Bệnh trĩ ngoại là gì? Có nguy hiểm không? Dấu hiệu và cách chữa trị

5/5 - (1 bình chọn)

Bệnh trĩ là một bệnh lý về hậu môn không còn hiếm gặp hiện nay. Bệnh trĩ ngoại có thể dễ dàng nhận biết bằng mắt thường qua các biểu hiện đặc trưng. Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh gây nhiều phiền toái trong sinh hoạt và cuộc sống, nặng có thể gây ra nhiều biến chứng viêm nhiễm tại hậu môn. Vậy bệnh trĩ ngoại là gì? Có nguy hiểm không? Cách chữa bệnh trĩ tại nhà như thế nào mang lại hiệu quả?  Tất cả những thắc mắc này sẽ được chúng tôi giải đáp ngay trong bài viết dưới đây, tìm hiểu ngay nhé.

Bệnh trĩ ngoại là gì?

Trĩ ngoại là tình trạng bị rối loạn tĩnh mạch ở bờ hậu môn khiến chúng phình ra và căng giãn quá mức, từ đó hình thành các búi trĩ. Các búi trĩ ngoại xuất hiện ở bên ngoài hậu môn, dưới lớp da xung quanh hậu môn.

Khi mới xuất hiện, các búi trĩ có kích thước nhỏ như hạt đậu, lâu dần nếu không được điều trị, chúng sẽ phát triển thành những cục có kích thước to.

Trĩ ngoại gây đau rát, ngứa ngáy và khó chịu cho người bệnh, nếu tình trạng nặng có thể gây đau đớn khi ngồi và gây chảy máu khi có va chạm.

Bệnh trĩ ngoại
Trĩ ngoại với các búi trĩ xuất hiện ở bên ngoài hậu môn

Tham khảo thêm: Bệnh trĩ là gì?

Dấu hiệu bệnh trĩ ngoại

Tùy mức độ nhẹ hay nặng mà trĩ ngoại có những dấu hiệu. triệu chứng khác nhau. Các triệu chứng bệnh trĩ ngoại điển hình bao gồm:

Dấu hiệu bệnh trĩ ngoại nhẹ

Đi ngoài ra máu tươi

Đây là biểu hiện thường gặp nhất của trĩ và cũng là triệu chứng xuất hiện sớm nhất. Ban đầu, tình trạng chảy máu nhẹ và ít, về sau, mỗi lần đi đại tiện máu có thể nhỏ giọt hoặc chảy thành tia.

Sa búi trĩ ngoại

Sa búi trĩ ngoại là triệu chứng điển hình nhất của bệnh, tuy nhiên phân biệt cấp độ sa búi trĩ không rõ ràng do búi trĩ ngoại nằm ở ngay rìa hậu môn. Để xác định mức độ sa búi trĩ, người ta thường dựa vào vị trí búi trĩ ngoại và kích thước búi trĩ.

Đau rát vùng hậu môn

Khi bị trĩ ngoại, người bệnh thường gặp cảm giác đau rát hoặc chỉ hơi đau rát, khó chịu và nóng vùng hậu môn.

bệnh trĩ ngoại là gì
Trĩ ngoại gây ra cảm giác đau rát vùng hậu cho người bệnh

Dấu hiệu của bệnh trĩ ngoại nặng

Tắc mạch trĩ

Khi trong búi trĩ hình thành cục máu đông tức là búi trĩ đã gây biến chứng tắc mạch. Tắc mạch trĩ khiến người bệnh đau đớn hơn rất nhiều, luôn có cảm giác chói chói, cộm cộm ở vùng hậu môn khiến người bệnh không dám ngồi thẳng lên mà chỉ ngồi bằng một bên mông.

Nhiễm khuẩn búi trĩ

Nhiễm khuẩn búi trĩ xuất hiện do các các tổn thương do trĩ ngoại gây ra, khiến ống hậu môn bị viêm, từ đó gây cảm giác nóng rát, ngứa ngáy cho người bệnh. Đặc biệt, khi thăm khám sẽ cảm thấy đau và khi thực hiện soi sẽ thấy sưng, phù nề. Thận chí nhiễm khuẩn búi trĩ có thể gây loét hậu môn.

Nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn sẽ gây đau đớn cho người bệnh khi đi đại tiện khiến người bệnh có cảm giác sợ khi đi đại tiện, lâu dần gây nên tình trạng táo bón và làm bệnh trở nặng hơn.

Có thể bạn quan tâm:

Hình ảnh bệnh trĩ ngoại nhẹ và nặng

Trĩ ngoại được phân chia thành 4 giai đoạn, cụ thể như sau:

Hình ảnh bệnh trĩ ngoại độ 1:

Búi trĩ xuất hiện ở ngoài rìa lỗ hậu môn với kích thước nhỏ như hạt đậu, sờ vào cảm giác mềm. Ở cấp độ 1, người bệnh sẽ cảm thấy đau rát và khó chịu ở hậu môn.

Trĩ ngoại độ 1
Trĩ ngoại độ 1

Hình ảnh bệnh trĩ ngoại độ 2:

Các búi trĩ có xu hướng sưng to dần, khiến người bệnh rất khó chịu và đau đớn. Thêm vào đó, vùng hậu môn ngứa ngáy và có dịch tiết ra ẩm ướt.

Trĩ ngoại độ 2
Trĩ ngoại độ 2

Tham khảo thêm: Hình ảnh trĩ ngoại độ 2 và cách chữa trĩ ngoại độ 2 tại nhà

Hình ảnh bệnh trĩ ngoại độ 3:

Búi trĩ căng phồng cùng với các mẩu da thừa trở nên ngoằn ngoèo gây bất tiện cho người bệnh, khiến người bệnh có cảm giác ngứa ngáy, đau đớn vùng hậu môn và ra máu khi đi đại tiện.

Trĩ ngoại độ 3
Trĩ ngoại độ 3

Hình ảnh bệnh trĩ ngoại độ 4:

Các búi trĩ mới cùng các búi trĩ cũ chồng chéo lên nhau nên dễ gây co thắt, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu. Điều này làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và hoại tử búi trĩ.

Trĩ ngoại độ 4
Trĩ ngoại độ 4

Bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?

Bệnh trĩ nói chung là một bệnh lý lành tính không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không được điều trị kịp thời và đúng phương pháp, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng như hoại tử búi trĩ.  Khi búi trĩ bị hoại tử có thể gây ra một loạt biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng búi trĩ lan rộng ra khắp vùng hậu môn và nhiễm trùng máu đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Bệnh trĩ ngoại có tự khỏi được không?

Nếu được phát hiện sớm, trĩ ngoại có thể tự khỏi nếu người bệnh biết điều trị chế độ ăn uống và thay đổi thói quen sinh hoạt hằng ngày kịp thời. Tuy nhiên, nếu trĩ ngoại đã ở giai đoạn nặng thì không thể tự khỏi được, lúc này cần phải áp dụng các phương pháp phẫu thuật; các phương pháp nội khoa như thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt hay dùng thuốc cũng không thể giúp chữa khỏi bệnh được.

Một số cách chữa bệnh trĩ ngoại tại nhà hiệu quả

Giảm bớt triệu chứng khó chịu của bệnh trĩ ngoại

  • Ngâm nước ấm: Sử dụng nước ấm để ngâm hậu môn trong khoảng 20 phút/ lần, thực hiện 2-3 lần/ ngày, sau đó lau khô bằng khăn mềm, tránh chà xát vùng hậu môn.
  • Chườm đá: Dùng một túi đá để chườm nhiều lần mỗi ngày lên vùng bị trĩ để giảm cảm giác đau và sưng.
  • Ngồi xổm khi đi vệ sinh: Người bị bệnh trĩ nên ngồi xổm khi đi đại tiện vì tư thế này giúp trực tràng tống phân ra ngoài thuận tiện hơn.
  • Sử dụng đệm để ngồi: Ngồi trên đệm sẽ giúp giảm sưng, hạn chế việc hình thành các búi trĩ mới.
  • Vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ: Người bị bệnh trĩ ngoại cần vệ sinh vùng hậu môn hằng ngày bằng nước ấm và xà phòng dịu nhẹ.
  • Sử dụng quần lót bằng vải cotton: Sử dụng quần lót rộng rãi. bằng vải cotton sẽ giúp vùng hậu môn thông thoáng, không gây ảnh hưởng đến các búi trĩ.

Sử dụng thuốc chữa bệnh trĩ ngoại

chữa bệnh trĩ ngoại
Sử dụng thuốc bôi để chữa bệnh trĩ ngoại

Hiện nay, các loại thuốc chữa bệnh trĩ ngoại thường được dùng là thuốc bôi và thuốc uống, có thể kết hợp 2 loại để chữa bệnh.

  • Thuốc bôi: Dùng để bôi lên vùng bị tổn thương giúp giảm đau, chống viêm và làm bền chắc tĩnh mạch. Nên sử dụng các loại thuốc bôi 2-3 lần/ ngày và tốt nhất nên sử dụng vào buổi tối trước khi đi ngủ.
  • Thuốc uống: Các loại thuốc uống chữa trĩ ngoại thường có các thành phần như Rutin và Flavonoid. Các thành phần này có tác dụng giảm viêm, giảm sưng và phù nề, giảm sung huyết tĩnh mạch ở vùng trĩ. Ngoài ra, người bệnh có thể được kê thêm các loại thuốc giảm đau, kháng sinh và thuốc trị táo bón để giảm giúp làm giảm các triệu chứng bệnh.

Tham khảo thêm: Top các cách trị bệnh trĩ tại nhà hiệu quả và an toàn nhất

Áp dụng cách chữa bệnh trĩ ngoại tại nhà bằng phương pháp dân gian

Cách chữa bệnh trĩ ngoại bằng cây lá bỏng

Trong thành phần của cây lá bỏng chứa các hoạt chất giúp tiêu viêm, kháng khuẩn, có khả năng cải thiện các triệu chứng của bệnh trĩ như chứng đi đại tiện ra máu.

Chuẩn bị:

  • 30g lá bỏng
  • 10g lá trắc bá
  • 10g cỏ nhọ nồi
  • 10g ngải cứu

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch các nguyên liệu và để ráo nước.
  • Cho tất cả các nguyên liệu vào ấm, cho thêm nước và sắc.
  • Dùng nước để uống hằng ngày.

Cách chữa bệnh trĩ ngoại bằng cây nhọ nồi

Cây nhọ nồi có đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn và cầm máu hiệu quả. Vì thế sử dụng cây nhọ nồi sẽ giúp ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm và khắc phục tình trạng chảy máu khi đi đại tiện do bệnh trĩ ngoại gây ra.

Chuẩn bị:

  • 1 nắm cây nhọ nồi
  • 1 chén nhỏ rượu

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch cây nhọ nồi và để ráo nước.
  • Cho cỏ, một chén rượu vào máy xay sinh tố.
  • Sau khi xay nhuyễn, chắt hết phần nước cốt thu được để uống. Phần bã thì đắp vào hậu môn.
cách chữa bệnh trĩ ngoại tại nhà
Cây nhọ nồi giúp giảm tình trạng chảy máu khi đi đại tiện do bệnh trĩ ngoại gây ra

Bệnh trĩ ngoại kiêng ăn gì?

Sau đây là một số thực phẩm mà người bị trĩ ngoại nên kiêng để tránh tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Thực phẩm cay nóng

Các thực phẩm cay nóng như ớt, tiêu, mù tạt,… sẽ gây nóng trong, từ đó gây nên tình trạng khó tiêu và táo bón, làm bệnh trĩ nặng hơn.

Thực phẩm giàu đạm

Các loại thịt màu đỏ như thịt bò, thịt dê,… rất nhiều đạm sẽ gây khó tiêu, gây tình trạng bón nặng, khiến tình trạng sa búi trĩ trầm trọng hơn.

Thực phẩm quá mặn

Khi nạp thực phẩm quá mặn sẽ hút một lượng lớn nước trong cơ thể, khiến cơ thể không đủ nước để làm mềm phân, gây nên tình trạng phần cứng và vón cục gây chảy máu khi đi đại tiện.

Sử dụng HemoClin cho người bệnh trĩ ngoại

Điều trị bệnh trĩ ngoại với HemoClin

Hemoclin có tác dụng làm giảm các triệu chứng của bệnh trĩ như sưng nóng, ngứa ngáy, kích ứng, viêm, đau rát, nứt hậu môn,…

Ngoài ra, Hemoclin còn có khả năng ức chế sự xâm nhập của vi khuẩn, nhằm hạn chế tình trạng tái phát và nhiễm trùng. Sử dụng thuốc thường xuyên còn thúc đẩy quá trình phục hồi tĩnh mạch và giảm áp lực khi đại tiện.

Xem chi tiết sản phẩm TẠI ĐÂY.

Với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ về bệnh trĩ ngoại trên đây, hy vọng sẽ giúp bạn hiểu hơn về bệnh lý này và lựa chọn được phương pháp chữa trị phù hợp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *