Nấm móng tay bôi thuốc gì và uống thuốc gì? Lưu ý khi dùng

5/5 - (2 bình chọn)

Nấm móng tay là bệnh lý ngoài da rất phổ biến hiện nay. Đặc biệt, bệnh hay gặp ở những người sinh sống hoặc thường xuyên làm việc trong môi trường ẩm ướt, thiếu vệ sinh. Nấm móng tay tuy không nguy hiểm nhưng lại khiến người bệnh khó chịu và gây mất thẩm mỹ. Vậy nấm móng tay bôi thuốc gì? Hãy cùng 24hkhoedep.com tìm hiểu ở bài viết sau đây nhé.

Nấm móng tay bôi thuốc gì và uống thuốc gì?

Để mang lại hiệu quả điều trị cao, trước tiên bạn cần đến cơ sở y tế thăm khám để được xác định chủng nấm móng mà bạn đang mắc phải. Sau khi đã xác định được chủng nấm gây bệnh, tùy trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc chống nấm tại chỗ dạng bôi hoặc kết hợp với thuốc dạng uống.

Nấm móng tay bôi thuốc gì
Nấm móng tay bôi thuốc gì và uống thuốc gì

Nấm móng tay bôi thuốc gì?

Thuốc bôi tại chỗ

Các loại thuốc bôi tại chỗ như terbinafine, pommade ketoconazol, canesten, exoderil, oxaborole, ciclopirox olamine,…giúp kiểm soát tình trạng bệnh nấm móng tay hiệu quả. Tuy nhiên, người bệnh cần sử dụng liên tục trong thời gian dài.

Cách sử dụng thuốc:

  • Trước khi bôi thuốc, người bệnh cần rửa sạch bề mặt móng và quanh móng, cạo sạch phần móng hỏng, chú ý chỉ tác động nhẹ nhàng, không làm tổn thương móng sâu hơn.
  • Sử dụng thuốc 2 – 3 lần/ ngày, khi bôi vào buổi tối nên dùng băng bịt lại để giữ thuốc qua đêm.
  • Sau khi bôi thuốc, tránh rửa tay hoặc để tay tiếp xúc với các vật dụng khác để thuốc được giữ trên móng, không bị rửa trôi.

Các thuốc dạng bôi kháng nấm có thể xuất hiện các tác dụng phụ nhẹ như sưng, đỏ hay nóng rát tại chỗ bôi.

Kem dưỡng móng chống nấm

Đây là một loại kem chống nấm dùng để thoa vào móng tay bị bệnh.

Cách sử dụng thuốc:

Để phát huy hiệu quả điều trị của thuốc, người bệnh cần làm mỏng móng trước khi bôi thuốc. Bạn có thể sử dụng các dụng cụ chuyên dụng hoặc một loại kem dưỡng da có chứa ure để làm móng tay mỏng hơn.

Thuốc sơn móng chống nấm

Người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc sơn móng chống nấm như efinaconazole 10%, ciclopirox 8% hoặc amorolfine 5%. Có thể dùng phối hợp với thuốc đường uống để tăng tỉ lệ khỏi bệnh, đặc biệt trong những trường hợp kháng thuốc.

Cách sử dụng thuốc:

  • Vệ sinh sạch móng và vùng da xung quanh móng bị nấm.
  • Dùng thuốc sơn lên vị trí móng bị nấm 1 lần/ ngày.
  • Sau 1 tuần, lau sạch móng bằng cồn và tiếp tục sơn lớp mới.
  • Với sơn móng chống nấm, bạn nên sử dụng hằng ngày, liên tục trong gần một năm để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Thuốc bôi trị nấm móng tay
Thuốc bôi trị nấm móng tay

Nấm móng tay uống thuốc gì?

Thuốc kháng nấm đường uống có hiệu quả nhanh hơn so với các loại thuốc dạng bôi, thường được chỉ định dùng trong trường hợp nấm móng nặng.

Một số thuốc kháng nấm đường uống như terbinafine, itraconazole giúp

Các thuốc như itraconazole, terbinafine giúp terbinafine, móng mới mọc không bị nhiễm nấm, dần dần thay thế phần móng bị nấm.

Cách sử dụng thuốc:

Liệu trình dùng thuốc tùy thuộc vào từng tình trạng bệnh, thường kéo dài từ 6 – 12 tuần. Và có thể mất từ 4 tháng hoặc lâu hơn để có thể loại bỏ móng bị nấm hoàn toàn.

Một số tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng thuốc kháng nấm đường uống là phát ban, tổn thương gan.

Nếu đang điều trị các bệnh lý khác, người bệnh cần thông báo và cho bác sĩ biết các loại thuốc đang dùng để phòng tránh tương tác thuốc xảy ra khi sử dụng đồng thời với thuốc chống nấm móng.

Lưu ý: Khi dùng thuốc cho người trên 65 tuổi, thuốc có thể mang lại hiệu quả điều trị kém hơn.

Thuốc uống trị nấm móng tay
Thuốc uống trị nấm móng tay

Để đảm bảo hiệu quả điều trị và giảm các nguy cơ gây tác dụng phụ, khi sử dụng các loại thuốc chống nấm bôi tại chỗ hay đường uống thì người bệnh tuyệt đối phải tuân thủ theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Việc dùng thuốc điều trị bệnh nấm móng tay cần được tiến hành đều đặn, không ngắt quãng để có thể kìm hãm hoạt động của vi nấm và dần tiêu diệt hoàn toàn chúng.

Lưu ý khi sử dụng thuốc trị nấm móng tay

Việc dùng thuốc điều trị bệnh nấm móng tay cũng có thể gây ra một số phản ứng không mong muốn. Do đó, trong quá trình dùng thuốc, người bệnh cần lưu ý một số điều sau:

  • Chăm sóc vùng móng tay đúng cách để tránh nhiễm trùng và tái phát bệnh.
  • Không cào gãi và chà xát lên vùng móng bị nhiễm bệnh, tránh làm tổn thương nặng hơn và lây lan bệnh.
  • Hạn chế để móng tay tiếp xúc với nước, cần có biện pháp bảo vệ móng khi tiếp xúc với nước.
  • Tránh để móng tay tiếp xúc với chất tẩy rửa mạnh, nước rửa chén bát, xà phòng,…
  • Cắt móng tay móng chân sạch sẽ và khử trùng dụng cụ cắt móng sau mỗi lần sử dụng.
  • Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, nhất là nhóm vitamin và khoáng chất, uống đủ nước mỗi ngày.
  • Không nên làm nail hoặc sơn móng tay trong suốt quá trình điều trị bệnh.
  • Cần sử dụng thuốc liên tục trong một khoảng thời gian nhất định để hạn chế nguy cơ kháng thuốc và tái phát bệnh.

GẤP ĐÔI hiệu quả TRỊ NẤM MÓNG TAY cùng bút huyết thanh Nicolin

Bút huyết thanh Nicolin là thiết bị y tế loại A, nhập khẩu Đan Mạch. Đây được coi là một giải pháp điều trị mới, an toàn dành cho đối tượng nấm móng tay. Nicolin có thể được sử dụng để điều trị cho trẻ em 8 tuổi trở lên, phụ nữ đang mang thai và cho con bú.

Điều trị nấm móng tay với bút huyết thanh Nicolin

Ưu điểm vượt trội của bút huyết thanh Nicolin:

  • Với thiết kế độc đáo dạng Serum, tăng khả năng xâm nhập và thẩm thấu xuyên qua đĩa móng, chỉ sau 1 phút.
  • Tạo và duy trì môi trường móng ở mức pH<3. Ngăn ngừa sự phát triển của Nấm.
  • Thâm nhập và bão hòa móng từ sâu bên trong, loại bỏ triệt để căn nguyên Nấm.

Xem chi tiết sản phẩm TẠI ĐÂY.

Trên đây, chúng tôi vừa chia sẻ đến bạn thông tin nấm móng tay bôi thuốc gì và uống thuốc gì. Hi vọng qua bài viết này bạn sẽ có thêm kiến thức trong việc điều trị bệnh nấm móng tay.

Có thể bạn quan tâm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *