Viêm da cơ địa là gì? Có lây không? Bôi thuốc gì? Kiêng ăn gì?

5/5 - (1 bình chọn)

Viêm da cơ địa là bệnh lý phổ biến hiện nay. Tuy bệnh không quá nguy hiểm nhưng bệnh khiến người mắc phải cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy thậm chí là vô cùng đau rát ở vùng da bị ảnh hưởng. Vậy viêm da cơ địa là gì? Viêm da cơ địa có lây không, dùng thuốc gì và kiêng ăn gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé.

Viêm da cơ địa là gì?

Viêm da cơ địa (hay còn được gọi là chàm thể tạng) với các đặc trưng là xuất hiện các mảng da viêm đỏ, bong vảy, hoặc da viêm đỏ rỉ dịch và ngứa ngáy dữ dội. Nếu người bệnh càng gãi thì càng khiến da bị tổn thương, trầy xước gây nên tình trạng nhiễm trùng da. Viêm da cơ địa là bệnh mạn tính, rất dễ tái phát nhiều lần.

Viêm da cơ địa chiếm khoảng 5% dân số, thường gặp ở những tháng đầu đời của trẻ và bệnh nặng nếu trẻ có gen di truyền đồng hợp tử, khi trẻ lên 2-3 tuổi thì bệnh sẽ giảm dần.

Viêm da cơ địa là gì
Viêm da cơ địa là gì

Viêm da cơ địa có lây không?

Không giống như nhiều bệnh lý liên quan đến da khác, viêm da cơ địa không có tính lây lan từ người này sang người khác. Việc tiếp xúc trực tiếp với chất dịch, máu từ thương tổn do gãi hoặc trầy xước trên da của người viêm da cơ địa không làm tăng nguy cơ mắc bệnh cho người khác.

Tuy nhiên, bệnh có tính di truyền từ bố mẹ sang con. Nếu đồng thời bố và mẹ mắc bệnh viêm da cơ địa thì hơn 80% các trường hợp con sinh ra sẽ bị bệnh. Còn nếu chỉ có bố hoặc mẹ mắc bệnh thì tỷ lệ con mắc bệnh sẽ giảm xuống còn 50%. Viêm da cơ địa di truyền còn được thể hiện thông qua việc tăng tỷ lệ mắc bệnh khi có các thành viên khác trong gia đình bị bệnh.

Viêm da cơ địa bôi thuốc gì?

Dưới đây là các loại thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị viêm da cơ địa.

Thuốc chứa steroid

Hoạt được chỉ định nhiều trong các trường hợp bị viêm da cơ địa.

Đối với trẻ nhỏ dưới 5 tuổi hoặc những người bị nhẹ thì có thể điều trị bằng loại có hoạt tính yếu như hydrocortisone 2,5%, desonide 0,05% dùng theo dạng thuốc mỡ) từ 1 – 2 lần/ngày. Duy trì sử dụng thuốc trong khoảng từ 2 – 4 tuần, nên kết hợp với sử dụng kem dưỡng ẩm hàng ngày.

Đối với trường hợp viêm da cơ địa cấp độ trung bình, có thể điều trị bằng thuốc chứa steroid hoạt tính mạnh hơn như triamcinolone 0,1%, fluocinolone 0,025%, betamethasone dipropionate 0,05%.

Đối với bệnh nhân bị viêm da cơ địa cấp tính, mức độ nặng thì sẽ được chỉ định dùng thuốc hoạt tính rất mạnh, dùng trong 2 tuần, sau đó sẽ dùng thuốc có hoạt chất yếu hơn tới khi tình trạng bệnh được cải thiện.

