Rối loạn tiêu hóa là bệnh lý phổ biến, thường gặp ở cả người lớn và trẻ em. Tuy nhiên, không phải ai trong chúng ta cũng hiểu được một cách đúng đắn về bệnh lý này. Vậy thực chất rối loạn tiêu hóa là gì? Nguyên nhân rối loạn tiêu hóa do đâu và cách chữa trị như thế nào hiệu quả nhất? Bài viết ngày hôm nay, 24hkhoedep.com sẽ chia sẻ đến các bạn một số vấn đề quan trọng liên quan đến hội chứng rối loạn tiêu hóa, cùng tham khảo ngay nhé.
Rối loạn tiêu hóa là gì?
Rối loạn tiêu hóa là một hội chứng xuất hiện do sự co thắt không đều của các cơ vòng trong hệ thống tiêu hóa dẫn tới triệu chứng đau bụng và những thay đổi khi đi đại tiện. Về bản chất, rối loạn tiêu hóa chính là tình trạng mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột dẫn tới loạn khuẩn ở đường ruột.
Rối loạn tiêu hóa khiến người bệnh khó chịu, ăn không ngon, nếu nặng hơn sẽ dẫn đến đau bụng ít hoặc nhiều. Nếu không được điều trị kịp thời, việc ăn uống không ngon kéo dài sẽ khiến sức khỏe người bệnh giảm sút, ảnh hưởng đến chất lượng công việc và cuộc sống.
Nguyên nhân rối loạn tiêu hóa
Có nhiều thủ phạm gây tình trạng rối loạn tiêu hóa, một số nguyên nhân điển hình như sau:
Bệnh viêm đại tràng
Viêm đại tràng có thể do lỵ amip, shigella,… gây nên hội chứng ruột kích thích. Đây chính là nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh rối loạn tiêu hóa.
Các bệnh lý liên quan đến dạ dày
Một số bệnh lý như viêm dạ dày, viêm loét dạ dày – tá tràng,… gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thu các chất của cơ thể.
Chế độ ăn uống không hợp lý
Việc sử dụng các đồ ăn thức uống không bảo bảo vệ sinh, sử dụng các thực phẩm không tốt cho đường ruột như đồ ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm lên men, cay nóng,…có thể là mất cân bằng giữa lợi khuẩn và hại khuẩn ở ruột, gây nên hội chứng rối loạn tiêu hóa.
Bên cạnh đó, ăn uống không điều độ, không đúng bữa cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này.
Sử dụng nhiều thức uống có cồn
Lạm dụng rượu bia có thể làm chết một lượng lớn vi khuẩn có lợi, gây loạn khuẩn đường ruột. Ngoài ra, các loại đồ uống có cồn còn làm mòn lớp nhầy trên thành dạ dày và ruột, gây tổn thương niêm mạc dạ dày và ruột, gây tình trạng viêm loét dạ dày – đại tràng, cùng với đó là các triệu chứng đau bụng và rối loạn đại tiện.
Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột
Các vi khuẩn đường ruột giữ vai trò điều tiết quá trình tiêu hóa, khi hệ vi sinh đường ruột bị mất cân bằng sẽ dẫn đến quá trình chuyển hóa thức ăn bị rối loạn.
Tác dụng phụ của thuốc chữa bệnh
Các loại thuốc chữa bệnh như kháng sinh, thuốc chống viêm không steroid, thuốc điều trị tiểu đường, thuốc ức chế miễn dịch,… khi sử dụng trong một thời gian quá dài sẽ gây tác dụng phụ lên hệ tiêu hóa với các triệu chứng như buồn nôn, táo bón, tiêu chảy.
Stress kéo dài
Hormone Serotonin có trong hệ tiêu hóa đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng tâm trạng của con người. Nếu thường xuyên căng thẳng, stress kéo dài thì lượng hormone này sẽ tăng sinh và gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
Triệu chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp
Bệnh rối loạn tiêu hóa thường biểu hiện dưới nhiều triệu chứng khác nhau, nó có thể chỉ ảnh hưởng đến một bộ phận nhất định như cũng có thể xảy ra đồng bộ ở nhiều bộ phận của hệ tiêu hóa. Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp bao gồm:
Chướng bụng, khó tiêu
Thức ăn không được tiêu hóa hết, đọng nhiều trong ống tiêu hóa khiến người bệnh luôn cảm thấy vùng bụng căng, cảm giác khó chịu, nhất là sau khi ăn xong.
