Bệnh trĩ là một trong những bệnh lý phổ biến ở đường tiêu hóa, gây rất nhiều phiền toái cho người mắc phải. Đây là bệnh lý ở nơi khá nhạy cảm nên người bệnh thường âm thầm chịu đựng, đến khi không chịu được nữa mới tới cơ sở y tế để thăm khám và điều trị. Vậy bệnh trĩ là gì? Nguyên nhân bệnh trĩ do đâu? Dấu hiệu bệnh trĩ ra sao? Bệnh trĩ có nguy hiểm không? Hãy cùng giải đáp những thắc mắc liên quan đến bệnh trĩ trong bài viết dưới đây nhé.
Bệnh trĩ là gì?
Bệnh trĩ (tên tiếng anh là Hemorrhoids) là bệnh lý liên quan đến sự biến đổi cấu trúc bình thường của ống hậu môn. Bệnh hình thành do tăng áp lực trong các tĩnh mạch hậu môn hoặc trực tràng. Các tính mạch chịu sự chèn ép từ bên trong có khả năng bị xung huyết, chảy máu và nhiều trường hợp bị sa ra ngoài.
Dựa vào vị trí phát sinh búi trĩ, nó nằm ở phía dưới hay phía trên ranh giới đường lược ở hậu môn mà bệnh trĩ được phân loại thành các loại là trĩ ngoại, trĩ nội và trĩ hỗn hợp.
Tham khảo thêm:
- Bệnh trĩ nội: Dấu hiệu và cách chữa bệnh trĩ nội tại nhà
- Bệnh trĩ ngoại là gì? Có nguy hiểm không? Dấu hiệu và cách chữa trị
Nguyên nhân bệnh trĩ do đâu?
Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh trĩ, trong đó các nguyên nhân chủ yếu là:
Do chế độ ăn uống không khoa học
Việc ăn uống thiếu chất xơ như rau củ, trái cây, ăn nhiều đồ ăn cay nóng hoặc uống quá ít nước là những nguyên nhân gây ra bệnh trĩ. Ăn ít chất xơ khiến phân trở nên khô và việc đại tiện khó khăn. Còn uống quá ít nước sẽ ảnh hưởng đến sự co bóp của hậu môn, khi co bóp của hậu môn yếu dần sẽ gây nên bệnh trĩ.
Do rối loạn chức năng của ruột
Các bệnh lý liên quan đến đường ruột chiếm đến 80% nguyên nhân hình thành nên bệnh trĩ.
Do tình trạng táo bón, tiêu chảy kéo dài
Tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy sẽ khiến cho tĩnh mạch, thành ruột bị co thắt nhiều hơn và bị tổn thương, gây áp lực lên các tĩnh mạch ở vùng xương chậu, vùng hậu môn và trực tràng, lâu ngày sẽ làm xuất hiện các búi trĩ.
Do tuổi tác
Ở những người cao tuổi, chức năng của hệ tiêu hóa kém đi, khi độ đàn hồi của cơ vòng yếu sẽ khiến tĩnh mạch trĩ bị mất neo và trượt xuống vùng hậu môn, gây nên bệnh trĩ.
Do tính chất công việc
Một số người do tính chất công việc phải ngồi một chỗ hay đứng quá lâu khiến toàn bộ áp lực cơ thể dồn xuống các dây thần kinh ở hậu môn, trực tràng. Tình trạng này khiến cho tĩnh mạch khó lưu thông máu, gây tắc nghẽn khiến các tĩnh mạch trĩ sưng, từ đó hình thành búi trĩ.
Do căng thẳng, mệt mỏi
Những người làm việc quá sức, căng thẳng mệt mỏi mà không được nghỉ ngơi sẽ khiến cho toàn bộ cơ thể bị áp lực, trong đó có cả hệ tiêu hóa.
Do vệ sinh không đúng cách sau khi đại tiện
Thói quen dùng giấy vệ sinh khi đi đại tiện vừa khó làm sạch vùng hậu môn vừa không loại bỏ được các chất bẩn ở nếp gấp trên da hậu môn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân hình thành bệnh trĩ.
Bên cạnh đó, bệnh trĩ còn được hình thành bởi nhiều nguyên nhân khác như: do quá trình mang thai và sinh con, thói quen giao hợp qua đường hậu môn, thói quen đại tiện quá lâu, …
Dấu hiệu bệnh trĩ
Một số dấu hiệu bệnh trĩ thường gặp nhất bao gồm:
- Đi ngoài ra máu: Triệu chứng thường gặp nhất của bệnh trĩ là đi ngoài ra máu, thường là máu đỏ tươi.
- Có cảm giác nặng tức ở hậu môn, mót rặn.
- Đau rát vùng hậu môn: Khi bị bệnh trĩ, người bệnh sẽ có cảm giác đau rát vùng hậu môn trong và sau khi đi vệ sinh, một số trường hợp có thể bị đau âm ỉ suốt ngày, đặc biệt khi ở tư thế ngồi.
- Khi đi ngoài thấy búi trĩ sa ra ngoài hậu môn: Khi bệnh ở độ 1 và 2, sau khi đi vệ sinh xong búi trĩ có thể tự động thụt lên; nếu ở độ 3 thì người bệnh phải dùng tay đẩy lên, còn khi ở độ 4 thì người bệnh hoàn toàn không thể đẩy búi trĩ vào trong ống hậu môn.
Bệnh trĩ có nguy hiểm không?
Bệnh trĩ tuy là một bệnh lý lành tính nhưng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt, chất lượng cuộc sống cũng như sức khỏe của người bệnh. Mặt khác, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến tình trạng mất máu, nhiễm trùng nặng lan rộng ra vùng hậu môn và nhiễm trùng máu, ảnh hưởng đến hệ thần kinh, rối loạn chức năng hậu môn,…
Bệnh trĩ có lây không?
Bệnh trĩ hình thành chủ yếu do thói quen sinh hoạt, tuổi tác, do tính chất công việc,… nên không có tính lây nhiễm, không thể lây truyền từ người này sang người khác bằng bất cứ hình thức nào, kể cả quan hệ tình dục không an toàn qua đường hậu môn.
Bệnh trĩ cũng không có tính di truyền từ đời này sang đời khác nên không có khả năng di truyền từ cha mẹ sang con cái. Nếu trong gia đình có nhiều người cùng mắc bệnh trĩ thì nguyên nhân là do sống cùng nhà, thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống giống nhau nên có thể mắc cùng một bệnh lý.
Bệnh trĩ có chữa được không?
Bệnh trĩ hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu áp dụng đúng phương pháp và tuân thủ đầy đủ các chỉ định từ bác sĩ điều trị. Tuy nhiên, cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời khi búi trĩ còn nhỏ ở giai đoạn đầu. Lúc này việc chữa trị sẽ đơn giản và tỉ lệ thành công cao, ngăn ngừa được các biến chứng nguy hiểm cũng như hạn chế nguy cơ tái phát ở mức thấp nhất. Điều trị trĩ đòi hỏi tính kiên trì, vì thế, người bệnh cần xác định trước tâm lý và kiến thức đúng về trĩ.
Phương pháp điều trị bệnh trĩ
Các phương pháp điều trị nội khoa
Các phương pháp nội khoa sẽ được chỉ định khi bệnh trĩ độ 1 và độ 2. Điều trị nội khoa bao gồm:
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, ăn nhiều rau quả, bột mì, ngũ cốc,… để cung cấp chất xơ, bổ sung các thực phẩm hoặc các chất làm mềm phân, uống nhiều nước.
- Tránh rặn nhiều khi đi đại tiện để giúp hạn chế sa búi trĩ.
- Ngâm hậu môn trong nước ấm ngày 2-3 lần, mỗi lần khoảng 10 phút.
- Dùng thuốc đặt hậu môn, các thuốc tăng cường thành mạch.
- Áp dụng các bài thuốc chữa bệnh trĩ từ Đông y.
Các phương pháp điều trị ngoại khoa
Các can thiệp thủ thuật
- Thắt dây chun: Phương pháp tốt nhất để điều trị trị độ I và II.
- Tiêm xơ: Phương pháp chỉ định cho trĩ độ I và độ II, nhất là cho bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch hoặc mắc bệnh đông máu.
- Quang đông hồng ngoại: Phương pháp được chỉ định cho trĩ độ I, II.
- Đốt laser búi trĩ: Phương pháp được chỉ định cho trĩ độ II.
Các can thiệp thủ thuật trên cần được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa và thực hiện tại các bệnh viện.
Các can thiệp phẫu thuật
- Phẫu thuật kinh điển: Phương pháp được chỉ định cho các trĩ nội độ III và độ IV, các trĩ hỗn hợp hay trĩ có biến chứng. Cắt búi trĩ trực tiếp theo các phương pháp Milligan – Morgan, Feguson hay White heat.
- Phẫu thuật khâu treo triệt mạch trĩ theo phương pháp Longo: Với phương pháp này, cảm giác đau sau mổ và lần đại tiện đầu tiên giảm đáng kể so với các phương pháp phẫu thuật khác. Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân có thể trở lại sinh hoạt bình thường sớm nhất. Bệnh nhân chỉ cảm thấy sự khó chịu nhẹ ở vùng hậu môn, sau khi phẫu thuật chỉ cần sử dụng thuốc giảm đau đường uống.
- Phẫu thuật khâu triệt mạch trĩ dưới hướng dẫn của siêu âm doppler (THD): Phương pháp được chỉ định cho trĩ nội từ độ I đến độ III. Phương pháp phẫu thuật này khá đơn giản, an toàn, hiệu quả và ít đau sau mổ.
Bạn có thể tham khảo thêm:
- Top các cách trị bệnh trĩ tại nhà hiệu quả và an toàn nhất
- Tổng hợp các phương pháp điều trị bệnh trĩ mới nhất và hiệu quả nhất
Bệnh trĩ nên ăn gì và kiêng ăn gì?
Một chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp ngăn ngừa bệnh trĩ, giảm bớt sự phát triển của trĩ và ngăn ngừa bệnh trĩ tái phát sau phẫu thuật. Cùng tìm hiểu những thực phẩm mà người bị bệnh trĩ nên bổ sung và nên tránh.
Bệnh trĩ nên ăn gì?
Các loại dầu
Người bị bệnh trĩ nên thay thế các loại dầu ăn thông thường bằng các loại dầu như dầu oliu, dầu hạt lanh,… Thêm vào đó, sau mỗi bữa ăn nên uống bổ sung thêm dầu cá.
Rau xanh và trái cây
Rau xanh chứa hàm lượng chất xơ lớn, giúp làm mềm và bở phân, giúp nhuận tràng và giúp việc đi đại tiện trở nên dễ dàng hơn. Người bị trĩ nên bổ sung các loại rau xanh như: rau mồng tơi, rau khoai lang, rau dền, rau đay,… vào thực đơn ăn uống hằng ngày. Ngoài ra, nên bổ sung các loại quả tốt cho hệ tiêu hóa như táo, chuối,….
Thực phẩm giàu sắt
Người bị bệnh trĩ nên bổ sung các thực phẩm giàu sắt như cá ngừ, cua, gan gà, rau dền đỏ, rau chân vịt, mộc nhĩ đen,… vào thực đơn ăn uống để tránh khỏi tình trạng thiếu máu do thường xuyên đại tiện ra máu.
Thực phẩm giàu vitamin
Các loại quả có múi và quả mọng như cam, quýt, bưởi, chanh, việt quất, mâm xôi,… rất giàu vitamin C, có tác dụng giúp tăng đề kháng, chống oxy hóa và làm lành các tổn thương trên cơ thể nhanh chóng. Các loại quả này rất tốt cho người bị bệnh trĩ.
Uống đủ nước
Người bị bệnh trĩ nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày, uống cả khi không cảm thấy khát. Uống đủ nước giúp tiêu hóa dễ dàng, tránh tình trạng táo bón khiến bệnh trĩ trở nên nghiêm trọng hơn. Bạn có thể thay thế nước lọc bằng các loại nước trái cây tươi để bổ sung thêm cả vitamin và chất xơ cho cơ thể.
Tham khảo thêm: Bệnh trĩ uống gì hết? Rau gì chữa bệnh trĩ?
Bệnh trĩ kiêng ăn gì?
Đồ ăn cay nóng
Các đồ ăn nhiều gia vị như ớt, tiêu, quế,…sẽ gây kích ứng niêm mạc dạ dày và ruột gây nên tình trạng nóng trong và táo bón. Lúc này sẽ dẫn đến đau rát hậu môn và khiến bệnh trĩ trở nặng hơn.
Đồ ăn mặn, nhiều muối
Các loại đồ ăn mặn sẽ gây nên tình trạng giảm trữ nước trong ruột, làm phân bị cứng và vón cục, làm các mạch máu căng lên khiến tình trạng bệnh trĩ nặng hơn.
Hạn chế tinh bột và đường
Đường và tinh bột là những thức ăn khó tiêu, dễ tạo áp lực lên dạ dày và thành ruột, có thể gây nên tình trạng táo bón khiến bệnh trĩ nghiêm trọng hơn.
Đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ
Các loại đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, chất béo rất khó tiêu hóa, có thể khiến cơ thể dễ gặp phải tình trạng nóng trong và táo bón, khiến tình trạng bệnh trĩ nặng hơn.
Các chất kích thích
Các đồ uống có cồn như rượu, bia và chất kích thích như cà phê là những đồ uống không tốt cho hệ tiêu hóa, chúng sẽ làm tăng áp lực lên thành ruột. Vì thế, người bị bệnh trĩ tuyệt đối không nên sử dụng.
HemoClin – Tạm biệt đau, ngứa, bỏng rát và kích ứng do Trĩ
Gel bôi trĩ HemoClin có xuất xứ từ Hà Lan là sản phẩm dùng để làm lạnh tức thì, làm giảm Trĩ và khó chịu hậu môn như ngứa, kích ứng, bỏng rát, nhạy cảm và đau. Gel giúp phòng ngừa bệnh Trĩ và nứt hậu môn, điều trị các khó chịu ở hậu môn và tác động lên da, hỗ trợ xa hơn quá trình làm lành tự nhiên.
- HemoClin với thành phần chính là phức hợp 2QR được chiết xuất từ cây lô hội, 2QR đã được đăng ký bảo hộ sáng chế độc quyền tại Mỹ và tại Châu Âu.
- HemoClin không chứa hoá chất độc hại và không có tác dụng phụ nào được tìm thấy.
Xem chi tiết sản phẩm TẠI ĐÂY.
Hy vọng những chia sẻ về bệnh trĩ như bệnh trĩ là gì, nguyên nhân và dấu hiệu bệnh trĩ ở trên sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về căn bệnh này. Nếu có dấu hiệu của bệnh, cần thăm khám ngay để có phương pháp điều trị kịp thời, tránh để bệnh trở nặng khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.