Viêm da cơ địa bôi thuốc gì
Viêm da cơ địa bôi thuốc gì

Thuốc không chứa steroid

Thuốc ức chế calcineutrine tại chỗ (TCI) được chỉ định rất nhiều trong các trường hợp bị viêm da cơ địa. Thuốc dùng cho các trường hợp sau:

  • Bệnh nhân không đáp ứng hiệu quả với với việc điều trị bằng thuốc có chứa steroid.
  • Người bệnh đã từng dùng steroid trong thời gian dài, hoặc đã từng gặp phải tác dụng phụ khi dùng steroid.
  • Bệnh gây ra các tổn thương ở khu vực da nhạy cảm (da mặt, hậu môn, vùng kín,…).

Các loại thuốc không chứa steroid như: TCl, kem pimecrolimus, thuốc mỡ tacrolimus, thuốc crisaborole,…

Với thuốc TCI cần bôi 2 lần/ngày để giúp phát huy tối đa công dụng giảm viêm nhiễm. Để phòng nguy cơ tái phát khi đã khỏi bệnh, bạn cũng có thể duy trì dùng thuốc với tần suất khoảng 2 – 3 lần/tuần.

Với kem pimecrolimus và thuốc mỡ tacrolimus là các loại thuốc không được dùng cho trẻ dưới 2 tuổi. Tacrolimus với hàm lượng 0,1% thường được chỉ định dùng cho người lớn trên 15 tuổi, còn tacrolimus hàm lượng 0,03% phù hợp cho trẻ nhỏ hoặc người trưởng thành không đáp ứng với loại 0,1%.

Thuốc crisaborole: dùng được cả cho trẻ em từ 3 tháng tuổi trở lên, phù hợp cho những người bị viêm da cơ địa từ nhẹ đến trung bình,

Viêm da cơ địa kiêng ăn gì?

Khi bị viêm da cơ địa, người bệnh cần kiêng một số loại thực phẩm nhất định sau đây để tránh làm cho tình trạng bệnh nặng hơn.

Viêm da cơ địa kiêng ăn gì
Viêm da cơ địa kiêng ăn gì
  • Sữa và các sản phẩm được làm từ sữa: Nhóm thực phẩm này chứa nguồn chất béo bão hòa vô cùng phong phú nên dễ gây tình trạng dị ứng.
  • Thịt đỏ: Trong thịt đỏ chứa rất nhiều chất béo bão hòa có khả năng thúc đẩy sự hình thành của các phản ứng viêm nên những người bị viêm da cơ địa không nên ăn nhiều. Người bệnh có thể thay thế các loại thịt đỏ bằng thịt trắng để cung cấp đủ nguồn protein cho cơ thể.
  • Tinh bột: Các loại thực phẩm giàu tinh bột có thể khiến cho các triệu chứng viêm da cơ địa nặng hơn. Do đó, người bệnh nên thay thế các thực phẩm giàu tinh bột bằng các loại ngũ cốc nguyên cám để hỗ trợ hệ tiêu hoá cũng như tăng cường miễn dịch của cơ thể.
  • Kẹo: Đây là thực phẩm có chứa nhiều đường sẽ khiến cho những triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa trở nên nặng hơn.

Dexem Repair Cream – Giải pháp cho bệnh viêm da cơ địa

Dexem Repair Cream
Dexem Repair Cream điều trị viêm da cơ địa

– Điều trị các triệu chứng của bệnh chàm và dị ứng da (viêm da cơ địa).

– Làm giảm ngứa và điều trị da bị tổn thương, ửng đỏ và khô Thúc đẩy quá trình làm lành tự nhiên của da và làm vô hiệu hóa các vi khuẩn có hại.

– Làm mới và điều chỉnh làn da.

– Không chứa Hormone.

– Không chứa Steroid.

– Thích hợp để sử dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Xem chi tiết sản phẩm TẠI ĐÂY.

Trên đây, chúng tôi vừa giải đáp cho các bạn các thắc mắc viêm da cơ địa là gì, có lây không, nên bôi thuốc gì và kiêng ăn gì. Mong rằng qua bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh lý này.

Tham khảo thêm các bệnh về da:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *