Nứt kẽ hậu môn có nguy hiểm không? Hình ảnh bệnh nứt kẽ hậu môn

5/5 - (2 bình chọn)

Nứt kẽ hậu môn là tình trạng phổ biến ở mọi lứa tuổi, xuất phát từ nhiều nguyên nhân gây khó chịu và đau đớn cho người bệnh. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn hình ảnh bệnh nứt kẽ hậu môn và một số thông tin liên quan, cùng tìm hiểu nhé.

Nứt kẽ hậu môn để lâu có sao không?

Nứt kẽ hậu môn là bệnh phổ biến nhưng nếu để lâu và không có biện pháp chữa trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Khi vết nứt lan vào cơ vòng hậu môn sẽ rất khó lành, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng hậu môn.
  • Nứt kẽ hậu môn để lâu sẽ thành mãn tính, gây thiếu máu và các biến chứng nghiêm trọng như: viêm nhiễm hậu môn, áp xe hậu môn,…
Nứt kẽ hậu môn
Nứt kẽ hậu môn để lâu vô cùng nguy hiểm

Hình ảnh bệnh nứt kẽ hậu môn

Hình ảnh bệnh nứt kẽ hậu môn
Hình ảnh bệnh nứt kẽ hậu môn 1

 

Hình ảnh bệnh nứt kẽ hậu môn
Hình ảnh bệnh nứt kẽ hậu môn 2

Nứt kẽ hậu môn có nguy hiểm không?

Các vết nứt hậu môn thường không gây nguy hiểm. Tuy nhiên có thể liên quan đến các bệnh nghiêm trọng hơn như viêm loét đại tràng hoặc bệnh Crohn hoặc ung thư hậu môn với hình ảnh đại thể là một khe nứt hậu môn.

Các biến chứng khi nứt kẽ hậu môn có thể bao gồm:

  • Nứt kẽ hậu môn mãn tính: Lúc này khe nứt hậu môn không lành lại được, có thể gây ra mô sẹo rộng tại vị trí của khe nứt.
  • Rò hậu môn: Sẽ có các đường hầm nhỏ được hình thành giữa kênh hậu môn và các cơ quan xung quanh.
  • Đại tiện không tự chủ: Việc phẫu thuật điều trị vết nứt hậu môn mãn tính có thể gây ra tình trạng đại tiện không tự chủ.
  • Hẹp hậu môn: Tình trạng này do co thắt cơ thắt hậu môn hoặc co thắt mô sẹo gây ra.
  • Gây hoại tử và ung thư hậu môn: Nứt kẽ hậu môn và viêm nhiễm kéo dài sẽ khiến tế bào niêm mạc tổn thương gây hoại tử, thậm chí ung thư hậu môn.
  • Gây thiếu máu: Người bệnh thường xuyên bị chảy máu hậu môn mỗi khi đi đại tiện. Nếu kéo dài sẽ dẫn đến mất máu và thiếu máu nghiêm trọng, cơ thể suy nhược, hoa mắt chóng mặt, tụt huyết áp và choáng ngất.
  • Gây nhiễm trùng hậu môn: Hậu môn có biểu hiện sưng phồng ngứa ngáy, đau nhức khi đi đại tiện. Nếu không khắc phục sớm, vi khuẩn có thể xâm nhập qua các vết nứt vào mạch máu gây nhiễm trùng máu hoặc tấn công ngược lên đường ruột gây viêm nhiễm và hình thành polyp hậu môn.

Có thể bạn quan tâm:

  1. Nứt hậu môn bao lâu thì lành?
  2. Nứt kẽ hậu môn có tự lành không?

Nứt kẽ hậu môn dùng thuốc gì?

Việc sử dụng thuốc sẽ giúp giảm nhanh các cơn đau và giúp vết thương mau lành. Các thuốc thường được dùng phổ biến trong chữa nứt kẽ hậu môn như: Proctolog, Nitroglycerin, Tetracycline, anusol-Hc,… Ngoài ra, bác sĩ có thể kê đơn kèm các thuốc sau đây để giúp bệnh khỏi nhanh chóng:

  • Thuốc giảm đau chứa các thành phần Paracetamol như: Anusol-Hc, Lidocain, oxit kẽm được dùng bôi ngoài da.
  • Thuốc làm mềm phân: Duphalac, Bisacodyl,… giúp làm giảm các triệu chứng táo bón, nhuận tràng, giúp đi đại tiện dễ dàng.
  • Thuốc chống viêm: Cephalexin, Cefadroxil, Cefixim, Cefazolin,… giúp giảm sưng đau, viêm nhiễm và chảy dịch ở hậu môn.
Nứt kẽ hậu môn dùng thuốc gì
Nứt kẽ hậu môn dùng thuốc gì

Làm gì để phòng tránh nứt kẽ hậu môn

Để tránh tình trạng nứt hậu môn gây khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày thì bạn cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa ngay từ đầu. Một số phương pháp hữu ích mà bạn có thể thực hiện như:

Uống đủ nước mỗi ngày

Việc bổ sung đủ nước cho cơ thể mỗi ngày cũng là phương pháp để ngăn ngừa tình trạng táo bón, hạn hình thành các vết nứt hậu môn. Tuy nhiên, bạn nên bổ sung nước lọc hay nước ép trái cây, không nên sử dụng nhiều rượu bia, cà phê,…vì sẽ làm tăng khả năng mất nước, không tốt cho sức khỏe.

Bổ sung đầy đủ chất xơ cho cơ thể

Thiếu chất xơ sẽ gây ra tình trạng táo bón với các biểu hiện như phân khô, cứng với kích thước lớn gây khó khăn khi đi đại tiện, gây nên các vết nứt hậu môn. Do đó, việc bổ sung đầy đủ chất xơ cho cơ thể thông qua chế độ ăn uống hàng với liều lượng 20 – 35g/ngày là thực sự cần thiết. Một số thực phẩm giàu chất xơ mà bạn có thể bổ sung vào thực đơn ăn uống như:

  • Lúa mì, yến mạch nguyên cám.
  • Ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, ngô, …
  • Đậu Hà Lan và các loại đậu.
  • Các loại hạt và quả hạch.
  • Trái cây có múi như cam, bưởi,….

Tập thể dục mỗi ngày

Bạn nên xây dựng thói quen tập thể dục mỗi ngày, dành 30 phút để tập các bài tập nhẹ nhàng để giúp kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Từ đó sẽ hạn chế được tình trạng táo bón, ngăn ngừa việc hình thành các vết nứt hậu môn.

Xây dựng thói quen đại tiện lành mạnh

  • Không nên nhịn đi đại tiện hoặc chờ quá lâu, nên đi đại tiện vào một khung giờ cố định hằng ngày, tốt nhất nên đi vào buổi sáng.
  • Không nên ngồi trên bồn cầu quá lâu, ngồi đúng tư thế.
  • Giữ vùng hậu môn luôn khô ráo, cần vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần đi đại tiện.
  • Không sử dụng giấy vệ sinh có mùi hương, hóa chất độc hại,…
  • Sử dụng quần lót vải cotton mềm mại, thoáng mát, không nên sử dụng quần quá chật.
  • Điều trị kịp thời các bệnh có nguy cơ dẫn đến tình trạng nứt kẽ hậu môn như: tiêu chảy, táo bón… ngay khi xuất hiện triệu chứng.

Mách bạn:

Hemoclin
Hemoclin điều trị bệnh Trĩ và nứt Hậu Môn

Hemoclin với thành phần chính là phức hợp Bio-active (2QR) đã được cấp bằng sáng chế và được chuẩn hóa từ cây Aloe Barbadentis với các công dụng:

  • Làm giảm các khó chịu ở hậu môn như đau rát hậu môn, ngứa và nứt hậu môn.
  • Điều trị và phòng ngừa bệnh trĩ.
  • Thúc đẩy làm lành các vết trầy xước trong ống hậu môn (do trĩ) một cách tự nhiên.

Trên đây, chúng tôi vừa chia sẻ đến bạn hình ảnh bệnh nứt kẽ hậu môn và những thông tin liên quan. Hi vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh lý này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *