Chia sẻ thực đơn cho người bị rối loạn tiêu hóa dưỡng bệnh

5/5 - (1 bình chọn)

Rối loạn tiêu hóa gây chán ăn, mệt mỏi và nhiều khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn thực đơn cho người bị rối loạn tiêu hóa. Cùng tìm hiểu nhé.

Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho người bị rối loạn tiêu hóa

Để có được thực đơn cho người bị rối loạn tiêu hóa, người bệnh cần nắm rõ những thực phẩm mà người bị rối loạn tiêu hóa nên ăn và những thực phẩm mà họ cần tránh.

Thực đơn cho người bị rối loạn tiêu hóa nên bổ sung thực phẩm nào?

Các thực phẩm nên bổ sung vào thực đơn của người bị rối loạn tiêu hoá như:

  • Bổ sung nhiều rau xanh và trái cây, nhất là rau màu xanh đậm, chuối, táo,… để cung cấp vitamin, chất xơ và khoáng chất cho cơ thể.
  • Bổ sung đầy đủ protein trong mỗi bữa ăn, nên chọn nguồn đạm từ thịt trắng, các loại đậu,… giúp tiêu hóa dễ hơn.
  • Bổ sung sữa chua hằng ngày, hoặc ít nhất là 2 ngày 1 hộp để bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột.
  • Tăng cường các loại ngũ cốc nguyên cám như yến mạch, gạo lứt,…để bổ sung chất xơ và các prebiotics có lợi cho hệ tiêu hóa.
  • Bổ sung từ 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày để cung cấp đủ nước cho cơ thể. Tránh uống các loại đồ uống nhiều caffein và chất kích thích.
thực đơn cho người bị rối loạn tiêu hóa
Các thực phẩm nên bổ sung trong thực đơn cho người bị rối loạn tiêu hóa

Thực đơn cho người bị rối loạn tiêu hóa nên kiêng những thực phẩm nào?

Dưới đây là một số thực phẩm cần hạn chế cho người bị rối loạn tiêu hóa.

  • Trái cây có vị chua chứa nhiều axit có thể gây loét dạ dày và trào ngược dạ dày – thực quản như: khế, chanh,…
  • Các loại đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ, cay nóng,… gây cản trở hoạt động của nhu động ruột gây ra tình trạng khó tiêu.
  • Thực phẩm không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, không đảm bảo an toàn vệ sinh.
  • Sữa bò và các chế phẩm khác từ sữa vì đường lactose trong sữa bò gây khó tiêu.
  • Các món tái sống, chưa được chế biến và nấu chín như gỏi, rau sống,….
Các thực phẩm nên kiêng
Các thực phẩm nên kiêng cho người bị rối loạn tiêu hóa

Có thể bạn quan tâm: Rối loạn tiêu hóa ở người lớn: Triệu chứng và cách chữa trị

Gợi ý thực đơn cho người bị rối loạn tiêu hóa trong 1 tuần

Dựa trên những nguyên tắc xây dựng thực đơn cho người bị rối loạn tiêu hóa, dưới đây chúng tôi xin chia sẻ thực đơn cho người bị rối loạn tiêu hóa 7 ngày trong tuần. Bạn có thể tham khảo và làm theo hoặc biến hóa linh hoạt theo từng tuần.

Giờ ăn Thứ 2 + Thứ 5 Thứ 3 + Thứ 6 + Chủ Nhật Thứ 4 + Thứ 7
7 giờ sáng – Cháo thịt nạc

+ Gạo: 50g

+ Thịt nạc: 30g

– Sữa chua đậu tương (150g) hoặc sử dụng 1 hộp sữa chua thường

– Súp thịt bò + cà rốt + Khoai tây

+ Thịt bò: 30g

+ Cà rốt: 50g

+ Khoai tây: 150g

– Sữa chua: 1 hộp sữa chua thường hoặc sữa chua nha đam

– Bánh mì ruốc thịt nạc

+ Bánh mì: 1/2 cái

+ Ruốc thịt nạc: 15g

– 1 hộp sữa chua vị tùy chọn

11h trưa – Cơm: 2 lưng bát cơm

– Thịt nạc viên hấp: 50g

– Canh rau ngót thịt băm
+ Rau ngót: 50g
+ Thịt nạc: 10g

– 1 quả chuối

– Cơm: 2 lưng bát cơm

– Cá nục rim mắm: 100g

– Canh rau cải nấu tôm nõn:
+ Rau cải: 50g
+ Tôm nõn: 10g

– 1 quả bơ vừa hoặc 1 quả táo

– Cơm: 2 lưng bát cơm

– Thịt gà hấp xé phay: 100g

– Bắp cải luộc nhừ: 100g

– 2 miếng đu đủ hoặc 2 miếng dứa

14h chiều – Sữa đậu nành: 1 cốc 200ml – Sữa chua: 1 hộp – Khoai lang: 1 củ
18h tối – Cơm: 2 lưng bát cơm

– Đậu phụ luộc qua: 2 cái

– Cá thu kho: 100g

– Rau muống non luộc nhừ: 100g

– 1 quả táo hoặc 1 quả đào

– Cơm: 2 lưng bát cơm

– Thịt băm viên hấp trứng: 100g
+ Thịt băm: 60g
+ Trứng gà: 2 quả

– Canh xương bí xanh:
+ Bí xanh: 100g
+ Xương: 20g

– Xoài chín: 1/2 quả

– Cơm: 2 lưng bát cơm

– Thịt nạc luộc: 100g

– Su su hoặc bí xanh luộc nhừ: 100g

– Chuối: 1 quả

Có thể bạn quan tâm: Tổng hợp 7 cách chữa rối loạn tiêu hóa nhanh nhất tại nhà

Cách chế biến một số món ăn dành cho người bị rối loạn tiêu hóa

Nếu bạn vẫn đang bối rối không biết cách nấu món ăn cho người bị rối loạn tiêu hóa thì hãy tham khảo các món ăn sau:

Trứng cuộn tôm

Nguyên liệu:

  • 3 quả trứng
  • 10 – 15 con tôm
  • Gia vị

Cách thực hiện:

  • Tôm rửa sạch, bóc vỏ và băm nhỏ.
  • Trộn tôm với trứng cùng 1 thìa cà phê nước mắm, 1 ít dầu ăn, hạt tiêu.
  • Bắc chảo lên bếp và làm nóng dầu, đổ hỗn hợp trứng tôm vào, rán chín đều cả 2 mặt rồi gắp ra và thưởng thức.

Canh mồng tơi

Nguyên liệu:

  • Rau mồng tơi
  • Mướp
  • Gia vị

Cách thực hiện:

  • Rau mồng tơi, mướp rửa sạch, thái nhỏ.
  • Đun nước sôi, cho rau vào và tiếp tục đun sôi.
  • Cho gia vị vào rồi tắt bếp.

Cá hồi sốt cam tươi

Cá hồi sốt cam tươi cho người bị rối loạn tiêu hóa
Cá hồi sốt cam tươi cho người bị rối loạn tiêu hóa

Nguyên liệu:

  • 1 lát cá hồi
  • 100g đậu Hà Lan
  • 1 củ cà rốt
  • 1 quả cam tươi
  • Vừng rang
  • Rượu vang trắng
  • Lá húng
  • Lá thyme khô
  • Gia vị

Cách thực hiện:

  • Cá hồi làm sạch và cắt thành các miếng vuông hoặc chữ nhật dày.
  • Cho cá vào bát ướp với chút rượu, hạt nêm.
  • Cà rốt thái miếng cỡ ngón tay út.
  • Cam tươi vắt lấy nước ra 1 cái bát riêng, nếu cam hơi chua thì hòa thêm chút đường.
  • Cho tất cả các nguyên liệu vào nồi, đun với lửa nhỏ đến khi chín nhừ thì tắt bếp.

Trứng hấp đậu phụ

Nguyên liệu:

  • 1 hộp đậu non (tương đương 250 gram đậu phụ)
  • 4 quả trứng
  • 250ml nước hầm xương gà
  • Gia vị, hành lá thái nhỏ

Cách thực hiện:

  • Cho đậu non vào rây và dùng thìa miết chặt, bạn sẽ thu được nguyên liệu vừa mềm vừa mịn.
  • Trứng đập vào bát rồi đánh tan.
  • Lọc trứng qua rây và cho vào bát đựng đậu non và trộn đều.
  • Cho thêm 250ml nước hầm gà vào và khuấy đều.
  • Thêm gia vị rồi chia hỗn hợp thành các bát nhỏ (chỉ cần cho ½ bát vì khi hấp trứng sẽ nở ra là vừa).
  • Cho các bát trứng vào lò vi sóng và quay ở mức nhiệt độ cao chừng 8 – 10 phút.

Thông tin dành cho bạn

Silicol Gel
Gel điều trị rối loạn tiêu hóa Silicol Gel

Silicol Gel là một loại gel uống có chứa axit silicic dạng keo để điều trị hội chứng ruột kích thích và rối loạn tiêu hóa bao gồm tiêu chảy, nôn mửa, đầy hơi, trào ngược và khó chịu ở dạ dày. Sản phẩm được nhập khẩu từ Đức, hoạt động với cơ chế:

  • Bao phủ dạ dày và ruột bằng một lớp bảo vệ.
  • Hấp thụ các độc tố, chất độc, và kết dính lại.
  • Vô hiệu hóa các chất độc và thải ra ngoài cơ thể một cách tự nhiên.

Xem chi tiết sản phẩm TẠI ĐÂY.

Trên đây, chúng tôi vừa chia sẻ đến bạn thực đơn cho người bị rối loạn tiêu hóa. Hy vọng rằng thực đơn trên sẽ giúp người bệnh có những bữa ăn phù hợp, tốt cho hệ tiêu hoá vừa vừa ngon và bổ dưỡng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *