Chàm sữa hay còn có tên gọi khác là lác sữa, là một bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi. Chàm sữa tuy không gây nguy hiểm cho trẻ nhưng nếu không điều trị sớm, sẽ có thể tái phát nhiều lần khiến việc điều trị khó khăn hơn. Vậy nguyên nhân chàm sữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là gì? Làm sao để nhận biết trẻ bị chàm sữa và cách chữa trị như thế nào để nhanh khỏi? Sau đây, 24hkhoedep.com sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên, cùng tìm hiểu nhé.
Chàm sữa là gì?
Chàm sữa hay còn gọi là bệnh lác sữa là bệnh lý thuộc nhóm chàm Eczema, là giai đoạn đầu của bệnh chàm thể tạng. Bệnh chàm sữa thường bị ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, từ 2 tháng tuổi tới 2 tuổi và thông thường sẽ tự khỏi khi trẻ lớn.
Khi bị chàm sữa, thông thường các vết chàm đỏ sẽ xuất hiện ở mặt, chủ yếu là má, một vài trường hợp sẽ xuất hiện ở trên cơ thể, tay chân,…
Biểu hiện của chàm sữa là lúc đầu xuất hiện nốt hồng trên da rồi sau đó chuyển thành mụn nước màu đỏ, lâu dần mụn nước sẽ nứt và vỡ ra, tiết dịch, gây nên tình trạng ngứa ngáy, có vảy và bong tróc da.
Nguyên nhân bị chàm sữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Hiện chưa xác định được nguyên nhân cụ thể gây nên bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhưng có một số yếu tố tác động khiến trẻ có nguy cơ bị chàm sữa, cụ thể:
Do di truyền
Bố mẹ mắc các bệnh về da như chàm, viêm da cơ địa, dị ứng,… thì con sinh ra có nguy cơ mắc bệnh chàm sữa cao hơn bình thường. Theo một số thống kê, 60% trẻ bị chàm sữa ở mặt là do di truyền từ bố mẹ.
Do dị ứng thức ăn
Cho trẻ sử dụng thức ăn không phù hợp, gây dị ứng cũng là nguyên nhân gây bệnh ngoài da, điển hình là chàm sữa.
Do dị ứng hóa chất
Sử dụng các loại kem dưỡng ẩm cho bé chứa nhiều hóa chất, chất tẩy,… khiến da của bé dị ứng, nguy cơ mắc bệnh chàm sữa cũng sẽ cao hơn.
Do dị ứng với môi trường
Môi trường sống ô nhiễm, tiếp xúc nhiều với lông động vật,… cũng đều có thể là nguyên nhân gây kích ứng cho da bé và gây bệnh ngoài da, trong đó có chàm sữa.
Ngoài ra, những bé có cơ địa nhạy cảm, làn da yếu, sức đề kháng kém cũng là một trong các nguyên nhân gây bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Dấu hiệu bệnh chàm sữa
Nếu biết cách nhận biết chàm sữa sớm sẽ giúp cha mẹ có phương pháp điều trị và chăm sóc phù hợp để tránh tình trạng tái phát nhiều lần, gây nên bệnh chàm thể tạng khó điều trị.
- Vùng má hoặc tay chân trẻ bắt đầu xuất hiện những nốt mẩn đỏ, sau đó chuyển dần sang mụn nước màu đỏ.
- Các mụn nước vỡ ra, đóng mày và có hiện tượng bong tróc vảy.
- Dùng tay chạm vào vùng da bị chàm sữa sẽ có cảm giác thô ráp và cảm nhận được những vảy nhỏ li ti.
- Chàm sữa thường xuất hiện ở các vùng da như má hoặc các vùng hay bị gập lại như cổ tay, khủy tay, đầu gối,….
- Khi bị chàm sữa sẽ gây cảm giác khó chịu, ngứa ngáy cho trẻ khiến trẻ bứt rứt, quấy khóc, ăn ít và ngủ không ngon giấc.
- Khi bị chàm sữa trẻ thường có một số triệu chứng đi kèm của viêm mũi hoặc hen suyễn.
Bệnh chàm sữa có nguy hiểm không?
Bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường không gây nguy hiểm, thậm chí bệnh sẽ tự khỏi trước khi bé lớn lên. Tuy nhiên, bệnh chàm sữa có đặc trưng là diễn biến dai dẳng và có thể tái phát nhiều lần gây ngứa ngáy, khó chịu cho bé, điều này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Trẻ sơ sinh cần ngủ nhiều giờ mỗi ngày, ít nhất là 10-16 tiếng mỗi ngày, nhưng các cơn ngứa ngáy do chàm sữa gây nên có thể khiến trẻ mất ngủ dẫn đến tình trạng mệt mỏi, quấy khóc, bỏ ăn dẫn đến sụt cân. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển về cả thể chất lẫn trí tuệ của trẻ.
Đặc biệt, với những trường hợp bệnh chuyển biến nặng, cảm giác ngứa ngáy sẽ tăng dần, sẽ tạo cho trẻ thói quen gãi ngứa liên tục khiến vùng da bị chàm sữa trầy xước và chảy máu. Nếu vùng da này không được vệ sinh sạch sẽ và đúng cách sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại tấn công gây viêm nhiễm, nguy cơ tiến triển thành chàm bội nhiễm rất cao. Khi đó việc điều trị sẽ khó khăn và có thể để lại sẹo, gây mất thẩm mỹ làn da của bé, ảnh hưởng đến cuộc sống sau này.
Chàm sữa ở trẻ sơ sinh có tự hết không?
Theo các chuyên gia – bác sĩ da liễu, bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là bệnh lý ngoài da chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn, nếu vùng da bị chàm sữa được chăm sóc đúng cách thì bệnh sẽ tự khỏi rất nhanh.
Thông thường, các triệu chứng của chàm sữa sẽ thuyên giảm dần và có thể tự khỏi hoàn toàn khi trẻ lên 2 tuổi, vì đây là thời điểm mà hệ miễn dịch và sức đề kháng của bé đã ổn định.
Tuy nhiên, một số trường hợp trẻ vẫn có thể bị chàm sữa sau 4 tuổi. Lúc này, bệnh thường tiến triển kéo dài và dai dẳng, tái phát liên tục và phát triển dần thành bệnh chàm thể tạng.
Bởi vậy, chàm sữa có thể tự hết hay không còn phụ thuộc vào cơ địa của từng trẻ. Với những trẻ có hệ miễn dịch kém, cộng thêm việc chủ quan, điều trị không đúng cách của cha mẹ sẽ khiến bệnh chuyển biến nghiêm trọng và trở thành mãn tính.
Cách trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Cách trị chàm sữa theo dân gian
Các phương pháp dân gian điều trị bệnh chàm sữa sử dụng nguyên liệu thiên nhiên nên tính an toàn cao, mức độ hiệu quả trên khá nhiều trẻ.
Mẹo chữa chàm sữa bằng dầu dừa
Trong dầu dừa có chứa acid lauric có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn rất mạnh giúp tiêu diệt được các loại vi khuẩn gây bệnh. Đồng thời, một số loại enzim có trong dầu dừa giúp làm dịu cơn ngứa, hiện tượng đỏ da rất tốt do bệnh chàm sữa gây nên. Bên cạnh đó dầu dừa còn cung cấp vitamin E giúp tăng cường độ ẩm, hạn chế khô da.
Chuẩn bị:
- 5 giọt dầu dừa nguyên chất
Cách thực hiện:
- Làm sạch vùng da bị chàm của trẻ bằng nước ấm, sau đó dùng vải mềm sạch lau khô.
- Dùng dầu dừa thoa lên vùng da bị chàm sữa, sau đó massage nhẹ nhàng để dầu dừa thẩm thấu vào da.
- Để yên trên da trẻ khoảng 10-15 phút rồi rửa lại bằng nước sạch và thấm khô.
Cách trị chàm sữa bằng khoai tây
Trong khoai tây chứa nhiều thành phần như canxi, phốt pho, sắt, vitamin C, vitamin B1 và B2,… có tác dụng rất tốt trong việc oxy hóa chất bẩn, loại bỏ chất độc hại, giữ ẩm và bảo vệ da. Ngoài ra, khoai tây còn có khả năng diệt khuẩn, kháng viêm, giúp làm lành các vết chàm sữa, giảm các triệu chứng khó chịu và thúc đẩy quá trình tái tạo da.
Chuẩn bị:
- 3-4 củ khoai tây tươi
Cách thực hiện:
- Rửa sạch khoai tây, sau đó đun với nước sôi trong 1 phút để giúp khử trùng.
- Sau đó cắt khoai tây thành từng lát và cho vào máy xay thật nhuyễn.
- Vệ sinh vùng da bị chàm sữa của bé bằng nước muối sinh lý, sau đó dùng khoai tây xay nhuyễn đắp lên vùng da chàm.
- Để yên 30 phút rồi rửa lại với nước sạch.
Sử dụng kem trị chàm sữa
Trong giai đoạn cấp, cha mẹ có thể sử dụng kem corticoid thoa tại chỗ dạng nhẹ như Hydrocortisol 1%, clobetasol butyrate 0,05 % thoa ngày 1-2 lần. Tuy nhiên, cha mẹ cần hỏi ý kiến bác sĩ và lưu ý về hàm lượng khi mua kem dạng này. Và cha mẹ tuyệt đối không được lạm dụng dạng kem bôi có chứa chất kháng viêm corticoid này, mặc dù các dạng này có tác dụng rất nhanh.
Các loại kem bôi tại chỗ như: Eumovate, gentrisone… chỉ dùng khi trẻ bị chàm sữa chuyển nặng và có chỉ định của bác sĩ, cha mẹ tuyệt đối không được tự ý sử dụng cho trẻ khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Với trường hợp chàm sữa chuyển sang bội nhiễm, rỉ nhiều dịch, cha mẹ có thể cho trẻ bôi kem millian 1% hoặc eosine 2%, thoa ngày 2 lần.
Sử dụng thuốc trị chàm sữa
Dùng thuốc điều trị triệu chứng: Cha mẹ có thể sử dụng nhóm thuốc kháng histamin (chlopheniramin, alimemazin…) để giảm ngứa ngáy, khó chịu cho trẻ.
Dùng thuốc kháng sinh: Kháng sinh chỉ được dùng khi có bội nhiễm vi khuẩn. Lúc này cha mẹ cần đưa bé đến bác sĩ chuyên khoa nhi để được khám và chỉ định dùng thuốc kháng sinh phù hợp.
Một số thuốc kháng sinh ưu tiên như: Cephalexin, cefadroxyl, oxacillin, erythromycin,…
Chăm sóc trẻ bị chàm sữa
- Tắm cho trẻ đúng cách: Nên tắm nước ấm cho trẻ ngày 1-2 lần, tắm khoảng 10 phút, không nên tắm quá lâu.
- Chọn sữa tắm dịu nhẹ, có thành phần thiên nhiên, lành tính với trẻ như: Physiogel, Cetaphil,…
- Sau khi tắm, dùng khăn mềm thấm nhẹ nhàng, tuyệt đối ko chà xát lên làn da của trẻ.
- Cần lựa chọn các sản phẩm giặt xả chuyên dành riêng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
- Không thoa các loại phấn rôm lên da trẻ, nhất là vùng da chàm sữa.
- Sử dụng quần áo cotton 100% và mặc quần áo rộng rãi cho trẻ.
- Loại bỏ hoàn các thực phẩm đã từng gây dị ứng cho trẻ ra khỏi chế độ ăn.
Dexem Repair Cream – Giải pháp điều trị chàm sữa không corticoid
Dexem Repair Cream được biết đến là dòng sản phẩm chuyên biệt cho viêm da cơ địa, chàm sữa, da kích ứng, được nhập khẩu nguyên hộp từ Hà Lan với ưu điểm nổi trội là hoàn toàn không chứa corticoid.
Dexem Repair Cream giúp giảm nhanh triệu chứng mẩn ngứa, ửng đỏ và khô chỉ sau vài ngày sử dụng. Đặc biệt, với các thành phần tự nhiên không chứa Hormone, không chứa Steroid, đo đó, sản phẩm rất an toàn, dùng được cho cả trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai và cho con bú.
Dexem Repair Cream giúp hỗ trợ quá trình làm lành tự nhiên của làn da. Hơn nữa, sản phẩm được phát triển đặc biệt để dưỡng ẩm và nuôi dưỡng làn da, giúp da trở lại trạng thái khỏe mạnh.
Xem chi tiết sản phẩm TẠI ĐÂY.
Đến đây, chắc hẳn các bạn đã hiểu rõ hơn về bệnh chàm sữa cũng như cách trị bệnh và chăm sóc trẻ khi bé bị chàm sữa rồi đúng không nào? Bệnh chàm sữa tuy không nguy hiểm và có thể tự khỏi khi bé lớn lên nhưng cha mẹ cần biết chăm sóc đúng cách, tránh chủ quan dẫn đến những trường hợp diễn biến nặng sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển toàn diện của trẻ.