Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh lý khá phổ biến hiện nay. Bệnh không quá nguy hiểm nhưng lại gây phiền toái, ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống của người mắc phải. Suy giãn tĩnh mạch chân có thể cải thiện tốt hơn qua chế độ sinh hoạt, ăn uống, ngủ nghỉ cũng như tập luyện hàng ngày, đặc biệt ở những người bị giãn tĩnh mạch giai đoạn đầu. Trong đó, tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch rất quan trọng, ngủ đúng có thể cải thiện tình trạng giãn tĩnh mạch. Sau đây, 24hkhoedep.com xin chia sẻ đến các bạn một số tư thế ngủ tốt cho người suy giãn tĩnh mạch chân, cùng tìm hiểu nhé.
Suy giãn tĩnh mạch chân ảnh hưởng như thế nào đến giấc ngủ?
Suy giãn tĩnh mạch gây ra các triệu chứng như đau nhức, ngứa ngáy, nặng chân, chuột rút,… Những triệu chứng này thường xảy ra nhiều hơn vào ban đêm, khiến người bệnh khó đi vào giấc ngủ và không thể ngủ ngon.
Một số ảnh hưởng của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân như:
- Gây đau nhức, ngứa ngáy, nặng chân: Đây là những triệu chứng phổ biến nhất của suy giãn tĩnh mạch, thường xảy ra nhiều hơn vào ban đêm khi người bệnh nằm xuống, khiến người bệnh khó chịu, khó đi vào giấc ngủ và khó ngủ ngon.
- Gây chuột rút: Chuột rút là hiện tượng co thắt đột ngột, không kiểm soát được của các cơ. Chuột rút thường xảy ra ở chân, đặc biệt là vào ban đêm. Ở người bị suy giãn tĩnh mạch, chuột rút có thể xảy ra thường xuyên hơn và nghiêm trọng hơn, khiến người bệnh khó ngủ và đau đớn.
- Gây khó chịu, bồn chồn: Các triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch như đau nhức, ngứa ngáy, nặng chân, chuột rút,… có thể khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, bồn chồn, khó tập trung vào giấc ngủ.
Các tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch chân giúp cải thiện tình trạng bệnh
Dưới đây là một số tư thế ngủ có thể giúp giảm các triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân.
Ngủ nghiêng bên trái
Nằm nghiêng bên trái được xem là một trong các tư thế ngủ tốt nhất cho người suy giãn tĩnh mạch. Khi nằm nghiêng, áp lực cơ thể được phân bố đều hơn giữa thân người và chi dưới, từ đó tránh chèn ép lên tĩnh mạch chậu và tĩnh mạch chủ bụng giúp máu đưa về tim hiệu quả hơn và hỗ trợ lưu thông dòng máu đi khắp cơ thể tốt hơn. Phương pháp này có thể giúp bạch huyết lưu thông tốt hơn, tăng cường hệ miễn dịch, giảm nhanh các triệu chứng sưng phù trên cơ thể.
Đặc biệt, tư thế ngủ này cực kỳ có lợi cho người mắc các vấn đề về tiêu hóa như viêm dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản vì nó ngăn chặn trào ngược axit trong khi ngủ.
Nâng cao chân khi ngủ
Để giảm cảm giác khó chịu khi ngủ cho người bị suy giãn tĩnh mạch chân, hãy sử dụng chăn, nệm hoặc gối kê 2 chân lên cao hơn so với mặt giường giúp chân ở vị trí cao hơn so với tim (tốt nhất là cao hơn 5cm), điều này sẽ hỗ trợ đẩy máu tĩnh mạch trở về tim tốt hơn khi ngủ. Từ đó giảm tắc nghẽn, tụ máu ở chi dưới và giúp người bệnh ngủ ngon hơn.
Các tư thế ngủ không tốt cho người suy giãn tĩnh mạch chân
Dưới đây là một số tư thế ngủ mà người bị suy giãn tĩnh mạch chân không nên áp dụng vì có thể khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Nằm sấp khi ngủ
Nằm sấp gây áp lực lên các mạch máu nằm ở mặt trước của chân, làm nặng thêm triệu chứng của bệnh. Hơn nữa, nằm sấp không chỉ gây ra các vấn đề về tuần hoàn máu mà còn làm tăng áp lực lên cột sống (gây đau lưng, đau cổ) và các vấn đề về hô hấp (chứng ngủ ngáy, tắc nghẽn mũi).
Ngủ trong tư thế ngồi
Nhiều người có thói quen ngủ trong tư thế ngồi trên ghế và ngửa cổ ra sau hoặc ngủ gục trên bàn. Các tư thế này sẽ tạo ra áp lực lớn lên các tĩnh mạch chân, gây cản trở sự lưu thông của máu tĩnh mạch, từ đó khiến tình trạng giãn tĩnh mạch trầm trọng hơn.
Ngoài ra, tư thế ngủ ngồi dễ gây mỏi tay và cổ, do đó không giúp chúng ta đạt được trạng thái thư giãn nhất khi ngủ.
Có thể ban quan tâm:
Một số lưu ý cho người bị suy giãn tĩnh mạch chân
Để cải thiện giấc ngủ cho người bị suy giãn tĩnh mạch, cần áp dụng các biện pháp sau:
- Thường xuyên vận động giúp tăng cường lưu thông máu, giảm đau nhức và ngứa ngáy ở chân.
- Thừa cân, béo phì là một trong những nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch, giảm cân sẽ giúp giảm áp lực lên tĩnh mạch, cải thiện các triệu chứng của bệnh.
- Nếu các triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc để giảm đau, chống viêm, cải thiện lưu thông máu.
- Không mang giày cao gót quá cao vì giày cao gót có thể gây áp lực lên tĩnh mạch, làm trầm trọng thêm các triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch.
- Tránh xa thuốc lá vì thuốc lá có thể làm tổn thương các mạch máu, tăng nguy cơ mắc suy giãn tĩnh mạch.
Bài viết trên, chúng tôi đã cung cấp những thông tin hữu ích về những tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch chân giúp cải thiện tình trạng bệnh. Nếu bạn đang mắc phải căn bệnh này, hãy áp dụng tư thế ngủ đúng đắn để làm giảm triệu chứng của căn bệnh này, hỗ trợ giấc ngủ được tốt và sâu hơn.
Có thể bạn quan tâm: Giải đáp: Bị giãn tĩnh mạch có chạy bộ được không?