Rối loạn tiêu hóa là một trong những bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đây có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, thậm chí dẫn đến tử vong nếu không kịp thời bù nước, muối. Nắm được những dấu hiệu rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cha mẹ có thể kịp thời điều trị để cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa cho bé. Bài viết sau đây, hãy cùng 24hkhoedep.com tìm hiểu về dấu hiệu và cách chữa rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhé.
Dấu hiệu rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Tình trạng rối loạn tiêu hóa kéo dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện của bé. Sau đây là một số dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mà cha mẹ cần đặc biệt chú ý:
Nôn trớ
Nôn trớ là dấu hiệu đầu tiên xuất hiện khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Nguyên nhân dẫn đến việc trẻ bị nôn trớ là do cho trẻ bú quá no, thời gian giữa các cữ bú quá gần nhau hoặc cho trẻ bú sai tư thế. Việc nôn trớ nhiều khiến trẻ mất điện giải, mệt mỏi nên cha mẹ cần theo dõi, nếu tình trạng ngày càng trở nên nghiêm trọng thì cần đưa bé đến bác sĩ chuyên khoa nhi để được thăm khám.
Táo bón
Khi bị táo bón sẽ khiến trẻ đi ngoài ít hơn, trẻ có cảm giác đau rát vùng hậu môn, khó chịu do phân cứng và khô rắn, bụng cứng. Khi bị táo bón kéo dài, trẻ có thể nôn trớ, quấy khóc và chậm lớn.
Tiêu chảy
Tiêu chảy là một trong những biểu hiện phổ biến nhất của triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, trẻ có biểu hiện đi ngoài phân lỏng, nôn trớ. Nguyên nhân dẫn đến trẻ bị tiêu chảy có thể là do nhiễm khuẩn đường ruột, dị ứng sữa, kém hấp thu.
Đi ngoài phân sống
Khi đường ruột mất cân bằng tỉ lệ giữa lợi khuẩn và hại khuẩn sẽ gây nên tình trạng loạn khuẩn dẫn đến một số triệu chứng như đi ngoài phân sống, có thể lẫn chất nhầy hoặc có các biểu hiện đầy bụng, khó tiêu.
Bú kém
Khi bị rối loạn tiêu hóa, trẻ thường mệt mỏi và không muốn bú sữa mẹ hoặc bú không đủ lượng sữa như bình thường. Nếu tình trạng bú kém kéo dài có thể sẽ ảnh hưởng tới cân nặng và sự phát triển của trẻ.
Đau bụng
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể khiến trẻ bị đau bụng, quấy khóc, mặt đỏ hay chướng bụng.
Cách chữa rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Dùng thuốc điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ
Một số loại thuốc tây thường được dùng trong điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ như:
- Thuốc giảm đầy bụng, khó tiêu: Một số thuốc được dùng trong điều trị triệu chứng đầy bụng, khó tiêu như phosphalugel, maalox plus, pepsane…Các thuốc này không chỉ định dùng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi.
- Thuốc cầm tiêu chảy: Thuốc điều trị tiêu chảy được sử dụng nhiều khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa là Oresol. Thuốc này có tác dụng bù nước và điện giải cho trẻ. Tuy nhiên trước khi sử dụng cha mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
- Thuốc điều trị táo bón: Một số thuốc như Duphalac, Forlax, Methylcellulose, Norgalax, Sorbitol…có tác dụng bổ sung chất xơ, nhuận tràng, làm mềm phân,…
Một số mẹo chữa rối loạn tiêu hóa tại nhà đơn giản
Cha mẹ có thể thử một số cách giúp cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ như sau:
Nếu trẻ bị nôn trớ
Để khắc phục tình trạng nôn trớ, cha mẹ nên:
- Cho trẻ bú đúng tư thế để sữa không bị trào ngược lên thực quản.
- Cho bé bú nhiều lần và mỗi lần một ít thay vì cho bé bú quá nhiều trong 1 lần. Phân chia đều đặn các cữ bú trong ngày.
- Sau khi cho bé bú, cha mẹ hãy giữ bé ở tư thế đầu cao ít nhất 30 phút và vỗ lưng để bé ợ hơi rồi mới đặt bé nằm.
- Nếu trẻ nôn liên tục, bỏ bú, nôn kèm tiêu chảy, sốt, li bì thì cha mẹ cần đưa trẻ đi gặp bác sĩ.
Nếu trẻ bị tiêu chảy
Nếu bé bị tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng nhiều hơn 3 lần/ngày, đau bụng, quấy khóc thì cha mẹ cần:
- Bù nước cho trẻ bằng cách tăng thêm các cữ bú cho bé, mỗi lần cho bé bú lượng vừa đủ, không nên cho bé bú quá nhiều trong 1 lần.
- Nếu trẻ bú mẹ, mẹ nên vệ sinh núm vú trước và sau mỗi lần cho trẻ bú, mẹ cũng cần ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để có nguồn sữa chất lượng.
- Với trẻ uống sữa công thức, cha mẹ cần xem lại thành phần của sữa vì trẻ có thể dị ứng với thành phần đạm trong sữa bò gây tiêu chảy.
- Khi trẻ có các dấu hiệu mất nước như khô miệng, tiểu ít, lờ đờ, bỏ bú, li bì,… thì cha mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay.
Nếu trẻ bị táo bón
Khi trẻ có biểu hiện táo bón, cha mẹ cần:
- Chọn lúc bé không no và không quá đói để massage vùng bụng cho bé. Đầu tiên, cha mẹ làm ấm bàn tay rồi xoa thành vòng tròn theo chiều kim đồng hồ trên bụng bé. Sau đó, để trẻ nằm ngửa, nâng 2 chân, co đầu gối rồi ép nhẹ đầu gối lên bụng, cuối cùng duỗi chân ra. Cha mẹ nên thực hiện các động tác này 2 lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng 5 phút.
- Với trẻ bú mẹ, mẹ cần điều chỉnh chế độ ăn của bản thân như ăn nhiều rau xanh, uống đủ nước để có nguồn sữa đảm bảo đủ chất xơ giúp bé tiêu hóa tốt.
- Còn với trẻ bú sữa công thức, cha mẹ có thể pha loãng sữa hơn hướng dẫn một chút để cung cấp đủ chất lỏng cho cơ thể bé.
- Nếu tình trạng táo bón kéo dài, trẻ bị sụt cân, bỏ bú,… thì cha mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay.
Thông tin dành cho bạn
Silicol Gel là một loại gel uống có chứa axit silicic dạng keo để điều trị hội chứng ruột kích thích và rối loạn tiêu hóa bao gồm tiêu chảy, nôn mửa, đầy hơi, trào ngược và khó chịu ở dạ dày. Sản phẩm được nhập khẩu từ Đức, hoạt động với cơ chế:
- Bao phủ dạ dày và ruột bằng một lớp bảo vệ.
- Hấp thụ các độc tố, chất độc, và kết dính lại.
- Vô hiệu hóa các chất độc và thải ra ngoài cơ thể một cách tự nhiên.
Xem chi tiết sản phẩm TẠI ĐÂY.
Trên đây chúng tôi vừa chia sẻ với các bạn một số dấu hiệu và cách chữa rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Hi vọng những chia sẻ này sẽ hữu ích với các bậc cha mẹ trong việc chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Có thể bạn quan tâm: