Top các cách trị bệnh trĩ tại nhà hiệu quả và an toàn nhất

5/5 - (1 bình chọn)

Hiện nay, số lượng người mắc bệnh trĩ đang có xu hướng ngày càng “trẻ hóa”. Bệnh gây ra rất nhiều phiền toái, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống người bệnh nên cách chữa bệnh trĩ như thế nào hiệu quả là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Dưới đây, hãy cùng các chuyên gia của 24hkhoedep.com tìm hiểu các cách trị bệnh trĩ tại nhà hiệu quả và an toàn nhất nhé.

Bệnh trĩ
Bệnh trĩ gây nhiều khó chịu và phiền toái cho người mắc phải

Tham khảo thêm: Bệnh trĩ là gì?

Cách chữa bệnh trĩ dân gian an toàn

Cách trị bệnh trĩ bằng rau diếp cá

Trong diếp cá có một lượng tinh dầu lớn chứa hoạt decanonyl acetaldehyde – hoạt chất này đóng vai trò như một chất kháng sinh giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn có hại, sát khuẩn và chống viêm nhiễm, sưng phù hậu môn. Bên cạnh đó, thành phần Quercetin – một flavonoid có trong rau diếp cá có tác dụng bảo vệ thành mạch, từ đó giúp giảm tình trạng sa búi trĩ và cải thiện các triệu chứng của bệnh trĩ.

Chuẩn bị:

  • 200g lá diếp cá tươi
  • 300ml nước
  • Một chút muối

Cách thực hiện:

  • Lá diếp cá rửa sạch, sau đó ngâm cùng nước muối pha loãng trong vòng 15 phút sau đó rửa lại với nước sạch và để ráo.
  • Cho lá diếp cá vào máy xay cùng 300ml nước và xay nhuyễn.
  • Cho hỗn hợp đã xay ra ly, bạn có thể thêm một chút muối để dễ uống hơn.
  • Uống mỗi ngày 1 – 2 ly để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất, giúp thuyên giảm các triệu chứng của bệnh trĩ sau 3-5 tuần.

Cách chữa bệnh trĩ bằng lá lốt

Trong lá lốt chứa nhiều chất xơ, canxi, phốt pho, protein, sắt và vitamin C và lượng lớn các flavonoid (như beta-caryophyllene) và các hợp chất gốc benzyl, đây là những hoạt chất có tác dụng chống oxy hóa, kháng khuẩn, kháng viêm mạnh. Vì thế, khi sử dụng lá lốt trong trị bệnh trĩ có tác dụng tiêu diệt các loại vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng ở vùng hậu môn, giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh như giảm bớt cảm giác ngứa, đau rát hậu môn và kích thích các búi trĩ nhanh co lại.

Chuẩn bị:

  • 1 nắm lá lốt tươi
  • 2 lít nước

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá lốt, sau đó ngâm cùng nước muối pha loãng khoảng 15 phút để khử khuẩn, rồi rửa lại với nước sạch rồi để ráo nước.
  • Cho lá lốt cùng 2 lít nước vào nồi, đun đến khi sôi thì tắt bếp.
  • Vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ, sau đó tiến hành xông hơi trong khoảng 10 phút.
  • Sau đó bạn có thể pha thêm một chút nước lạnh nữa để rửa vùng hậu môn.
  • Bạn có thể áp dụng cách này 1-2 lần/ ngày và thực hiện đều đặn mỗi ngày sẽ giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh trĩ.
cách trị bệnh trĩ
Lá lốt giúp giảm bớt cảm giác ngứa, đau rát hậu môn và kích thích các búi trĩ nhanh co lại

Cách chữa bệnh trĩ dân gian bằng lá vông

Trong lá vông có chứa các alcaloid như erysonin, erythrinin,, erythralin, erysotrin, erysovin, erysodin, erythranin,… có khả năng ức chế hoạt động của dây thần kinh, tác động hỗ trợ làm teo kích thước búi trĩ, làm giảm nhanh hơn các dấu hiệu bệnh trĩ. Ngoài ra, các  Saponin như tanin, mygarin và flavonoid có trong lá vông giúp giảm đau rát vùng hậu môn, giúp các cơ giãn nở tốt hơn để người bệnh đi đại tiện dễ dàng hơn, từ đó giúp giảm lượng máu chảy ra mỗi lần đại tiện.

Chuẩn bị:

  • 80g lá vông
  • 80g lá thầu dầu tía
  • Muối tinh

Cách làm:

  • Rửa sạch lá vông và lá thầu dầu tía, sau đó ngâm cùng với nước muối pha loãng khoảng 15 phút, rồi rửa lại với nước sạch và để ráo nước.
  • Thái nhỏ 2 loại lá rồi đem giã nát, cho thêm vài hạt muối tinh.
  • Cho hỗn hợp vào một chiếc khăn mỏng và buộc kín miệng.
  • Sau đó đem hơ trên ngọn lửa cho nóng và đắp trực tiếp vào vùng hậu môn đã được vệ sinh sạch sẽ.
  • Đắp liên tục và lặp lại khoảng 15 phút.
  • Nên áp dụng cách này trước khi đi ngủ, kiên trì trong vòng 4-6 tuần sẽ thấy các triệu chứng của bệnh thuyên giảm và búi trĩ teo lại.

Cách trị bệnh trĩ tại nhà bằng ngải cứu

Trong ngải cứu có nhiều thành phần có tác dụng giảm đau, kháng viêm, kháng khuẩn vô cùng hiệu quả. Bên cạnh đó, hoạt chất Yomogin có trong ngải cứu có tác dụng co búi trĩ và cải thiện các triệu chứng của bệnh trĩ. Vì thế, sử dụng ngải cứu để hỗ trợ điều trị bệnh trĩ là phương pháp được nhiều người lựa chọn.

Chuẩn bị:

  • 1 nắm lá ngải cứu

Cách làm:

  • Lá ngải cứu rửa sạch, ngâm cùng nước muối pha loãng 15 phút rồi rửa lại với nước và để ráo nước.
  • Giã nát lá ngải cứu, sau đó đắp trực tiếp lên vùng hậu môn đã được vệ sinh sạch và dùng băng gạc cố định lại.
  • Giữ nguyên khoảng 1 tiếng đồng hồ rồi gỡ ra và rửa sạch.
  • Nên kiên trì áp dụng cách này mỗi ngày 1-2 lần, sau một thời gian bạn sẽ thấy triệu chứng ra máu khi đi đại tiện do trĩ gây ra sẽ giảm bớt.
cách trị bệnh trĩ tại nhà
Ngải cứu có tác dụng co búi trĩ và cải thiện các triệu chứng của bệnh trĩ

Cách chữa bệnh trĩ dân gian bằng dầu dừa

Trong dầu dừa chứa nhiều hoạt chất cùng với Axit lauric có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, kháng nấm và kháng vi-rút, giúp xoa dịu các tĩnh mạch bị sưng,  giảm triệu chứng sưng do trĩ gây ra, từ đó giúp các búi trĩ lành nhanh hơn. Sử dụng dầu dừa để trị bệnh trĩ giúp giảm cảm giác đau rát, ngứa ngáy và giảm các cơn đau do bệnh trĩ gây ra.

Chuẩn bị:

  • 4-5 thìa dầu dừa
  • 2 củ nghệ
  • Muối tinh

Cách thực hiện:

  • Rửa nghệ thật sạch sau đó thái thành từng lát mỏng.
  • Cho nghệ vào nồi cùng 2 lít nước và đun sôi.
  • Sau khi nước đã sôi thì đổ ra chậu và thêm 1 chút nước lạnh rồi cho thêm 4-5 thìa dầu dừa và 1 ít muối.
  • Tiến hành ngâm vùng hậu môn đã được vệ sinh sạch khoảng 15 phút.
  • Thực hiện cách này khoảng 1-2 lần mỗi ngày và kiên trì áp dụng trong thời gian dài sẽ mang lại hiệu quả.

Cách trị bệnh trĩ tại nhà bằng lá sung

Trong lá sung chứa các thành phần dược tính như flavonoids, alkaloids, triterpenoids, tanin,… có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn, giúp giảm các triệu chứng của bệnh trĩ như đau rát hậu môn và ngăn ngừa viêm nhiễm búi trĩ.