Tham khảo: Đầy hơi chướng bụng: Nguyên nhân và cách chữa trị nhanh nhất
Cảm giác buồn nôn và nôn
Khi đường tiêu hóa bị kích thích sẽ khiến việc hấp thu thức ăn bị giảm sút, điều này khiến thức ăn có thể bị trào ngược lên thực quản gây nên tình trạng buồn nôn và nôn ói.
Ợ hơi, ợ nóng
Các rối loạn liên quan đến dạ dày và tá tràng thường gây nên tình trạng ợ hơi, ợ nóng.
Tham khảo thêm: Hay bị ợ hơi và buồn nôn là bệnh gì? Cách chữa trị ra sao?
Đau bụng âm ỉ hoặc dữ dội
Hầu hết người mắc phải bệnh lý rối loạn tiêu hóa đều kèm theo chứng đau bụng, cơn đau có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau như vùng bụng trên, vùng dạ dày, vùng bụng dưới. Ban đầu có thể là cơn đau nhẹ, sau đó sẽ lan rộng và nặng hơn.
Chán ăn
Khi bị các vấn đề về rối loạn tiêu hóa, người bệnh thường chán ăn, ăn uống không ngon miệng.
Rối loạn đại tiện
Người bệnh có thể bị tiêu chảy, táo bón, đại tiện nhiều lần trong ngày.
Rối loạn tiêu hóa có nguy hiểm không?
Rối loạn tiêu hóa là một bệnh lý nếu không được điều trị kịp thời sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe với nhiều hệ lụy thường gặp như:
- Rối loạn tiêu hóa gây tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến hậu môn, trực tràng, đặc biệt là có thể hình thành bệnh trĩ.
- Khi chức năng của hệ tiêu hóa suy giảm khiến việc hấp thu dinh dưỡng khó khăn hơn, điều này dẫn đến tình trạng mệt mỏi, suy kiệt, ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Khi mất cân bằng hệ sinh thái đường ruột trong thời gian dài sẽ khiến các lợi khuẩn ở hệ tiêu hóa bị tiêu diệt, tạo cơ hội cho các vi khuẩn có hại xâm nhập và phát triển mạnh gây ra viêm ruột.
- Với trẻ nhỏ, khi bị rối loạn tiêu hóa có thể dẫn tới nguy cơ suy dinh dưỡng, chậm phát triển, suy giảm miễn dịch,… ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển thể chất của trẻ.
Rối loạn tiêu hóa có sốt không?
Người mắc bệnh rối loạn tiêu hóa thường gặp các biểu hiện phổ biến như đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy, táo bón hay đau bụng. Trong một vài trường hợp ít, các biểu hiện trên sẽ kèm thêm triệu chứng sốt khiến người bệnh mệt mỏi hơn, dẫn đến xanh xao, gầy yếu.
Cách trị rối loạn tiêu hóa hiệu quả và phổ biến
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
Thói quen ăn uống không hợp lý, ăn nhiều đồ cay nóng, dầu mỡ, ăn không đúng bữa là nguyên nhân gây nên tình trạng loạn khuẩn đường ruột hay mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột. Vì thế, để cải thiện các triệu chứng do rối loạn tiêu hóa thì người bệnh cần thay đổi chế độ ăn uống, tạo thói quen ăn uống lành mạnh và khoa học.
Một số tiêu chí về chế độ ăn uống mà người bị rối loạn tiêu hóa cần tuân thủ nếu muốn chấm dứt các triệu chứng bệnh, cụ thể:
- Bổ sung đủ nước cho cơ thể: Nên bổ sung cho cơ thể từ 1,5-2 lít nước mỗi ngày, có thể sử dụng nước lọc hoặc nước trái cây,…
- Thực đơn dinh dưỡng đủ chất: Thực đơn ăn uống hằng ngày cần đủ các nhóm chất bao gồm: đạm, xơ và vitamin.
- Tránh xa rượu bia, chất kích thích: Các loại đồ uống này chỉ khiến sức khỏe của hệ tiêu hóa trở nên kém dần, vì thế khi bị rối loạn tiêu hóa cần tránh xa rượu bia và chất kích thích.
- Hạn chế các loại đồ ăn cay nóng: Người bị rối loạn tiêu hóa nên hạn chế tối đa việc nạp vào cơ thể các thực phẩm nhiều gia vị, đồ cay nóng, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ.
- Bảo bảo vệ sinh thực phẩm: Người bị rối loạn tiêu hóa nên tuân thủ nguyên tắc ăn chín – uống sôi để đảm bảo vệ sinh.
Xây dựng thói quen sinh hoạt hợp lý
Một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe đường ruột chính là thời gian biểu và đồng hồ sinh học của mỗi người. Một thói quen sinh hoạt khoa học sẽ có lợi cho việc điều trị rối loạn tiêu hóa, vì thế, bạn cần điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt của mình.
- Ngủ sớm, đảm bảo ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày.
- Không nên nằm ngay sau khi mới ăn xong hoặc vẫn cảm giác đang no bụng.
- Ăn với lượng thức ăn vừa đủ, không ăn quá no mỗi bữa hoặc để cơ thể quá đói rồi mới ăn.
- Giữ vệ sinh môi trường sống, rửa tay trước khi ăn để tránh hệ tiêu hóa bị nhiễm khuẩn.
Sử dụng các loại thuốc hỗ trợ để điều trị rối loạn tiêu hóa
Khi bị rối loạn tiêu hóa với nhiều triệu chứng khó chịu, người bệnh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng sản phẩm hỗ trợ như men tiêu hóa hoặc thuốc.
Men tiêu hóa là sản phẩm có tác dụng bổ sung một số lợi khuẩn, hỗ trợ cải thiện tình trạng mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, giúp đưa hệ vi khuẩn đường ruột về trạng thái cân bằng. Còn các loại thuốc hỗ trợ sẽ giúp giảm và chấm dứt các triệu chứng như khó tiêu, đầy hơi và cải thiện tình trạng đi ngoài nhiều lần mỗi ngày.
Hiện nay trên thị trường có nhiều dòng sản phẩm hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa, nên để lựa chọn cho mình loại nào phù hợp cũng là vấn đề nan giải.
24hkhoedep.com xin giới thiệu tới mọi người sản phẩm Silicol Gel – một sản phẩm hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa được sản xuất tại Đức, hiện đang được nhiều khách hàng yêu chuộng.
Silicol Gel là một loại gel uống có chứa axit silicic dạng keo để điều trị hội chứng ruột kích thích và rối loạn tiêu hóa bao gồm tiêu chảy, nôn mửa, đầy hơi, trào ngược và khó chịu ở dạ dày.
Ưu điểm của Silicolgel tồn tại ở bề mặt lớn và có tính phản ứng cao của axit silicic, Khi hấp thụ vào bên trong, nó sẽ tạo thành một lớp phủ bảo vệ và làm dịu lên lớp niêm mạc dạ dày và ruột. Do tính chất bám dính hoặc bám dính của collidal silicic acid, nó hấp thụ vật lý hoặc liên kết hầu hết các chất kích thích và các chất có hại cũng như các tác nhân gây bệnh. Điều này làm cho chúng vô hại có thể loại bỏ chúng một cách tự nhiên thông qua ruột và ra khỏi cơ thể. Bên cạnh đó, axit silicic cũng có thể liên kết khí và giảm độ axit dư thừa giúp làm giảm đầy hơi.
Cách trị rối loạn tiêu hóa bằng phương pháp dân gian
Trong một số trường hợp, người bệnh cũng có thể áp dụng cách trị rối loạn tiêu hóa tại nhà bằng các thực phẩm có lợi với hệ tiêu hóa để cải thiện các triệu chứng.
Sử dụng trà hoa cúc
Trà hoa cúc có tác dụng làm giảm khó chịu trong dạ dày và giảm axit trong đường tiêu hóa. Đồng thời, trong trà hoa cúc còn chứa hoạt chất Chamomile trong cũng có tác dụng chống viêm, giảm đau.
Sử dụng một ly trà hoa cúc sau mỗi bữa ăn hằng ngày sẽ giúp cải thiện tình trạng khó tiêu, đầy bụng.
Bổ sung sữa chua
Trong sữa chua có chứa lợi khuẩn Lactobacillus và Lactic giúp kích thích tiêu hóa và làm giảm lượng khí thừa có trong dạ dày.
Bạn có thể ăn một hộp sữa chua không đường sau bữa ăn để làm giảm các triệu chứng do rối loạn tiêu hóa gây nên.
Sử dụng lá ổi non
Trong thành phần lá ổi non có nhiều hoạt chất giúp hỗ trợ điều trị triệu chứng đầy hơi, đau bụng và tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa gây ra.
Bạn có thể sử dụng lá ổi để hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa bằng cách lấy vài lá ổi non mang sữa sạch rồi giã nát và lấy phần nước cốt để uống. Sử dụng liên tục trong vài ngày, bạn sẽ cảm nhận được các triệu chứng thuyên giảm.
Trên đây chúng tôi vừa chia sẻ đến các bạn những vấn đề liên quan đến rối loạn tiêu hóa. Tuy rối loạn tiêu hóa là hội chứng phổ biến thường gặp nhưng người bệnh cũng không được chủ quan vì nếu không chữa trị kịp thời, khi tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
Có thể bạn quan tâm: