Viêm da cơ địa có lây không? Cách phòng ngừa tái phát bệnh

5/5 - (1 bình chọn)

Viêm da cơ địa là một trong những bệnh da liễu chiếm tỷ lệ lên đến 20% dân số Việt Nam. Đây là một bệnh mạn tính gây nhiều khó chịu, bất tiện và mất thẩm mỹ làn da. vậy viêm da cơ địa có lây không? Cùng 24hkhoedep.com tìm hiểu về khả năng lây lan của bệnh viêm da cơ địa và các phương pháp phòng ngừa lây lan trong bài viết dưới đây nhé.

Triệu chứng viêm da cơ địa

Triệu chứng điển hình của bệnh viêm da cơ địa là viêm đỏ, tróc vảy, chảy dịch, nứt nẻ, dày sừng, ngứa râm ran hoặc ngứa dữ dội. Ngoài ra, triệu chứng của bệnh sẽ khác nhau vào từng độ tuổi và giai đoạn bệnh.

  • Ở trẻ sơ sinh (0-30 ngày đầu chào đời) và nhũ nhi (1-12 tháng tuổi): 2 bên má, quanh miệng, trán, cổ, thân mình, bẹn, nếp da xuất hiện ban đỏ, tróc vảy, nhiều mụn nước nhỏ vỡ ra, vết loét đóng vảy,…. Ở một số bé còn kèm theo các dấu hiệu như: tiêu chảy, viêm tai giữa. Tình trạng này khiến trẻ quấy khóc, khó ngủ.
  • Ở trẻ em (2-12 tuổi): Da khô ráp, nứt nẻ, ngứa ở vùng da đầu gối, khuỷu tay, kẽ da,… hình thành mảng lichen hóa dạng đĩa.Ở một số trẻ còn kèm theo tình trạng viêm kết mạc dị ứng, đục thủy tinh thể.
  • Ở người trưởng thành: Ở giai đoạn cấp tính, xuất hiện nhiều ban đỏ, bề mặt da có mụn nước nhỏ, chảy dịch gây phù nề, vảy tiết. Người bệnh cảm thấy ngứa, nóng rát và sưng đau. Khi bệnh chuyển sang giai đoạn mạn tính, da sẽ trở nên thâm sạm, nứt nẻ, dày sừng, ngứa âm ỉ đến dữ dội.
Triệu chứng của viêm da cơ địa
Triệu chứng của viêm da cơ địa sẽ khác nhau vào từng độ tuổi và giai đoạn bệnh

Tìm hiểu thêm: Biểu hiện của viêm da cơ địa theo từng độ tuổi và cách chữa trị

Viêm da cơ địa có lây không?

Theo các bác sĩ chuyên khoa da liễu, mặc dù viêm da cơ địa gây ngứa và có tiết dịch nhưng bệnh không có tính lây lan, không lây lan từ người này sang người khác.

Tuy không lây lan từ người này sang người khác nhưng bệnh lý này lại rất dễ lan rộng sang những vùng da khác trên cơ thể. Nếu để lâu không điều trị hoặc điều trị không đúng cách, bệnh có thể lan rộng ra toàn thân và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể gây hoại tử hoặc ung thư da.

Ngoài ra, viêm da cơ địa là bệnh lý có tính di truyền, do đó nếu trong gia đình có bố hoặc mẹ hoặc cả bố và mẹ bị viêm da cơ địa thì con sinh ra có nguy cơ cao mắc bệnh này. Một thống kê cho thấy, nếu người mẹ bị viêm da cơ địa thì khả năng con sinh ra cũng mắc bệnh này lên đến 50%. Còn nếu cả bố mẹ đều bị viêm da cơ địa thì có tới 80% con sinh ra mắc bệnh này.

Tóm lại, viêm da cơ địa không phải là một bệnh lây truyền qua người và không thể truyền từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc da.

Viêm da cơ địa có tính di truyền
Viêm da cơ địa có tính di truyền, lây từ vùng da này sang vùng da khác trên cơ thể nhưng không lây từ người này sang người qua tiếp xúc da

Có thể bạn quan tâm: Nguyên nhân và cách chữa viêm da cơ địa ở tay hiệu quả nhất

Cách phòng ngừa lây lan viêm da cơ địa

Để phòng ngừa viêm da cơ địa lan rộng đến các vùng da khác, người bệnh cần lưu ý:

  • Thường xuyên vệ sinh vùng da bị tổn thương bằng nước muối sinh lý hoặc các dung dịch sát khuẩn.
  • Không sờ, chạm vào mụn nước để tránh làm vỡ thêm mụn nước, giúp ngăn cản nguy cơ xâm nhập và phát triển của vi khuẩn, hạn chế tối đa khả năng bội nhiễm và cải thiện tình trạng viêm.
  • Tuyệt đối không cào, gãi vì có thể gây xước vùng da bị tổn thương.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm làm mềm da, cấp ẩm cho da để giảm ngứa, hạn chế quá trình dày sừng trên da, hạn chế lan rộng vùng mẩn đỏ và mụn nước.
Sử dụng kem dưỡng ẩm
Sử dụng kem dưỡng ẩm là cách giúp phòng ngừa lây lan viêm da cơ địa

Có thể bạn quan tâm: Người bị viêm da cơ địa có ăn được thịt gà không?

Phương pháp dự phòng tái phát viêm da cơ địa

Bệnh viêm da cơ địa thường xuyên tái phát, gây tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Dưới đây là một số biện pháp giúp giảm nguy cơ tái phát bệnh lý này:

  • Tuân thủ điều trị và hướng dẫn của bác sĩ.
  • Sử dụng quần áo mỏng làm từ chất liệu mềm mại, không gây kích ứng.
  • Vào mùa đông cần giữ ấm cho vùng mặt, nhất là khi thời tiết chuyển mùa.
  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ và thường xuyên, đặc biệt sau khi đổ nhiều mồ hôi.
  • Không tắm bằng nước quá nóng trong mùa lạnh vì có thể làm da bị mất nước và khô ráp.
  • Lựa chọn các sản phẩm dưỡng ẩm cho da có thành phần tự nhiên, lành tính.
  • Hạn chế sử dụng hóa mỹ phẩm không đảm bảo nguồn gốc, xuất xứ.
  • Giữ môi trường sống luôn sạch sẽ, hạn chế bụi bẩn.
  • Sử dụng cố định loại nước hoa, mỹ phẩm, xà phòng tắm gội dịu nhẹ, phù hợp với da.
  • Hạn chế ăn hải sản, uống rượu bia, không hút thuốc lá,… có thể kích thích dị ứng, gây ngứa ngáy.
  • Uống đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày.
  • Không tự ý mua thuốc chống dị ứng, cần uống theo toa của bác sĩ.

Bài viết trước đã giúp bạn giải đáp thắc mắc bệnh viêm da cơ địa có lây không và một số cách ngăn ngừa bệnh lây lan và tái phát. Hi vọng những chia sẻ trên của chúng tôi sẽ giúp bạn kiểm soát tốt bệnh lý này để giảm các triệu chứng mà bệnh gây ra.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *