Hội chứng ruột kích thích là một trong những bệnh lý về đường ruột phổ biến và thường gặp. Bệnh gây ra rất nhiều triệu chứng khó chịu khiến người bệnh gặp nhiều phiền toái trong sinh hoạt và cuộc sống. Dưới đây, 24hkhoedep.com sẽ chia sẻ cho các bạn những thông tin cơ bản về hội chứng ruột kích thích như hội chứng ruột kích kích là gì, nguyên nhân do đâu, dấu hiệu và cách chữa trị.
Hội chứng ruột kích thích là gì?
Hội chứng ruột kích thích (tên khoa học là IBS – Irritable bowel syndrome) hay còn được gọi là viêm đại tràng chức năng, viêm đại tràng co thắt, hay rối loạn chức năng đại tràng,… Đây là bệnh thường gặp trong các bệnh về đường tiêu hóa, một hội chứng rối loạn ở ruột già.
Hội chứng ruột kích thích là bệnh lý có thể tái phát nhiều lần, gây ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt hằng ngày, sức khỏe và cả công việc của người bệnh.
Hội chứng ruột kích thích được chia thành 4 nhóm chính như sau:
- IBS-C: Triệu chứng táo bón
- IBS-D: Triệu chứng tiêu chảy
- IBS-M: Vừa có triệu chứng tiêu chảy vừa kèm táo bón
- IBS-U: Không có dấu hiệu tiêu chảy hay táo bón
Nguyên nhân gây hội chứng ruột kích thích
Sau đây là một số yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến sự xuất hiện của hội chứng ruột kích thích:
Dị ứng thực phẩm
Một số người sau khi ăn một số thực phẩm dễ gây dị ứng có thể khiến cơ thể xuất hiện triệu chứng của hội chứng ruột kích thích nghiêm trọng.
Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột
Thông thường, trong hệ vi sinh đường ruột bao gồm 85% vi khuẩn có lợi và 15% vi khuẩn có hại. Khi có sự thay đổi số lượng hoặc mất cân bằng, vi khuẩn có hại phát triển nhiều cũng góp phần gây nên hội chứng ruột kích thích.
Căng thẳng thần kinh
Căng thẳng kéo dài hoặc vấn đề tâm lý như ức chế tinh thần cũng là nguyên nhân gây nên các vấn đề liên quan đến đường ruột, đặc biệt là hội chứng ruột kích thích.
Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh
Một số loại thuốc kháng sinh gây ra một vài tác dụng phụ không mong muốn ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, có thể ở mức độ nhẹ hoặc nặng.
Di truyền
Nếu cha mẹ hoặc người thân mắc hội chứng ruột kích thích thì con sinh ra có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người bình thường.
Ngoài ra, hội chứng ruột kích thích có thể là do một trong số những nguyên nhân như: thay đổi hormone, chẳng hạn như do chu kỳ kinh nguyệt; chế độ ăn ít chất xơ,…
Dấu hiệu hội chứng ruột kích thích
Người mắc hội chứng ruột kích thích thường gặp phải những biểu hiện điển hình tại hệ thống tiêu hóa, bao gồm:
Đau bụng
Đây là triệu chứng chủ yếu và phổ biến của hội chứng ruột kích thích, các cơn đau có thể âm ỉ hoặc đau từng cơn, xuất hiện ở hố chậu trái, hố chậu phải, vùng quanh rốn, hoặc cả vùng bụng,….
Đi lỏng
Người bị hội chứng kích thích có thể đi ngoài nhiều lần trong ngày, đi trên 3 lần, phân nát, phân lỏng hoặc phân nhầy máu mũi, nhiều bọt. Trước khi đi đại tiện sẽ cảm thấy đau quặn bụng, đi xong sẽ cảm thấy dễ chịu hơn. Ngoài ra, nhiều người còn cảm thấy đau ở hậu môn, cảm giác như đi chưa hết phân,…
Táo bón
Người bệnh đi phân khô cứng, cục nhỏ, có thể có lớp nhầy bám xung quanh hoặc phân giống phân dê. Khi muốn đi đại tiện, sẽ có cảm giác đau quặn bụng, sau khi đi xong thì sẽ hết đau. Người bị táo bón có thể 3-4 ngày mới đi đại tiện hoặc lâu hơn, có thể là 1 tuần mới đi 1 lần.
Đầy hơi, chướng bụng
Hội chứng ruột kích thích sẽ khiến lượng khí trong ruột được sản xuất nhiều hơn, vì thế, người bệnh thường gặp các triệu chứng đầy hơi, chướng bụng vô cùng khó chịu.
Tham khảo thêm: Đầy hơi chướng bụng: Nguyên nhân và cách chữa trị nhanh nhất
Hội chứng ruột kích thích có nguy hiểm không?
Hội chứng ruột kích thích là bệnh lý không gây nguy hiểm đến tính mạng con người nhưng nó là hội chứng rối loạn mãn tính, có thể tái lại nhiều lần ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
- Các triệu chứng của bệnh bùng phát liên tục sẽ gây khó chịu cho người bệnh, khiến người bệnh mệt mỏi, ảnh hưởng tới công việc, học tập và cuộc sống.
- Người mắc hội chứng kích thích thường có những bất thường về tâm thần và tâm lý, có thể gây nguy cơ bị trầm cảm hoặc rối loạn lo âu lên đến 40%.
- Người bệnh cần tuân thủ nguyên tắc ăn uống khá ngặt nghèo, vì thế, có thể gây ra tình trạng thiếu dinh dưỡng dẫn tới suy nhược cơ thể do chế độ ăn uống không đủ dinh dưỡng.
- Những người mắc hội chứng ruột kích thích gặp triệu chứng táo bón, nếu triệu chứng này kéo dài có thể là nguyên nhân hình thành bệnh trĩ.
Hội chứng ruột kích thích có chữa khỏi được không?
Hiện nay, vẫn chưa có phương pháp nào có thể chữa triệt để hội chứng ruột kích thích, vì thế, người bệnh nên học cách chung sống hòa bình với căn bệnh này và cùng với đó là tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Việc điều trị bệnh hiện tại chỉ tập trung vào kiểm soát triệu chứng để giúp bệnh nhân giảm nhẹ triệu chứng, không gây ảnh hưởng đến cuộc sống.
Để cải thiện tình trạng bệnh, người bệnh nên xây dựng cho mình chế độ ăn uống hợp lý và lối sống khoa học để áp chế bệnh cũng như tránh bệnh diễn biến nặng hơn.
Phương pháp điều trị hội chứng ruột kích thích
Dưới đây là một số phương pháp điều trị hội chứng ruột kích thích được áp dụng phổ biến hiện nay.
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
Xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp là cách giúp cải thiện các triệu chứng do hội chứng ruột kích thích gây ra mang lại hiệu quả nhất. Người bệnh nên:
- Bổ sung nhiều trái cây tươi, rau xanh.
- Uống nhiều nước mỗi ngày, khoảng 2-2,5 lít.
- Tuân thủ nguyên tắc ăn chín uống sôi, ăn chậm nhai kỹ.
- Sau khi mới ăn xong, không được nằm ngay hoặc vận động quá mạnh.
- Không ăn đồ ăn mặn, cay nóng, tránh sử dụng các đồ uống có cồn, có ga, chất kích thích.
Cải thiện thói quen sinh hoạt
Duy trì những thói quen tốt sẽ giúp hạn chế tình trạng của hội chứng ruột kích thích, cụ thể:
- Duy trì tâm trạng thoải mái, suy nghĩ tích cực, vui vẻ.
- Không làm việc quá sức, không để căng thẳng, áp lực kéo dài.
- Lựa chọn các hình thức tập luyện nhẹ nhàng như: thiền, yoga, đi bộ, đạp xe, bơi lội,…
- Ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày, ngủ sớm, tránh thức khuya.
Áp dụng liệu pháp tâm lý
Lo lắng, căng thẳng, stress kéo dài là một trong những nguyên nhân dẫn đến hội chứng ruột kích thích. Vì thế, sử dụng liệu pháp tâm lý để điều trị bệnh là một cách hiệu quả.
Bệnh nhân nên chia sẻ những khó khăn và khúc mắc của mình đang gặp phải để giúp bác sĩ có phác đồ điều trị phù hợp để mang lại hiệu quả hơn.
Điều trị bằng thuốc – Hội chứng ruột kích thích uống thuốc gì?
Tùy vào tình trạng và mức độ nặng nhẹ của bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh sử dụng loại thuốc phù hợp.
Một số loại thuốc dùng trong điều trị hội chứng ruột kích thích phổ biến như:
Thuốc điều trị tiêu chảy
Các loại thuốc điều trị tiêu chảy sẽ có tác dụng hoặc sử dụng vi khuẩn thay thế, thuốc kháng sinh, thuốc bảo vệ niêm mạc ruột.
Thuốc chống co thắt
Các loại thuốc chống co thắt hướng cơ trơn hoặc các loại thuốc kháng Cholinergic có tác dụng giúp cải thiện các triệu chứng do hội chứng ruột kích thích gây ra như đau bụng, chướng bụng,….
Thuốc điều trị táo bón
Khi bệnh nhân có triệu chứng táo bón nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc điều trị táo bón trong thời gian ngắn. Người bệnh không nên lạm dụng thuốc này vì có thể gây ra nhiều tác dụng phụ.
Mẹo chữa hội chứng ruột kích thích bằng nguyên liệu thiên nhiên
Dưới đây là một số cách trị hội chứng ruột kích thích tại nhà từ nguyên liệu an toàn, lành tính được nhiều người áp dụng.
Chữa hội chứng ruột kích thích từ lá ổi
Trong lá ổi có chứa nhiều hoạt chất Flavonoid, có tác dụng như một loại kháng sinh tự nhiên, giúp kháng khuẩn, giảm đau và giảm tình trạng tiêu chảy hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá ổi non và cho vào nồi đổ ngập nước rồi đun sôi.
- Sau đó để lửa nhỏ liu riu trong vòng 15-20 phút thì tắt bếp.
- Sử dụng nước lá ổi uống mỗi ngày để giảm triệu chứng tiêu chảy.
Bài thuốc chữa hội chứng ruột kích với bằng củ sen
Củ sen có tác dụng giúp điều hòa các hoạt động của dạ dày và đại tràng, có khả năng làm giảm các tổn thương về đường ruột cũng như để ngăn chặn tình trạng táo bón và tiêu chảy. Vì thế, củ sen được coi vị thuốc dùng để điều trị các triệu chứng của ruột kích thích.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 40g củ sen, 60g gạo tẻ và 2 thìa đậu ván trắng.
- Rửa sạch tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị, sau đó thái nhỏ củ sen.
- Cho tất cả nguyên liệu vào nồi và nấu thành cháo.
- Nêm nếm gia vị cho vừa ăn.
- Sử dụng món cháo củ sen để ăn ngày 2-3 lần để cải thiện tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy.
Có thể bạn quan tâm: Top 6 cách chữa hội chứng ruột kích thích tại nhà hiệu quả
Hội chứng ruột kích thích nên ăn gì và kiêng gì?
Hội chứng ruột kích thích nên ăn gì?
Người mắc hội chứng ruột kích thích nên bổ sung các loại thực phẩm dưới đây:
Thịt nạc trắng
Các loại thịt nạc trắng như thịt gà, nạc heo,… là nguồn cung cấp protein rất tốt cho cơ thể. Các loại thịt này dễ tiêu hóa, không gây đầy hơi hay khó chịu cho người mắc hội chứng ruột kích thích.
Các loại rau xanh
Trong rau xanh chứa một lượng lớn chất xơ và vitamin, đây là nhóm thực phẩm dễ hấp thu, không gây khó chịu cho hệ tiêu hóa.
Các loại rau xanh rất tốt cho người mắc chứng ruột kích thích như: rau mồng tơi, rau đay, cải thảo, giá hẹ,..
Sữa chua
Sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn rất tốt cho hệ tiêu hóa, bổ sung một hũ sữa chua không đường sau bữa ăn hằng ngày sẽ giúp cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột và hạn chế tình trạng tiêu chảy, táo bón.
Ngũ cốc nguyên hạt
Các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, yến mạch, ngô,… cung cấp năng lượng dồi dào cho cơ thể, giúp đường ruột hoạt động ổn định. Đặc biệt, lượng lớn chất xơ trong ngũ cốc vừa hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn vừa giúp tái tạo lớp màng giúp bảo vệ dạ dày, ruột khỏi sự kích thích.
Thực phẩm giàu Omega-3
Omega 3 có nhiều trong các loại cá như cá hồi, cá thu, cá mòi,… có tác dụng phục hồi niêm mạc đường ruột, bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi sự tấn công của các gốc tự do.
Hội chứng ruột kích thích kiêng ăn gì?
Bạn nên tránh các loại thực phẩm dưới đây để hạn chế tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Đồ ăn nhanh
Các loại đồ ăn nhanh như gà rán, xúc xích chiên, khoai tây chiên là những đồ ăn nhiều dầu mỡ không tốt cho hệ tiêu hóa. Khi ăn quá nhiều các loại đồ ăn này sẽ gây cảm giác khó chịu, chướng bụng.
Đồ ăn cay nóng
Các loại đồ ăn cay nóng sẽ khiến đường ruột bị kích thích, tăng tiết axit và gây co thắt quá mức.
Thức ăn tái, sống
Trong thức ăn tái, sống tồn tại nhiều các loại vi khuẩn có hại, khi nạp loại thức ăn này vào cơ thể sẽ khiến đường ruột gặp rắc rối, điển hình là hội chứng ruột kích thích.
Đồ uống có cồn
Các loại đồ uống có cồn như rượu, bia có thể làm ảnh hưởng đến lớp nhầy bảo vệ niêm mạc đại tràng, làm mất trạng thái cân bằng của hệ vi sinh đường ruột, lúc này có thể gây các triệu chứng ợ hơi, ợ chua, đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón.
Silicol Gel – giải pháp hàng đầu cho bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích
Silicol Gel là giải pháp tối ưu cho bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích, giúp điều trị các triệu chứng khó chịu ở đường tiêu hóa, giúp tăng cường chức năng tiêu hóa và làm giảm nguy cơ tái phát các triệu chứng.
Silicol Gel có thành phần chính là Axit silicic dạng gel- đây là dạng kết hợp có khả năng phân tán cao khi vào dịch vị và khả năng ngậm nước, sản phẩm an toàn cho người bệnh, không gây ra tác dụng phụ.
Silicol Gel giúp:
- Giảm ợ nóng, trào ngược, nôn mửa.
- Hội chứng ruột kích thích, giảm đầy hơi, khó tiêu, đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn.
Để tìm nơi mua sản phẩm dành riêng cho hội chứng ruột kích thích, bạn có thể xem TẠI ĐÂY.
Trên đây là những thông tin liên quan đến hội chứng ruột kích thích mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn. Mong rằng sẽ giúp bạn hiểu hơn về chứng bệnh này cũng như tìm được phương pháp chữa hội chứng ruột kích thích tốt nhất và hợp nhất cho mình.