Hiện nay có rất nhiều phương pháp chữa bệnh trào ngược dạ dày, trong đó áp dụng các bài thuốc dân gian từ các loại lá cây xung quanh ta được rất nhiều người quan tâm vì mang lại hiệu quả, dễ thực hiện và an toàn. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn các loại lá cây chữa trào ngược dạ dày hiệu quả, cùng tìm hiểu nhé.
Bài thuốc sử dụng các loại lá cây chữa trào ngược dạ dày
Dưới đây là các bài thuốc chữa trào ngược dạ dày từ các loại lá cây mang lại hiệu quả cao được nhiều người áp dụng.
Chữa trào ngược dạ dày bằng lá mơ lông
Lá mơ lông có công dụng giải độc, sát khuẩn vô cùng hiệu quả. Đặc biệt, thành phần của lá mơ lông có tác dụng trung hòa lượng axit trong dạ dày giúp cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày và thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Nguyên liệu:
- 200g lá mơ lông
Cách thực hiện:
- Lá mơ lông rửa sạch, ngâm cùng nước muối pha loãng trong khoảng 15 phút rồi rửa lại với nước sạch và để ráo nước.
- Cho lá mơ lông vào máy xay và xay nhuyễn cùng 200ml nước lọc.
- Lọc lấy phần nước cốt, bỏ phần bã.
- Dùng nước cốt lá mơ lông để uống trực tiếp hoặc có thể hấp cách thủy lên để uống.
- Bạn nên duy trì uống nước lá mơ lông 2 lần/ ngày để cải thiện triệu chứng trào ngược dạ dày.
Chữa trào ngược dạ dày bằng lá hoắc hương
Lá hoắc hương có tác dụng điều trị chứng chướng bụng, đầy hơi, kích hoạt động của hệ tiêu hóa, giúp ức chế các vi khuẩn có hại và hỗ trợ điều trị chứng trào ngược dạ dày hiệu quả.
Nguyên liệu:
- 12g hoắc hương
- 16g rau má
- 10g gừng tươi
- 8g lá dành dành
- 1 lít nước
Cách thực hiện:
- Rửa sạch các nguyên liệu và để ráo nước.
- Cho nguyên liệu vào nồi sắc nhỏ lửa cùng 1 lít nước.
- Khi còn khoảng 1 bát nước thì tắt bếp.
- Chia bát nước thành 3 phần và uống 3 lần trong ngày, uống sau bữa ăn khoảng 30 phút.
- Bạn nên áp dụng bài thuốc này mỗi ngày, lưu ý không áp dụng cho các đối tượng như phụ nữ có thai và cho con bú, trẻ nhỏ dưới 5 tuổi.
Chữa trào ngược dạ dày bằng lá trầu không
Trong lá trầu không có nhiều hoạt chất có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn và cân bằng lượng axit trong dạ dày. Ngoài ra, hoạt chất Tanin có trong lá trầu không có tác dụng cân bằng độ pH, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây nên tình trạng trào ngược dạ dày và giúp làm lành các tổn thương do loét dạ dày.
Nguyên liệu:
- 1 nắm nhỏ lá trầu không tươi
Cách thực hiện:
- Lá trầu không rửa sạch, ngâm cùng nước muối pha loãng khoảng 10 phút rồi rửa lại với nước sạch.
- Cho lá trầu không vào nồi đun sôi cùng 500ml nước trong vòng 15 phút.
- Sau khi nước nguội thì dùng để uống sau bữa ăn trưa khoảng 1 tiếng. Bạn nên sử dụng nước lá trầu không hằng ngày, kiên trì sử dụng trong một tháng sẽ thấy tình trạng trào ngược dạ dày được cải thiện rõ rệt.
Chữa trào ngược dạ dày với lá nha đam
Trong nha đam chứa nhiều hoạt chất như glycoprotein, arabinose, acemannan,… có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, ngăn ngừa các vi khuẩn có hại rất tốt. Đặc biệt, nha đam còn có khả năng giảm axit bài tiết trong dạ dày và phục hồi niêm mạc bị tổn thương do loét dạ dày.
Nguyên liệu:
- 1 lá nha đam tươi
Cách thực hiện:
- Lá nha đam rửa sạch rồi gọt bỏ vỏ.
- Lấy phần thịt nha đam xay nhuyễn với nước lọc.
- Sau đó, lọc bỏ phần bã và lấy nước uống 2 lần/ ngày.
- Bạn nên áp dụng bài thuốc này mỗi ngày để giúp cải thiện chứng trào ngược dạ dày.
Sử dụng lá cây tía tô chữa trào ngược dạ dày
Trong lá tía tô chứa các thành phần như hydrocarbon, xeton, furan, aldehyde, acid béo,… có tác dụng điều tiết axit dịch vị, giảm tình trạng ứ đọng và lên men thức ăn trong dạ dày và giúp làm lành các vết lở loét ở niêm mạc dạ dày. Đặc biệt, lá tía tô còn giúp giảm các triệu chứng khó chịu của trào ngược dạ dày như ợ hơi, ợ chua, buồn nôn và nôn,…
Nguyên liệu:
- 100g lá tía tô
- 500ml nước lọc
Cách thực hiện:
- Lá tía tô rửa sạch và ngâm cùng nước muối pha loãng khoảng 10 phút rồi rửa lại với nước sạch.
- Cho lá tía tô vào nồi đun cùng 500ml nước trong khoảng 15 phút.
- Dùng nước lá tía tô đun sôi để dùng trong ngày.
- Bạn nên áp dụng cách này đều đặn mỗi ngày, sử dụng trong vòng 1 tuần chắc chắn các triệu chứng của trào ngược dạ dày sẽ thuyên giảm.
Những lưu ý khi sử dụng bài thuốc từ các loại lá cây chữa trào ngược dạ dày
Dưới đây là một số lưu ý khi áp dụng các bài thuốc từ lá cây để chữa trào ngược dạ dày mà bạn cần biết:
- Bài thuốc sử dụng các loại lá cây chữa trào ngược dạ dày an toàn, để thực hiện nhưng cần kiên trì thực hiện trong thời gian dài mới mang lại hiệu quả, vì thế người bệnh không nên quá nôn nóng.
- Cần chọn các nguyên liệu sạch, không chứa thuốc trừ sâu, tốt nhất nên ngâm nguyên liệu cùng nước muối pha loãng trước khi sử dụng để loại bỏ vi khuẩn và tạp chất.
- Người bệnh nên duy trì chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, khoa học, tránh các món chiên xào nhiều dầu mỡ, gia vị cay nóng và chất kích thích.
- Xây dựng thói quen luyện tập thể dục đều đặn mỗi ngày và nghỉ ngơi hợp lý.
Mách bạn:
Hiện nay trên thị trường có nhiều dòng sản phẩm hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày, 24hkhoedep.com xin giới thiệu tới mọi người sản phẩm Silicol Gel – một sản phẩm hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa được sản xuất tại Đức, hiện đang được nhiều khách hàng ưa chuộng.
Silicol Gel là một loại gel uống có chứa axit silicic dạng keo để điều trị hội chứng ruột kích thích và rối loạn tiêu hóa bao gồm tiêu chảy, nôn mửa, đầy hơi, trào ngược dạ dày và khó chịu ở dạ dày.
Xem chi tiết sản phẩm TẠI ĐÂY.
Trên đây là bài thuốc từ các loại lá cây chữa trào ngược dạ dày mang lại hiệu quả và dễ thực hiện. Tuy nhiên, người bệnh cần kiên trì thực hiện mới mang lại tác dụng chữa bệnh rõ rệt và tốt nhất.
Có thể bạn quan tâm: