Hội chứng ruột kích thích liên quan đến đường tiêu hóa nên chế độ dinh dưỡng là một yếu tố rất quan trọng giảm nhẹ triệu chứng và hỗ trợ quá trình phục hồi của người bệnh. Vậy thực đơn cho người bị hội chứng ruột kích thích như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay dưới bài viết sau đây nhé.
Chế độ ăn uống ảnh hưởng đến người mắc hội chứng ruột kích thích như thế nào?
Thức ăn và chế độ ăn uống là một trong những yếu tố quyết định đến tình trạng bệnh ở người bị hội chứng ruột kích thích.
Chế độ ăn không điều độ, thiếu khoa học sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe đường ruột của người bị hội chứng ruột kích thích.
Ngược lại, bổ sung đúng và đầy đủ các loại thức ăn cần thiết cũng như có một chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp người bệnh cải thiện hệ tiêu hóa cùng khả năng hấp thu của cơ thể.
Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho người bị hội chứng ruột kích thích
Bổ sung các nhóm thực phẩm hữu ích sẽ giúp tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa, tránh gây áp lực cho đường ruột, từ đó giảm nguy cơ gặp các triệu chứng khó chịu. Bên cạnh đó, người bệnh cũng hạn chế nạp các thực phẩm không thích hợp để tránh tình trạng ruột kích thích có thể trầm trọng hơn.
Các loại thực phẩm mà người bị hội chứng ruột kích thích nên sử dụng
- Các loại rau xanh: Cung cấp một lượng lớn chất xơ và vitamin cho cơ thể, là loại thực phẩm dễ hấp thu, không gây ra tình trạng khó chịu cho hệ tiêu hóa. Các loại rau tốt cho hệ tiêu hóa như: rau đay, mồng tơi, giá hẹ, cải thảo,…
- Ngũ cốc nguyên cám: Thành phần chất xơ chứa trong ngũ cốc nguyên cám vừa có vai trò hỗ trợ quá trình tiêu hóa vừa giúp tạo lớp màng bảo vệ dạ dày và ruột khỏi các kích thích. Người bệnh nên sử dụng các loại ngũ cốc nguyên cám như: gạo lứt, lúa mì, ngô, yến mạch, hạt kê,…
- Thực phẩm giàu Omega-3: Omega-3 có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa, kích thích quá trình hồi phục niêm mạc đường ruột, giúp bảo vệ cơ quan tiêu hóa khỏi sự tấn công của các gốc tự do. Người bệnh nên bổ sung các các loại thực phẩm giàu Omega-3 như: bơ, hạnh nhân, cá hồi, dầu oliu,…
- Thực phẩm ít béo: Là nhóm thực phẩm có lợi cho hoạt động của dạ dày và ruột, giúp cân bằng dưỡng chất cho cơ thể mà không gây áp lực cho cơ quan tiêu hóa. Những thực phẩm ít chất béo mà người bệnh có thể bổ sung như: trứng, thịt nạc, cá nạc, tôm cua,…
- Uống đủ nước: Nước hỗ trợ quá trình chuyển hóa, giúp tế bào thải độc. Nếu không uống đủ nước, người bệnh hội chứng ruột kích thích dễ gặp các vấn đề như: táo bón, giảm hấp thụ dinh dưỡng,… Do đó, người bệnh cần uống khoảng từ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày, bao gồm: nước lọc, nước canh, nước ép trái cây,…
Có thể bạn quan tâm: Top 6 cách chữa hội chứng ruột kích thích tại nhà hiệu quả
Các loại thực phẩm mà người bị hội chứng ruột kích thích cần tránh
- Thức ăn sống, tái: Các loại thức ăn như gỏi, rau sống, sushi, thịt sống,…có thể làm nặng nề thêm các triệu chứng ruột kích thích. Do đó, cần tránh xuất hiện trong khẩu phần ăn của người bệnh.
- Thực phẩm chiên rán: Nhóm thực phẩm này sẽ gây áp lực cho hệ tiêu hóa, dẫn đến khó tiêu, rối loạn tiêu hóa,… Các triệu chứng này sẽ trầm trọng hơn ở những người mắc hội chứng ruột kích thích.
- Thức ăn cứng: Thực phẩm cứng gây áp lực cho hệ tiêu hóa vì chúng cần nhiều thời gian hơn để xử lý. Người bệnh cần tránh các loại thực phẩm như: đậu phộng, hạt điều,…
- Đồ uống chứa cồn, có ga, chứa nhiều đường: Những loại đồ uống này gây hại cho hoạt động của hệ tiêu hóa, có thể làm tổn thương niêm mạc đường ruột và làm nặng thêm các triệu chứng bệnh. Người bệnh cần tránh các đồ uống như: rượu bia, nước ngọt có ga,…
Gợi ý thực đơn cho người bị hội chứng ruột kích thích trong 1 tuần
Thứ 2 và Thứ 5 | Thứ 3 và Thứ 6 | Thứ 4 và Thứ 7 | Chủ nhật | |
Bữa sáng | – Cháo thịt bằm (gạo: 30g, thịt nạc bằm: 20g)
– Sữa chua đậu nành (100 ml) |
– Bún măng gà (Bún: 150g, gà: 100g, măng: 100g)
– Sữa đậu nành (200ml)
|
– Phở bò (bánh phở: 150g, thịt bò: 20g)
– Sữa chua đậu nành (100ml)
|
– Súp thịt bò khoai tây (khoai tây: 150g, thịt bò: 30g)
– Sữa hạnh nhân (200ml)
|
Bữa trưa | – Cơm (gạo: 150g)
– Thịt kho trứng (thịt: 30g, trứng: 30g) – Bí xanh luộc (200g) – Nước luộc bí làm canh
|
– Cơm (gạo: 150g)
– Sườn rim (60g) – Cà tím xào (200g)
|
– Cơm (gạo: 150g)
– Đậu phụ nhồi thịt sốt cà chua (đậu phụ: 50g, thịt: 30g, cà chua: 30g) – Su su luộc (200g)
|
– Cơm chiên trứng, cà rốt (gạo: 150g, trứng: 2 quả, cà rốt: 50g)
– Canh rau cải ngọt (rau cải: 200g)
|
Bữa xế | – Chuối (200g) | – Dưa lê (200g) | – Dưa lưới (200g) | – Quýt ngọt (1 quả) |
Bữa tối | – Cơm (gạo: 150g)
– Thịt bằm sốt cà chua (thịt: 60g, cà chua: 30g) – Rau cải xào (200g)
|
– Cơm (gạo: 150g)
– Tôm rang thịt cháy cạnh (tôm: 40g, thịt: 30g) – Canh khoai tây cà rốt (khoai tây: 80g, cà rốt: 50g)
|
– Cơm (gạo: 150g)
– Thịt gà luộc (60g) – Rau bí xào (200g)
|
– Cơm (gạo: 150g)
– Cá lóc hấp (60g) – Canh đậu hũ giá hẹ (đậu hũ: 30g, giá: 100g, hẹ: 100g)
|
Silicol Gel – Giải pháp hàng đầu cho bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích
Silicol Gel là giải pháp tối ưu cho bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích, giúp điều trị các triệu chứng khó chịu ở đường tiêu hóa, giúp tăng cường chức năng tiêu hóa và làm giảm nguy cơ tái phát các triệu chứng.
Silicol Gel có thành phần chính là Axit silicic dạng gel- đây là dạng kết hợp có khả năng phân tán cao khi vào dịch vị và khả năng ngậm nước, sản phẩm an toàn cho người bệnh, không gây ra tác dụng phụ.
Silicol Gel giúp:
- Giảm ợ nóng, trào ngược, nôn mửa.
- Hội chứng ruột kích thích, giảm đầy hơi, khó tiêu, đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn.
Xem chi tiết sản phẩm TẠI ĐÂY.
Trên đây, chúng tôi vừa chia sẻ đến bạn nguyên tắc xây dựng thực đơn và gợi ý thực đơn cho người bị hội chứng ruột kích thích trong 1 tuần. Hy vọng sẽ hữu ích với bạn trong quá trình cải thiện các triệu chứng của bệnh.