Chuẩn bị:

  • 500g lá sung
  • ½ thìa muối tinh

Cách thực hiện:

  • Lá sung rửa sạch và để ráo nước.
  • Sau đó cho lá sung vào nồi cùng 2 lít nước và ½ thìa muối rồi đun sôi khoảng 10-15 phút.
  • Sau khi làm sạch vùng hậu môn thì dùng nước lá sung đun sôi để xông.
  • Khi nước còn ấm thì dùng để ngâm rửa vùng hậu môn.
cách trị bệnh trĩ bằng lá sung
Lá sung có tác dụng giúp giảm các triệu chứng của bệnh trĩ như đau rát hậu môn

Cách chữa bệnh trĩ tại nhà bằng lá cúc tần

Trong cúc tần cho rất nhiều hoạt chất như acid chlorogenic, monoterpen, sesquiterpenoids, favonoids,….có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, chống lở loét, giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh trĩ, làm lành các tổn thương do bệnh trĩ gây ra nhanh chóng.

Chuẩn bị:

  • 1 nắm lá cúc tần
  • 1 nắm lá sung

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá cúc tần và lá sung, ngâm cùng nước muối pha loãng để sát khuẩn sau đó rửa lại với nước sạch và để ráo nước.
  • Giã nát 2 loại lá và đắp trực tiếp lên vùng hậu môn đã vệ sinh sạch.
  • Giữ nguyên trong vòng 30 phút rồi rửa lại với nước sạch.
  • Áp dụng ngày 1-2 lần để giảm cảm giác ngứa rát hậu môn, và giúp các búi trĩ co lại.

Thuốc trị bệnh trĩ tốt nhất hiện nay

Thuốc trị bệnh trĩ ngoại

Các loại thuốc phổ biến thường dùng trong điều trị trĩ ngoại bao gồm:

  • Thuốc bôi trĩ; Các loại thuốc thuộc nhóm này như Cotripro, Hydrocortisone,Titanoreine,…
  • Thuốc giảm đau không kê đơn: Các loại thuốc thuộc nhóm này như Acetaminophen, Ibuprofen…
  • Thuốc giảm ngứa tại chỗ: Các loại thuốc thuộc nhóm này như Kem Hydrocortisone,..
  • Các nhóm thuốc khác: thuốc chống táo bón, thuốc đặt hậu môn, thuốc làm mềm phân,…

Các loại thuốc bôi được dùng để điều trị trĩ ngoại

Thuốc trị bệnh trĩ nội

Các loại thuốc phổ biến thường dùng trong điều trị trĩ nội bao gồm:

  • Thuốc chống viêm tại chỗ: Bao gồm các thuốc như hydrocortison 0,25-1%.
  • Thuốc nhuận tràng: Bao gồm các thuốc như Sorbitol 5g, Forlax 10g, Duphalac 10g/15ml…
  • Thuốc chống kháng sinh tại chỗ: Bao gồm các thuốc như framycetin, Neomycin,…
  • Thuốc giảm đau cho vùng hậu môn: Bao gồm các thuốc như benzocain 5-20%, lidocain 2-5%,…
  • Thuốc co mạch: Bao gồm các thuốc như ephedrin sulfat 0,1-0,125%, phenylephrin HCl 0,25%,…

Hemoclin – Giải pháp điều trị và phòng ngừa bệnh trĩ

Hemoclin có xuất xứ từ Hà Lan với các thành phần chính là phức hợp Bio-active 2QR đã được cung cấp bằng sáng chế và được chuẩn hóa từ cây Aloe Barbadentis.

Hemoclin giúp phòng ngừa và điều trị bệnh trĩ

Hemoclin có công dụng:

  • Làm giảm các khó chịu ở hậu môn như đau, ngứa, bỏng rát và nứt hậu môn.
  • Điều trị và phòng ngừa bệnh trĩ.
  • Thúc đẩy làm lành các vết trầy xước trong ống hậu môn (do trĩ) một cách tự nhiên.

Những chia sẻ trên đây là các cách trị bệnh trĩ mà chúng tôi muốn gửi đến các bạn. Hi vọng qua bài viết này sẽ giúp các bạn lựa chọn được một phương pháp giúp giảm các triệu chứng của bệnh trĩ và hỗ trợ điều trị bệnh trĩ.

>>>Tham khảo thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *