Nguyên nhân lưng nổi sần ngứa do đâu? Cách chăm sóc ra sao?

5/5 - (1 bình chọn)

Lưng nổi sần ngứa là tình trạng có thể gặp ở rất nhiều đối tượng, kể cả trẻ nhỏ và người lớn. Không chỉ gây mất thẩm mỹ làn da,  tình trạng này còn ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh. Vậy lưng nổi sần ngứa do đâu? Có nguy hiểm không? Hãy cùng tìm hiểu lời giải đáp trong bài viết dưới đây nhé.

Nguyên nhân lưng nổi sần ngứa do đâu?

Hiện tượng lưng nổi sần ngứa xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Dưới đây là một số nguyên nhân chính:

Bệnh ghẻ

Khi lưng bị nổi sần ngứa có thể đây là dấu hiệu của bệnh ghẻ. Nguyên nhân gây ra bệnh ghẻ là do một loại ký sinh trùng có tên Sarcoptes scabiei hominis. Bệnh lây truyền qua da thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc dùng chung các vật dụng cá nhân như quần áo, chăn màn, giày dép, khăn tắm,… với người mắc bệnh. Bệnh ghẻ với biểu hiện nổi sần ngứa ở nhiều vùng trên cơ thể, mụn nước nằm rải rác có đường kính khoảng 1 – 2mm. Khu vực tổn thương bởi bệnh ghẻ có thể bị ngứa ngáy dữ dội, đặc biệt là ban đêm. Những vùng da thường xuyên bị ẩm ướt hoặc khó vệ sinh hoặc như lưng, háng, kẽ tay chân,… chịu ảnh hưởng của bệnh ghẻ nhiều nhất.

Bệnh ghẻ gây sần ngứa, khó chịu ở lưng
Bệnh ghẻ gây sần ngứa, khó chịu ở lưng, háng, kẽ tay chân,…

Viêm nang lông

Lưng nổi sần ngứa cũng có thể là biểu hiện của tình trạng viêm nang lông. Vùng lưng là nơi chứa nhiều tuyến mồ hôi, nếu không được làm sạch thường xuyên sẽ khiến vi khuẩn tấn công vào các nang lông ở lưng gây viêm nhiễm, hình thành nên các nốt sần. Các nốt sần này sẽ kèm theo cảm giác châm chích, ngứa ngứa, đau rát; khi tình trạng viêm nặng các nốt sần có thể chứa mủ trắng và tổn thương có xu hướng lan rộng.

Viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa là bệnh có tính chất mãn tính và hay tái phát, thường gặp ở những người có cơ địa dị ứng. Bệnh có thể gây ra tổn thương ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể, thường gặp nhất là ở lưng, bụng và tay chân.

Khi viêm da cơ địa xuất hiện ở lưng, da lưng bạn sẽ nổi sần và ngứa dữ dội kèm theo các biểu hiện như da khô, nứt nẻ. Việc gãi nhiều có thể gây chảy máu hoặc nhiễm trùng lở loét. Nếu bệnh tái đi tái lại nhiều lần sẽ khiến da bị dày sừng và bong tróc.

Có thể bạn quan tâm: Người bị viêm da cơ địa có ăn được thịt gà không?

Mề đay

Mề đay là một dạng viêm da do dị ứng. Phản ứng dị ứng có thể gây nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy kèm theo các nốt sần phù màu hồng hoặc màu trắng rải rác ở nhiều vùng da trên cơ thể như lưng, tay chân, bụng,…. Cơn ngứa càng nặng hơn khi gãi. Một số triệu chứng khác của bệnh nổi mề đay như: phù mí mắt, sưng môi, khó thở, mệt mỏi, rối loạn nhịp tim,….

Nổi mề đay gây nổi mẩn đỏ
Nổi mề đay gây nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy kèm theo các nốt sần phù màu hồng hoặc màu trắng

Nhiễm giun sán

Sống trong môi trường bị ô nhiễm, sử dụng nguồn thực phẩm bẩn, thường xuyên tiếp xúc với động vật thì bạn có thể bị nhiễm giun sán. Nhiễm giun sán gây ra các triệu chứng như nổi sần ngứa trên lưng và nhiều vùng cơ thể, da khô, mệt mỏi, sụt cân, đau đầu, thở gấp,….

Rôm sảy

Chứng rôm sảy hình thành do tuyến mồ hôi trên da bị tắc nghẽn khi có sự ứ đọng của mồ hôi, bụi bẩn và vi khuẩn. Rôm sảy với các biểu hiện như các nốt sần đỏ xuất hiện ở lưng và nhiều vùng da khác như tay, cổ, ngực, mặt kèm theo ngứa ngáy, bứt rứt, khó chịu.

Viêm da dị ứng

Viêm da dị ứng thường gặp ở những người thường xuyên phải làm việc với hóa chất, chất tẩy rửa, nguồn nước bị ô nhiễm hoặc điều kiện vệ sinh cá nhân kém. Bệnh xuất hiện với các triệu chứng như: da khô, nứt nẻ, nổi sần đỏ, phát ban ở nhiều vị trí trên cơ thể, bao gồm cả lưng kèm theo ngứa ngáy dữ dội, có thể bị viêm mủ và rỉ dịch màu vàng.

Viêm da dị ứng khiến lưng nổi sần ngứa
Viêm da dị ứng khiến da khô, nứt nẻ, nổi sần đỏ và ngứa ngứa

Cách chăm sóc khi da lưng nổi sần ngứa

Để giảm triệu chứng khó chịu khi lưng nổi sần ngứa cũng như hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả nhất, bạn cần lưu ý một số vấn đề như:

  • Giữ vệ sinh vùng da lưng luôn sạch sẽ, khô thoáng và hạn chế tối đa tình trạng đổ mồ hôi.
  • Lựa chọn và sử dụng sữa tắm chuyên dụng cho tình trạng da lưng nổi mẩn ngứa, tuyệt đối không dùng sữa tắm hoặc xà bông tắm có chứa hương hiệu, tính tẩy mạnh và nhiều chất hóa học.
  • Khi tắm rửa không sử dụng nước nóng mà nên dùng nước mát, tuyệt đối không chà xát mạnh vùng da lưng vì có thể gây tổn thương cho da.
  • Mặc áo thoáng mát, rộng rãi, chất liệu thấm hút mồ hôi, tránh mặc áo ôm sát cơ thể hay có chất liệu bí bách khiến mồ hôi đọng lại ở vùng lưng.
  • Sau khi tắm xong nên thoa kem dưỡng ẩm cho da để tránh gây khô da, nứt nẻ và bong tróc da.

Chúng tôi vừa chia sẻ đến bạn nguyên nhân lưng nổi sần ngứa và cách chăm sóc da lưng khi gặp tình trạng này. Mong rằng những chia sẻ của chúng tôi sẽ hữu ích với các bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *