Bị giãn tĩnh mạch chân nên làm gì? Có nguy hiểm không?

5/5 - (1 bình chọn)

Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh thường gặp, nhất là ở phụ nữ trưởng thành. Bệnh gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như nhức mỏi, phù chân. Ngoài ra, các tĩnh mạch còn nổi rõ trên da gây mất thẩm mỹ, khiến người bệnh mất tự tin. Vậy bị giãn tĩnh mạch chân nên làm gì? Để làm giảm các triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch chân, bạn có thể áp dụng các biện pháp mà chúng tôi chia sẻ sau đây nhé.

Bị giãn tĩnh mạch có nguy hiểm không?

Bệnh giãn tĩnh mạch hoàn toàn không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng lại tác động nhiều đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Với bệnh suy giãn tĩnh mạch ở giai đoạn nhẹ, biểu hiện thường là bị chuột rút vào ban đêm, đau nhức, tê mỏi chi, có cảm giác như kiến bò… Khi bệnh chuyển nặng, biểu hiện rõ nhất là việc tĩnh mạch nổi hẳn lên, có thể nhìn được bằng mắt thường, dùng tay sờ thấy cứng kèm theo cảm giác đau, có thể bị viêm loét,…

Những biến chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch thật sự rất đáng lo ngại như:

Các tĩnh mạch giãn to, rất dễ bị vỡ khi chấn thương hay va chạm nhẹ, gây tình trạng xuất huyết, bầm máu.

Hình thành các cục máu đông trong lòng tĩnh mạch, từ đó gây tắc mạch máu tại chỗ hoặc di chuyển theo dòng máu gây tắc mạch chỗ khác (gây tắc mạch phổi dẫn đến suy hô hấp và tử vong).

Rối loạn biến dưỡng da dẫn đến chàm, tăng sắc tố da và loét chân (tình trạng loét chân do tĩnh mạch rất khó điều trị).

Bị giãn tĩnh mạch có nguy hiểm không?
Suy giãn tĩnh mạch không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch

Bệnh suy giãn tĩnh mạch có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân như bẩm sinh, thứ phát hoặc nguyên phát. Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở một vài đối tượng như:

  • Một số người do đặc thù công việc phải thường xuyên vận động mạnh hoặc đứng liên tục trong thời gian dài rất dễ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch.
  • Những người cao tuổi thường dễ bị suy giãn tĩnh mạch do sự lão hóa và suy giảm chức năng của một số cơ quan trong cơ thể. Do đó, tỷ lệ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch ở những người cao tuổi thường cao hơn so với các nhóm đối tượng khác.
  • Một số người mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch do ảnh hưởng từ gen di truyền của bố mẹ hoặc người thân.
  • Những người thừa cân, béo phì cũng có nguy cơ mắc các bệnh như suy giãn tĩnh mạch, tim mạch,… cao hơn người bình thường.
Bị giãn tĩnh mạch chân nên làm gì?
Bị giãn tĩnh mạch chân nên làm gì để giảm các triệu chứng của bệnh

Bị giãn tĩnh mạch chân nên làm gì?

Sau đây là một số phương pháp giúp cải thiện tình trạng suy giãn tĩnh mạch chân mà bạn có thể tham khảo và áp dụng ngay.

Tập thể dục, thể thao đều đặn

Thường xuyên tập thể dục sẽ giúp lưu thông máu tốt hơn, tránh tình trạng máu tích tụ tại một vị trí nào đó trong mạch máu. Ngoài ra, việc tập thể dục đều đặn cũng tác động tích cực lên huyết áp, thông qua đó giúp cải thiện tình trạng giãn tĩnh mạch, vì huyết áp cao gây áp lực lên các mạch máu.

Một số bài tập vừa sức cho người bệnh giãn tĩnh mạch bao gồm:

  • Bơi lội
  • Đi bộ
  • Đạp xe đạp
  • Yoga…
Bị giãn tĩnh mạch chân nên đi bộ
Bị giãn tĩnh mạch chân nên đi bộ

Thay đổi chế độ ăn uống

Ngoài thực hiện các bài tập đơn giản, người bị giãn tĩnh mạch cũng cần xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý.

Người bệnh nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu các loại vitamin C, E như cam, quýt, ổi, hạt óc chó, hạt dẻ,… để tăng cường độ bền tĩnh mạch và mao mạch, ngăn ngừa tình trạng vỡ tĩnh mạch. Bên cạnh đó, người bệnh nên bổ sung nhiều thực phẩm chứa Flavonoid như rau diếp cá, cải xoong,… giúp cho máu lưu thông ổn định, các mạch máu được thư giãn giúp cho tình trạng giãn tĩnh mạch được cải thiện.

Ngoài ra, người bệnh nên cắt giảm muối, các thực phẩm chứa nhiều natri,…để hạn chế tình trạng cơ thể bị trữ nước khiến cho cho bệnh giãn tĩnh mạch trở nên nặng hơn do tĩnh mạch phải chịu áp lực. Để tránh tình trạng này, bạn nên hạn chế và cắt giảm muối, các thực phẩm chứa nhiều natri. Bạn hãy bổ sung kali từ các loại hạt như hạt hạnh nhân, đậu trắng, đậu lăng,… hoặc một số loại cá (cá ngừ, cá hồi) để giảm giữ nước trong cơ thể.

Đặc biệt, người bệnh cũng cần bổ sung thêm chất xơ vào thực đơn ăn uống hằng ngày để tránh tình trạng táo bón bởi táo bón khiến cho ruột bị ách tắc, từ đó gây áp lực nặng nề lên các mạch máu khiến bệnh trở nặng hơn.

chế độ ăn uống khoa học
Người bị suy giãn tĩnh mạch nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Có thể bạn quan tâm: Giãn tĩnh mạch uống gì?

Lựa chọn trang phục thoải mái, phù hợp

Một số trường hợp mắc bệnh giãn tĩnh mạch chân do phải đi giày cao gót thường xuyên, trong thời gian dài khiến các tĩnh mạch bị căng cứng. Để giảm giãn tĩnh mạch trong trường hợp này, người bệnh nên hạn chế sử dụng giày cao gót, thay vào đó là giày thể thao hoặc giày đế bằng, nhất là những lúc phải đi lại nhiều hoặc đứng một chỗ quá lâu.

Việc mặc quần áo quá bó khiến máu khó lưu thông, điều này không tốt cho tình trạng suy giãn tĩnh mạch. Do đó, bạn nên lựa chọn quần vải rộng rãi hoặc những loại quần có chất liệu mềm, ôm vừa phải để giúp giảm áp lực lên tĩnh mạch.

Có thể ban quan tâm: Điểm danh 8 cách tự nhiên chữa giãn tĩnh mạch đơn giản

Khắc phục tình trạng giãn tĩnh mạch bằng phương pháp y tế

Ngoài các phương pháp trên, bạn cũng có thể cải thiện tình trạng suy giãn tĩnh mạch chân bằng các phương pháp y khoa, bao gồm:

  • Phương pháp tiêm xơ.
  • Trị giãn tĩnh mạch bằng phương pháp phẫu thuật.
  • Điều trị bằng sóng cao tần hay tia laser.
  • Biện pháp can thiệp nội mạch dùng keo sinh học, cơ hóa học.

Lưu ý khi bị suy giãn tĩnh mạch chân

Để hỗ trợ điều trị bệnh và tránh tình trạng trở nên trầm trọng hơn, người bệnh nên lưu ý một số điều sau:

  • Tránh ăn các thực phẩm không lành mạnh, chứa nhiều dầu mỡ gây tăng huyết áp.
  • Không vận động mạnh một cách đột ngột.
  • Tránh ngồi bắt chéo chân gây tắc nghẽn tĩnh mạch.
  • Bám sát theo các chỉ dẫn của bác sĩ.

Phương pháp cải thi suy giãn tĩnh mạch hiệu quả với Venocontract Gel

Venocontract Gel
Venocontract Gel giúp làm giảm các triệu chứng của giãn tĩnh mạch nhanh chóng và hiệu quả

Venocontract Gel Benostan là sản phẩm của công ty Benostan Health Products S.A., với thành phần chính là dịch chiết từ lá cây ô liu (Olea Europaea), là sản phẩm dùng để hỗ trợ điều trị rối loạn tuần hoàn chi dưới và các triệu chứng phổ biến do suy giãn tĩnh mạch.

Thành phần chính có trong Venocontract Gel Benostan là dịch chiết từ lá cây ô liu (Olea Europaea). Đặc tính chống oxy hóa và khả năng hỗ trợ trao đổi chất của dịch chiết từ lá ô liu giúp cải thiện lưu thông trong mạch máu bằng cách làm thư giãn, đồng thời làm giãn các động mạch, giảm phù nề và sự ứ đọng máu.

Xem chi tiết sản phẩm TẠI ĐÂY.

Trên đây, chúng tôi vừa giải đáp cho bạn thắc mắc bị giãn tĩnh mạch chân nên làm gì. Hi vọng rằng những chia sẻ này sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng giãn tĩnh mạch chân hiệu quả nhanh chóng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *