. Khi lượng axit sản sinh ra quá nhiều khiến cho bazo không đủ để trung hòa sẽ dẫn đến tình trạng dư thừa axit dạ dày. Khi đó sẽ làm cho thực quản bị giãn ra, không thể đóng chặt gây ra tình trạng khó thở.
Có thể bạn quan tâm: Cảm giác nghẹn cổ họng khó thở là bệnh gì?
Phương pháp điều trị trào ngược dạ dày thực quản
Việc điều trị trào ngược dạ dày thực quản sẽ tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh. Trong trường hợp nhẹ, chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống hoặc áp dụng các mẹo dân gian cũng có thể cải thiện các triệu chứng của bệnh. Còn khi bệnh trở ở giai đoạn nhẹ, người bệnh cần được thăm khám và điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Cách chữa bệnh trào ngược dạ dày thực quản tại nhà theo dân gian
Cách chữa trào ngược dạ dày bằng gừng tươi
Trong thành phần của củ gừng tươi chứa hợp chất Tecpen, Zingiberol,… giúp trung hòa lượng axit dư thừa trong dạ dày, giúp hỗ trợ làm giảm các cơn đau và lưu thông mạch máu hiệu quả. Đồng thời, trong gừng chứa 2-3% tinh dầu và chất cay có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm và ngăn ngừa các vết loét ở dạ dày. Vì thế, gừng được sử dụng để chữa trào ngược dạ dày và cải thiện các triệu chứng vô cùng hiệu quả.
Chuẩn bị:
- 1 miếng gừng tươi
Cách thực hiện:
- Gừng tươi rửa sạch, để ráo và cắt thành từng lát mỏng.
- Đun sôi 200- 300ml nước sau đó cho 5-7 lát gừng tươi vào và đun thêm khoảng 3-4 phút.
- Bạn có cho thêm một chút đường phèn vào và tắt bếp.
- Dùng trà gừng trên uống trước mỗi bữa ăn sáng từ 20 đến 30 phút để hạn chế cảm giác buồn nôn, khó chịu và chướng bụng.
Trị bệnh trào ngược dạ dày bằng nghệ tươi
Trong nghệ chứa hoạt chất Curcumin có tác dụng kháng viêm, ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm và các nguyên nhân gây ra các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Đồng thời, sử dụng nghệ tươi còn giúp hỗ trợ các hoạt động của hệ tiêu hóa như giúp làm lành các vết loét dạ dày, thúc đẩy quá trình co bóp của dạ dày và hạn chế tiết ra acid.
Chuẩn bị:
- 1 củ nghệ tươi
- 1 thìa mật ong
Cách thực hiện:
- Nghệ tươi cạo sạch vỏ, rửa sạch rồi để ráo nước.
- Cho nghệ vào cối và giã nhuyễn, sau đó vắt lấy nước cốt.
- Cho thêm 100ml nước ấm và 1 thìa mật ong vào nước cốt nghệ rồi khuấy đều.
- Dùng đều đặn trước bữa ăn, sau một thời gian sẽ thấy có tác dụng tốt.
Cách chữa trào ngược dạ dày bằng lá mơ lông
Trong thành phần của lá lông mơ chứa nhiều các hoạt chất như Vitamin C, protein, carotene, tinh dầu… giúp làm giảm tình trạng sưng viêm ở vùng niêm mạc dạ dày, các vết viêm loét dạ dày không chỉ được hồi phục trở lại nhanh chóng mà còn làm giảm sự trào ngược lượng axit dư thừa ở trong dạ dày.
Chuẩn bị:
- 1 nắm lá mơ lông
- 2 quả trứng
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá mơ, để ráo nước rồi thái thành từng sợi nhỏ.
- Cho lá mơ đã thái nhỏ vào bát sạch, đập thêm 2 quả trứng và cho thêm chút gia vị vừa ăn rồi trộn đều.
- Cho chút dầu ăn vào chảo và làm nóng, rồi cho hỗn hợp vào và dàn đều chảo.
- Duy trì mức lửa nhỏ để món ăn không bị cháy.
- Bạn nên sử dụng món ăn này thường xuyên sẽ cảm nhận được tình trạng hơi, ợ chua, buồn nôn thuyên giảm rõ rệt.
Điều trị trào ngược dạ dày bằng thuốc – trào ngược dạ dày uống thuốc gì
Ngoài những cách dân gian trên, nếu bạn băn khoăn bị trào ngược dạ dày uống thuốc gì thì có thể tham khảo một số loại thuốc điều trị trào ngược dạ dày thực quản sau.
Thuốc trung hòa axit
Các loại thuốc giúp trung hòa axit trong dạ dày như Phosphalugel, Smectite, Sucralfat, Maalox.
Thuốc giảm tiết axit
Các loại thuốc giảm tiết axit gồm nhóm thuốc kháng sinh Histamin và nhóm thuốc ức chế bơm proton.
Thuốc điều hòa nhu động
Các loại thuốc giúp điều hòa nhu động gồm hai loại chính là Domperidon và Metoclopramid.
Silicol Gel – Điều trị trào ngược dạ dày thực quản hiệu quả
Silicol Gel là một sản phẩm có hiệu quả nổi bật trong kiểm soát trào ngược dạ dày, các triệu chứng rối loạn tiêu hóa và hội chứng ruột kích thích. Sản phẩm có thành phần chính là axit silicic, là một hợp chất của khoáng chất Silic và oxygen, được nhập khẩu từ Đức.
Silicol Gel hoạt động với cơ chế:
- Sau khi vào trong cơ thể, gel bao phủ dạ dày và ống tiêu hóa để bảo vệ.
- Với đặc tính hấp phụ, chúng hoạt động như các hạt nam châm hút các tác nhân gây hại như chất kích thích, độc tố, mầm bệnh,….và gắn kết chúng với gel. Đồng thời hấp thu lượng khí và axit dư thừa.
- Cuối cùng, đào thải chúng ra ngoài cơ thể khi dạ dày rỗng.
Xem chi tiết sản phẩm TẠI ĐÂY.
Chúng tôi vừa chia sẻ cho các bạn một số thông tin liên quan đến bệnh lý trào ngược dạ dày. Trào ngược dạ dày cần được phát hiện và điều trị khi mới khởi phát với triệu chứng nhẹ để giảm nguy cơ gây ra các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Có thể bạn quan tâm: