Khó chịu ở hậu môn là bệnh gì? Cách khắc phục hiệu quả

5/5 - (1 bình chọn)

Khó chịu ở hậu môn là triệu chứng thường gặp ở một số bệnh lý liên quan đến vùng hậu môn, khiến rất nhiều người ám ảnh và lo sợ. Vậy khó chịu ở hậu môn là bệnh gì? Làm sao để chấm dứt tình trạng khó chịu ở hậu môn? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu lời giải đáp trong bài viết dưới đây nhé.

Khó chịu ở hậu môn là bệnh gì?

Khó chịu ở hậu môn có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm thuộc vùng hậu môn – trực tràng.

Khó chịu ở hậu môn là bệnh gì?
Khó chịu ở hậu môn là bệnh gì?

1. Bệnh trĩ

Bệnh trĩ hình thành do nhiều nguyên nhân như do quá trình mang thai, táo bón mãn tính, tiêu chảy hoặc căng thẳng kéo dài, di truyền,…

Một số triệu chứng bệnh trĩ cần phát hiện sớm như:

  • Ngứa hậu môn ở giai đoạn đầu của bệnh khi búi trĩ chưa lớn.
  • Cảm giác khó chịu ở hậu môn, đau rát khi rặn đi tiêu.
  • Ống hậu môn đau nhức, sưng tấy và khó đi tiêu.
  • Khi ngồi hoặc đau khi cọ xát với quần áo sẽ cảm nhận được búi trĩ lòi ra ngoài hậu môn.
  • Khó chịu khi ngồi ghế hoặc nằm ngửa.

2. Viêm hậu môn

Viêm hậu môn hình thành có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, có thể là do những vấn đề về hoặc bệnh lý đường tiêu hóa hoặc các tác nhân như nấm, ký sinh trùng,…

Khi bị viêm hậu môn, thông thường sẽ xuất hiện những triệu chứng sau:

  • Khó chịu vùng hậu môn, cảm giác đau, có thể có nhầy máu.
  • Thường xuyên có cảm giác muốn đi ngoài dù không có nhu cầu.
  • Đau bụng bên trái.
  • Có cảm giác đầy ở trực tràng, bị tiêu chảy.
  • Đau khi đi ngoài.
  • Vùng hậu môn thường xuyên bị ngứa ngáy.

3. Rò hậu môn

Rò hậu môn là bệnh lý liên quan đến vùng hậu môn – trực tràng khá phổ biến. Tình trạng áp xe hậu môn nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách có thể gây nên tình trạng rò hậu môn.

Khi bị rò hậu môn, người bệnh có thể gặp các triệu chứng sau:

  • Khó chịu vùng hậu môn, đau và sưng quanh hậu môn.
  • Đau khi đại tiện, chảy máu hậu môn, kích ứng da xung quanh hậu môn.
  • Có dịch lẫn máu, mủ và có mùi hôi từ một lỗ quanh hậu môn.
  • Khi dịch trong lỗ rò chảy ra thì cơn đau có thể giảm dần.
  • Ngứa ngáy, đau rát, sưng viêm ở vùng hậu môn.
  • Khi bệnh tiến triển xấu, hệ miễn dịch của cơ thể không còn đủ để chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn sẽ gây nên tình trạng sốt cao, đau đầu, mệt mỏi toàn thân.

4. Nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn là bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa do phân cứng, khi người bệnh cố gắng đẩy phân ra ngoài sẽ khiến rách lớp da ở hậu môn.

Khi bị nứt kẽ hậu môn, người bệnh có thể gặp những triệu chứng sau:

  • Đau dữ dội khi đi đại tiện rồi sau đó cảm giác đau sẽ giảm dần.
  • Sau nhiều giờ đi đại tiện vẫn có cảm giác đau, khó chịu vùng hậu môn.
  • Có máu dính trên phân hoặc trên giấy vệ sinh.
  • Cảm giác ngứa, rát vùng hậu môn.
  • Có thể quan sát được vết rách nơi gần vòng cơ hậu môn, vùng da quanh vết nứt có cục u nhỏ.
Nứt kẽ hậu môn
Nứt kẽ hậu môn gây khó chịu ở hậu môn

Có thể bạn quan tâm:

5. Bệnh lậu

Lậu là bệnh lây truyền qua đường tình dục, gây ra bởi vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae. Loại vi khuẩn lậu này còn là tác nhân gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Khó chịu vùng hậu môn nếu xuất phát từ nguyên nhân bệnh lậu thì người bệnh tuyệt đối không được chủ quan, xem nhẹ.

Khi bị bệnh lậu, người bệnh có thể gặp các triệu chứng điển hình sau:

  • Đau, chảy máu khi đại tiện.
  • Tiết dịch, khó chịu và ngứa hậu môn,…

6. Áp xe hậu môn

Áp xe hậu môn hình thành do các tuyến bên trong bị nhiễm trùng cấp tính. Đây là tình trạng các khoang gần hậu môn hoặc trực tràng chứa đầy mủ, gây đau đớn cho người bệnh.

Áp xe hậu môn có thể nhận biết thông qua một số triệu chứng sau:

  • Khó chịu vùng hậu môn, đau nhói liên tục hoặc âm ỉ ở vùng hậu môn.
  • Có thể sưng tấy vùng da quanh hậu môn, đau dữ dội khi đi vệ sinh.
  • Cơ thể mệt mỏi, sốt, ớn lạnh.
  • Sờ thấy khối u sưng đỏ và mềm ở vành hậu môn.

7. Ung thư hậu môn

Ung thư hậu môn hình thành khi các tế bào trong lớp niêm mạc hậu môn phát triển quá mức kiểm soát, tạo thành các khối u ác tính, có khả năng di căn ra các vùng xung quanh.

Khi bị ung thư hậu môn, người bệnh thường gặp những dấu hiệu sau:

  • Khó chịu, ngứa ngáy, đau, chảy máu hậu môn.
  • Có khối u phát triển ở lỗ hậu môn.
  • Hậu môn tiết dịch, mủ và nhầy.
  • Sưng hạch bạch huyết ở hậu môn hoặc bẹn.
  • Thay đổi thói quen đi đại tiện, đi nhiều hoặc ít hơn bình thường.

Làm sao để chấm dứt tình trạng khó chịu ở hậu môn?

Giữ hậu môn luôn khô thoáng

Tình trạng hậu môn ẩm ướt thường xuyên có thể gây nhiễm trùng, khó chịu. Vì thế, giữ hậu môn luôn khô thoáng sẽ giúp giảm cảm giác khó chịu, ngứa ngáy.

Sử dụng giấm táo

Để giảm khó chịu, ngứa ở hậu môn, bạn có thể đổ 1 cốc giấm táo vào bồn tắm nước nóng, sau đó tắm và ngâm mình nước trong khoảng 15 – 20 phút.

Sử dụng giấm táo giúp giảm khó chịu ở hậu môn

Sử dụng dầu dừa

Sử dụng dầu dừa thoa trực tiếp lên vùng hậu môn vài lần/ngày sẽ giúp giảm tình trạng khó chịu, ngứa ngáy ở hậu môn.

Nha đam

Dùng gel nha đam thoa trực tiếp lên vùng da hậu môn trong khoảng 5 phút và thoa lại mỗi giờ. Áp dụng cách này sẽ giúp giảm cảm giác đau, ngứa, khó chịu vùng hậu môn nhanh chóng.

Mách bạn:

Gel bôi trĩ HemoClin có xuất xứ từ Hà Lan là sản phẩm dùng để làm lạnh tức thì, làm giảm Trĩ và khó chịu hậu môn như ngứa, kích ứng, bỏng rát, nhạy cảm và đau. Gel giúp phòng ngừa bệnh Trĩ và nứt hậu môn, điều trị các khó chịu ở hậu môn và tác động lên da, hỗ trợ xa hơn quá trình làm lành tự nhiên.

HemoClin Gel
HemoClin Gel giúp phòng ngừa và điều trị bệnh trĩ
  • HemoClin với thành phần chính là phức hợp 2QR được chiết xuất từ cây lô hội, 2QR đã được đăng ký bảo hộ sáng chế độc quyền tại Mỹ và tại Châu Âu.
  • HemoClin không chứa hoá chất độc hại và không có tác dụng phụ nào được tìm thấy.

Xem chi tiết sản phẩm TẠI ĐÂY.

Trên đây chúng tôi vừa giải đáp cho bạn thắc mắc khó chịu ở hậu môn là bệnh gì và chia sẻ một số phương pháp giúp giảm cảm giác khó chịu ở hậu môn. Mong rằng những chia sẻ này sẽ hữu ích với bạn trong việc khắc phục triệu chứng khó chịu vùng hậu môn.

Tham khảo thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *