Nấm móng tay là gì? Nguyên nhân và phương pháp điều trị

5/5 - (1 bình chọn)

Nấm móng tay là bệnh nhiễm trùng xảy ra ở móng tay gây cản trở nhiều đến công việc và cuộc sống hằng ngày của người bệnh. Bệnh rất dễ tái phát, lây nhiễm sang chân hoặc lây cho những người tiếp xúc gần. Vậy thực chất nấm móng tay là gì? Nguyên nhân và biểu hiện nấm móng ra sao? Phương pháp điều trị nấm móng như thế nào mang lại hiệu quả. Hãy cùng giải đáp những thắc mắc trên qua bài viết sau đây của 24hkhoedep.com nhé.

Nấm móng tay là gì?

Nấm móng tay là một bệnh da liễu thường gặp ở móng tay, do vi khuẩn nấm gây ra với khả năng lây lan rất nhanh và dễ tái phát lại nhiều lần.

Nấm móng tay
Nấm móng tay hình thành do vi khuẩn nấm gây ra

Khi mắc nấm móng tay, phần móng tay của người bệnh sẽ bị thay đổi về hình dạng, màu sắc của móng và cả độ bóng trên bề mặt móng cũng bị thay đổi. Bên cạnh đó, bệnh gây ra cảm giác đau đớn ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt hằng ngày.

Thông thường, ban đầu khi mới bị nấm móng, bệnh sẽ gây ra những đốm trắng hoặc vàng dưới các đầu móng tay. Sau một thời gian, bề mặt móng tay sẽ trở nên sần sùi, xù xì giống như được phủ một lớp vảy mịn. Bệnh khiến móng tay dễ mủn và gãy, phần da dưới móng tay dễ bị tổn thương và bong tróc.

Nấm móng lúc đầu sẽ xuất hiện ở 1-2 ngón, nếu không được điều trị kịp thời và đúng phương pháp thì bệnh sẽ nhanh chóng lan ra khắp các ngón tay, lây cho tay còn lại và lây xuống ngón chân.

Nguyên nhân bị nấm móng tay

Nấm móng tay chủ yếu hình thành và phát triển do nhiễm nấm Dermatophytes (nấm sợi tơ) và nấm Candida (nấm hạt men) gây ra. Dưới đây là các yếu tố chính tạo điều kiện thuận lợi cho 2 chủng nấm trên hoạt động mạnh mẽ:

Do nguồn nước bẩn

Việc sử dụng nguồn nước bẩn để sinh hoạt và rửa tay hằng ngày sẽ khiến mầm bệnh ở trong nước xâm nhập vào móng, dần dần vi khuẩn tích tụ và phát triển mạnh sẽ gây ra nấm móng tay.

Do vệ sinh kém

Thói quen vệ sinh cơ thể và vùng móng tay hằng ngày qua loa, không sạch sẽ cũng tạo điều kiện cho nấm xâm nhập và phát triển gây ra bệnh nấm móng tay.

nguyên nhân bị nấm móng tay
Vệ sinh tay không sạch sẽ, không dùng xà phòng để rửa tay cũng là nguyên nhân gây nên nấm móng tay

Do cơ địa mẫn cảm

Với những người có cơ địa mẫn cảm sẽ  thường dễ gặp những tổn thương ở da hoặc nhiễm nấm cao hơn người bình thường, vì thế, việc gặp phải tình trạng nấm móng tay cũng rất cao.

Do lây nhiễm từ nhiều nguồn

Khi tiếp xúc với các mầm bệnh ở nơi công cộng hay dùng chung các vật dụng với người nhiễm nấm da cũng có thể là nguyên nhân lây mầm bệnh gây nên nấm móng tay.

Do di truyền

Nếu trong gia đình có tiền sử mắc các bệnh nấm da, nhất là nấm móng thì nguy cơ con sinh ra mắc bệnh nấm móng tay sẽ cao hơn những người bình thường.

Do tiếp xúc với các loại chất độc hại

Những người thường xuyên làm việc và tiếp xúc nhiều với các chất độc hại như hóa chất công nghiệp, xà phòng, chất tẩy rửa, xăng dầu,… sẽ khiến móng tay nhiễm chất độc hại, gây tổn thương và hình thành nấm móng tay.

Biểu hiện nấm móng tay

Một số dấu hiệu điển hình ở móng tay cảnh báo bạn có thể đã mắc bệnh nấm móng tay như:

  • Móng tay có dấu hiệu trở nên dày, giòn, khô và dễ gãy.
  • Bề mặt móng tay không còn độ bóng, xù xì như được phủ một lớp cám mịn.
  • Móng xuất hiện các đốm trắng hoặc vàng dưới các đầu móng tay, sau đó màu sắc móng sẽ thay đổi thành màu ố vàng, nâu hoặc đen.
  • Móng bị sưng đỏ gây cảm giác đau nhức và chảy máu, có thể xuất hiện cả mủ.
  • Móng bị nhiễm nấm xuất hiện mùi hôi, phần dưới móng có thể bị bong tróc dẫn đến tổn thương.
biểu hiện nấm móng tay
Nấm móng tay sẽ khiến móng thay đổi màu sắc, giòn và dễ gãy

Các loại nấm móng tay

Dưới đây là các loại nấm móng tay phổ biến và thường gặp nhất.

Nấm móng xa và nấm bên (DLSO)

Bệnh nấm móng tay này do chủng nấm Tri chophyton rubrum gây ra. Nấm bắt đầu cư trú dưới lớp móng sau đó lan rộng đến nền móng và làm hỏng lớp da bên ngoài xung quanh móng khiến móng đổi thành màu vàng nâu.

Nấm móng dưới da gần (PSO)

Bệnh nấm móng tay này cũng do loại nấm Trichophyton rubrum gây ra. Nấm bắt đầu xâm nhập qua lớp biểu bì ở chân móng, sau đó xâm nhập vào nền móng tấn công các móng sắp mọc, rồi trồi lên bề mặt móng. Bệnh với các biểu hiện như tăng sừng dưới da, xuất hiện các mảng trắng hoặc trắng sữa, móng trở nên giòn và dễ gãy, hư hại.

Bệnh nấm móng bề ngoài màu trắng (WSO)

Bệnh nấm móng tay này do chủng nấm Trychopyton interdigitale gây ra. Bệnh xảy ra khi nấm xâm nhập trực tiếp và gây hại ở bề ngoài của móng tay. Nấm móng tay này với các biểu hiện lâm sàng như xuất hiện các đốm trắng trên móng, móng trở nên giòn và mềm.

Bệnh nấm móng Endonyx

Loại bệnh nấm móng tay này thường do chủng nấm Trychopyton soundanense hoặc Trychopyton violaceum gây ra, khiến móng tay đổi màu thành màu trắng sữa.

Nấm móng loạn dưỡng (TDO)

Loại nấm móng tay này là loại nấm nghiêm trọng nhất trong các loại nấm móng, khiến móng dày lên và có màu hơi vàng. Khi nấm móng xa và nấm bên hoặc nấm móng dưới da gần không được điều trị kịp thời sẽ gây ra tình trạng nấm móng loạn dưỡng.

Hình ảnh nấm móng tay

Dưới đây là một số hình ảnh nấm móng tay:

hình ảnh nấm móng tay
Nấm móng tay có thể bắt đầu như một đốm trắng hoặc vàng dưới các đầu móng tay
hình ảnh nấm móng tay
Nấm móng tay với các vết ngang dọc lằn trên móng
hình ảnh nấm móng tay
Bị nấm móng tay khiến móng tay dễ mủn và dễ gãy

Bị nấm móng tay có nguy hiểm không?

Nấm móng tay có nguy hiểm không là thắc mắc, lo lắng chung của rất nhiều người khi không may gặp phải tình trạng này.

Thông thường, nấm móng tay hình thành do nấm men chỉ gây hại chủ yếu ở móng tay nên không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung. Tuy nhiên, nấm móng tay sẽ gây mất thẩm mỹ khiến người bệnh mất tự tin khi giao tiếp với người khác.

Bên cạnh đó, bệnh lây lan nhanh, khi nhiễm trùng lan rộng sẽ khiến người bệnh khó chịu, đau nhức ở vùng móng làm ảnh hưởng đến các hoạt động cầm nắm của bàn tay, từ đó ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống.

Nấm móng phát triển nặng sẽ gây ra tình trạng biến dạng móng, viêm nhiễm nghiêm trọng gây ra mùi khó chịu, thậm chí tổn thương móng vĩnh viễn không thể phục hồi.

Nấm móng tay nếu không điều trị kịp thời, từ một móng có thể lây lan nhanh chóng sang các ngón tay khác, lây sang bàn tay còn lại và lây xuống chân gây nấm móng chân.

Bị nấm móng tay có lây không?

Như chúng tôi đã đề cập ở trên, nấm móng tay là bệnh lý nhiễm trùng do vi nấm có hại gây ra nên nguy cơ lây nhiễm rất cao, bao gồm cả tiếp xúc trực tiếp và tiếp xúc gián tiếp. Một số con đường lây nhiễm nấm móng tay điển hình như:

  • Nấm móng xuất hiện từ một ngón tay sau đó có khả năng lây lan sang các móng khác và bàn tay khác nếu không sớm chữa trị.
  • Bệnh lây nhiễm do tiếp xúc trực tiếp với vùng móng của người đang nhiễm bệnh.
  • Bệnh lây nhiễm gián tiếp thông qua việc dùng chung đồ dùng cá nhân như khăn tắm, đồ cắt móng tay, gang tay, khăn mặt,… của người đang nhiễm nấm.
  • Ngoài ra, các loại nấm gây bệnh có thể cư trú trên bề mặt chăn ga, thảm, sàn nhà,… khi bạn vô tình tiếp xúc sẽ khiến nấm xâm nhập và phát triển sau đó gây ra bệnh nấm.

Phương pháp điều trị nấm móng tay

Một số phương pháp điều trị nấm móng tay phổ biến hiện nay như:

Sử dụng thuốc Tây y để điều trị nấm móng tay

Có 2 dạng thuốc Tây y được dùng phổ biến trong điều trị nấm móng tay là thuốc bôi tại chỗ và thuốc uống.

Thuốc bôi tại chỗ

Nhóm thuốc này bao gồm các loại như kem hoặc pommade Ketoconazol (Nizoral), terbinafin, BSI, Canesten, Exoderil,… Sử dụng thuốc bôi tại chỗ bằng cách rửa và cạo sạch chỗ tổn thương móng, sau đó tiến hành bôi thuốc lên bề mặt móng và xung quanh móng, nên bôi 2-3 lần/ ngày, ban đêm nên dùng băng nhựa để băng bịt giữ thuốc qua đêm giúp thuốc phát huy tác dụng tốt nhất.

điều trị nấm móng tay
Thuốc bôi tại chỗ giúp điều trị bệnh nấm móng tay

Thuốc uống

Loại thuốc uống đặc hiệu nhất được dùng trong điều trị nấm móng tay là Itraconazol, thuốc có tác dụng diệt nấm sinh bệnh tại móng tay, việc sử dụng thuốc cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ để tránh những hậu quả xấu xảy ra. Itraconazol không dùng cho trẻ em dưới 12 tuổi, phụ nữ mang thai và đang cho con bú, người mắc bệnh gan cấp tính.

Có thể bạn quan tâm: Nấm móng tay bôi thuốc gì

Điều trị nấm móng tay bằng biện pháp dân gian

Trong dân gian có rất nhiều mẹo chữa trị nấm móng tay đơn giản, dễ thực hiện mang lại hiệu quả cao.

Chữa trị nấm móng tay bằng dầu dừa

Trong dầu dừa chứa hoạt chất Lonoleic acid có tác dụng chống viêm rất tốt, giúp cải thiện chất sừng ở móng tay. Ngoài ra, dầu dừa còn giúp tiêu diệt nấm và hỗ trợ quá trình mọc lại móng nhanh hơn và giúp móng cứng cáp hơn.

Chuẩn bị:

  • 1 thìa dầu dừa

Cách thực hiện:

  • Làm sạch vùng móng tay bị nhiễm bệnh rồi lau khô.
  • Dùng dầu dừa bôi lên vùng móng tay và vùng da xung quanh móng rồi massage nhẹ nhàng để dầu dừa thẩm thấu sâu vào bên trong da.
  • Bạn nên kiên trì áp dụng cách này mỗi ngày để cải thiện tình trạng bệnh nhanh chóng.

Dầu dừa giúp tiêu diệt nấm và hỗ trợ quá trình mọc lại móng

 chữa nấm móng tay
Dùng giấm táo để chữa nấm móng tay

Trong giấm táo chứa nhiều protein cùng với hoạt chất chống oxy hóa và các loại vitamin có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn nấm rất hiệu quả.

Chuẩn bị:

  • 3 thìa giấm táo
  • 1 thìa muối
  • 200ml nước

Cách thực hiện:

  • Pha các hỗn hợp trên với nhau sau đó đun sôi trong vòng 2-3 phút.
  • Để nước ấm thì ngâm móng tay khoảng 10 – 15 phút.
  • Bạn nên áp dụng cách này đều đặn 1 lần/ ngày để giúp cải thiện tình trạng nấm móng nhé.

Cách chữa nấm móng tay bằng can thiệp ngoại khoa

Khi nấm móng tay ở giai đoạn nghiêm trọng, sưng tấy và đau nhức dữ dội, có dấu hiệu hoại tử móng,… thì can thiệp ngoại khoa là phương pháp được chỉ định áp dụng.

Tùy theo mức độ nặng nhẹ khác nhau mà khi áp dụng phương pháp ngoại khoa sẽ thực hiện loại bỏ phần móng tay bị tổn thương hoặc cắt bỏ móng vĩnh viễn. Người bệnh nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín để thực hiện điều trị, giúp mang lại hiệu quả cao cũng như ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Tham khảo thêm:

Chữa nấm móng tay bằng bút huyết thanh đặc trị nấm móng Nilocin

Bút huyết thanh Nicolin là thiết bị y tế loại A, nhập khẩu Đan Mạch. Đây được coi là một giải pháp điều trị mới, an toàn dành cho đối tượng nấm móng tay. Nicolin có thể được sử dụng để điều trị cho trẻ em 8 tuổi trở lên, phụ nữ đang mang thai và cho con bú.

Nicolin
Điều trị nấm móng tay với bút huyết thanh Nicolin

Ưu điểm vượt trội của bút huyết thanh Nicolin:

  • Với thiết kế độc đáo dạng Serum, tăng khả năng xâm nhập và thẩm thấu xuyên qua đĩa móng, chỉ sau 1 phút.
  • Tạo và duy trì môi trường móng ở mức pH<3. Ngăn ngừa sự phát triển của Nấm.
  • Thâm nhập và bão hòa móng từ sâu bên trong, loại bỏ triệt để căn nguyên Nấm.

Xem chi tiết sản phẩm TẠI ĐÂY.

Một số biện pháp phòng ngừa bệnh nấm móng tay

  • Vệ sinh tay sạch sẽ, sử dụng xà phòng để rửa tay, đặc biệt vùng móng tay và kẽ ngón.
  • Cắt móng tay thường xuyên, vệ sinh dụng cụ cắt móng thật sạch sẽ trước và sau khi dùng.
  • Nên cắt móng ngắn hơn đầu ngón chân tay, dụng cụ sử dụng phải thật sạch sẽ. Rửa các dụng cụ cắt móng bằng xà phòng sau đó dùng cồn để khử trùng.
  • Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể và các chất tốt cho móng như: protein, sắt, axit béo, canxi và vitamin D,…
  • Đeo bao tay khi làm việc, khi tiếp xúc với các loại hóa chất,… tránh để móng tay thường xuyên bị ẩm ướt.

Chúng tôi vừa chia sẻ đến các bạn các thông tin cần thiết liên quan đến nấm móng tay. Tuy bệnh không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng gây mất thẩm mỹ và gây nhiều khó chịu cho người bệnh, vì thế cần điều trị kịp thời và đúng phương pháp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *