Mụn cóc là gì? Mụn cóc có lây không? Nguyên nhân và biểu hiện

5/5 - (1 bình chọn)

Mụn cóc là bệnh liên quan đến da liễu khá phổ biến hiện nay. Mụn cóc có thể phát sinh ở nhiều bộ phận khác nhau trên cơ thể như mặt, tay chân, bộ phận sinh dục,….Vậy thực chất mụn cóc là gì? Mụn có có lây không? Nguyên nhân và biểu hiện của mụn cóc ra sao? Mụn cóc điều trị như thế nào để mang lại hiệu quả? Hãy cùng giải đáp những thắc mắc này qua bài viết dưới đây của 24hkhoedep.com nhé.

Mụn cóc là gì?

Mụn cóc là một dạng tăng sinh bất thường của da, gây ra bởi một loại virus có tên gọi là Human Papillomavirus (HPV).

Mụn cóc là gì
Mụn do virus có tên gọi là Human Papillomavirus gây ra

Mụn cóc thường sần sùi, có hình dạng như một bông súp lơ hoặc có khi phẳng, thường mọc ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể như bề mặt các ngón tay, lòng bàn chân, bộ phận sinh dục,… Mụn cóc không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng gây khó chịu và mất thẩm mỹ làn da.

Đây là bệnh lý phổ biến ở mọi lứa tuổi, ở cả nam giới và nữ giới. Tuy nhiên, trẻ em là đối tượng hay tiếp xúc trực tiếp với môi trường chứa nhiều virus HPV thông qua một số hoạt động như như ngậm tay, cắn móng tay, nghịch đất cát, đi chân đất,… nên đây là đối tượng có tỷ lệ mắc mụn cóc cao hơn.

Nguyên nhân bị mụn cóc

Nguyên nhân bị mụn cóc chủ yếu là do virus HPV gây ra, loại virus này xâm nhập vào cơ thể người thông qua những vết trầy xước nhỏ bên ngoài da.

Mụn cóc có thể lây từ bộ phận này sang bộ phận khác trên cơ thể, và có thể lây từ người này sang người khác thông qua việc sử dụng chung đồ dùng cá nhân hoặc một số loại đồ dùng khác.

Virus HPV là virus có khả năng tự lây nhiễm, dễ lây nhiễm và lây nhiễm rất nhanh. Nguy cơ lây nhiễm HPV sẽ tăng lên khi có những yếu tố sau:

  • Các chấn thương nhỏ hoặc vết xước nhỏ trên da tạo điều kiện cho virus xâm nhập vào bên trong da.
  • Những người có hệ miễn dịch kém như nhiễm HIV, bệnh nhân ghép thận,…
  • Thường xuyên sử dụng thuốc ức chế miễn dịch và sử dụng trong thời gian dài.

Biểu hiện của mụn cóc

Biểu hiện của mụn cóc khá đa dạng, dưới đây là một số triệu chứng phổ biến và thường gặp khi bị mụn cóc.

Biểu hiện của mụn cóc
Biểu hiện của mụn cóc rất đa dạng
  • Bề mặt da xuất hiện các u nhú, sần sùi và cứng, mọc riêng lẻ và rải rác, một số ít trường hợp có thể mọc thành từng cụm.
  • Các nốt mụn cóc khi sờ vào sẽ có cảm giác cứng, dày cộm và khô, có thể có gai, bề mặt nhấp nhô.
  • Các nốt mụn cóc thường có màu thịt, màu trắng, hồng hoặc màu nâu và thường xuất hiện thêm các đốm đen, vón cục.
  • Đa phần mụn cóc đều không gây đau, trừ một số trường hợp mụn cóc xuất hiện dưới lòng bàn chân, xung quanh móng,…

Các loại mụn cóc phổ biến

Mụn cóc thường được đặt tên dựa vào vị trí nổi mụn và hình dạng của nó.

Dưới đây là một số loại mụn cóc phổ biến nhất.

Mụn cóc thông thường

Mụn cóc loại này biểu hiện là những khối u xấu xí có màu đen hoặc màu nâu, thường mọc trên bàn tay, ngón tay, bàn chân, ngón chân hoặc xung quanh vùng móng. Mụn cóc thông thường có nhiều loại kích thước khác nhau, có thể từ 1-2mm, cũng có thể lên đến vài chục mm. Loại mụn cóc này thường hình thành do virus xâm nhập vào da khi cắn móng tay, cắt hoặc làm móng.

Mụn cóc phẳng

Loại mụn cóc này có kích thước khá nhỏ, tối đa chỉ khoảng 5mm và thường nhẵn, không sần sùi như các loại khác. Mụn loại này có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, điển hình với nam giới sẽ nổi nhiều ở quanh vị trí mọc râu, ở nữ giới thường thấy ở bàn chân còn trẻ em hay xuất hiện ở mặt. Mụn cóc phẳng thường có tốc độ lây lan rất nhanh, nhiều trường hợp có thể nổi mụn chi chít thành một hàng.

Mụn cóc phẳng
Mụn cóc phẳng có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể

Mụn cóc lòng bàn chân

Loại mụn cóc này thường khiến việc đi lại của người bệnh trở nên khó khăn, gây đau đớn nếu chạm phải khi di chuyển. Nếu bàn chân chịu áp lực quá mạnh có thể khiến mụn cóc vỡ ra.

Có thê bạn quan tâm:

Mụn cóc sinh dục

Loại mụn cóc này thường nổi ở bộ phận sinh dục và quanh vùng hậu môn, có tốc độ lây nhiễm rất cao. Mụn cóc sinh dục có thể lây lan qua việc tiếp xúc với dịch tiết hoặc vùng da bị nhiễm bệnh hoặc qua quan hệ tình dục, đối với trẻ sơ sinh có thể lây truyền qua quá trình sinh.

Ngoài các loại mụn cóc trên, có một loại khá phổ biến nữa là mụn cóc sợi mảnh, loại mụn có này thường gặp ở mí mắt, miệng, mũi,… và phát triển với tốc độ rất nhanh.

Hình ảnh mụn cóc

Dưới đây là một số hình ảnh mụn cóc:

Hình ảnh mụn cóc ở tay
Hình ảnh mụn cóc ở tay
Hình ảnh mụn cóc ở chân
Hình ảnh mụn cóc ở chân
Hình ảnh mụn cóc sinh dục
Hình ảnh mụn cóc sinh dục

Có thê bạn quan tâm:

Mụn cóc có lây không?

Mụn cóc do virus HPV gây ra và có hoàn toàn có khả năng lây nhiễm từ vùng này sang vùng khác trên cơ thể hoặc lây từ người này sang người khác.

Một số con đường lây nhiễm mụn cóc chủ yếu như:

  • Lây nhiễm từ vùng này sang vùng khác trên chính cơ thể của người bệnh: Ban đầu mụn cóc chỉ xuất hiện 1 vài nốt trên một vùng da nào đó trên cơ thể, sau đó chúng phát triển mạnh và lan rộng ra các vùng bên cạnh hoặc các vùng da đang có vết thương hở hoặc trầy xước. Khi không được điều trị kịp thời, mụn cóc sẽ có khả năng lây rộng ra toàn thân.
  • Lây nhiễm trực tiếp từ người này sang người khác: Khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh như cầm nắm, bắt tay,.. hoặc quan hệ tình dục sẽ khiến mụn cóc dễ dàng lây nhiễm sang người khác.
  • Lây nhiễm gián tiếp thông qua việc sử dụng chung đồ vật: Việc sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bị mụn cóc như khăn mặt, khăn tắm, giày dép,… cũng có thể là nguyên nhân tạo điều kiện cho mụn cóc lây lan và phát triển.

Mụn cóc có tự hết không?

Mụn cóc có tự hết không là vấn đề mà rất nhiều người thắc mắc hiện nay. Một số loại mụn cóc có thể tự biến mất mà không cần phải điều trị nhưng cũng có một số loại cần được điều trị kịp thời để tránh tình trạng lây nhiễm và rủi ro không mong muốn vì mụn cóc có tốc độ lây lan một cách rất nhanh chóng.

Thông thường, mụn cóc sẽ xuất hiện từ 1-8 tháng sau khi virus HPV xâm nhập vào cơ thể khiến cơ thể bị nhiễm bệnh. Hầu hết các loại mụn cóc có thể tự hết và biến mất sau 1- 2 năm, trong đó khoảng 5% sẽ hết trong vòng 3-6 tháng và khoảng 65% sẽ hết trong vòng 2 năm. Bên cạnh đó, có một số trường hợp mụn cóc có thể kéo dài tận 5 năm hoặc hơn.

Với các loại mụn cóc ở bộ phận sinh dục hoặc mụn có gây chảy máu và đau đớn, người bệnh nên thăm khám bác sĩ chuyên môn và điều trị kịp thời để tránh các rủi ro không mong muốn.

mụn cóc có thể tự biến mất
Một số loại mụn cóc có thể tự biến mất mà không cần phải điều trị

Mụn cóc có đau không?

Thông thường, mụn cóc ở giai đoạn đầu sẽ không gây cảm giác ngứa ngáy hay đau đớn mà chỉ khiến người bệnh cảm thấy lộm cộm trên da gây khó chịu và mất thẩm mỹ. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, mụn cóc ở nhiều vùng trên cơ thể có thể gây cảm giác đau đớn cho người mắc phải. Thậm chí gây ảnh hưởng đến công việc, chất lượng cuộc sống và cả đời sống tình dục nếu mắc phải mụn cóc sinh dục.

Phương pháp điều trị mụn cóc hiệu quả

Điều trị mụn cóc bằng thuốc Tây y

Thuốc bôi tại chỗ là loại thuốc được chỉ định trong trường hợp mắc phải mụn cóc, tuy nhiên cần được tư vấn và chỉ định của bác sĩ có chuyên môn.

Có 2 loại thuốc bôi dùng để trị mụn cóc phổ biến như:

Cantharidin

Loại thuốc này có khả năng làm hoại tử lớp thượng bì, giúp loại bỏ các nốt mụn cóc ra khỏi bề mặt da. Cantharidin thường được chỉ định dùng trong 3-4 tuần, khi sử dụng bạn cần chú ý không được bôi thuốc lên niêm mạc gần mắt, vùng da lành, cơ quan sinh dục,…

Acid Salicylic

Acid Salicylic có nồng độ 5- 40% sẽ tác động vào lớp sừng làm bong tróc lớp sừng của da, giúp là mỏng dần các nốt mụn cóc. Khi sử dụng sản phẩm, cần bôi trực tiếp lên vị trí mụn cóc, tuyệt đối không bôi lên vùng niêm mạc, vùng da lành hoặc mụn cóc ở bộ phận sinh dục. Nếu trường hợp để thuốc dây vào mắt, cần rửa sạch với nước trong vòng 15 phút, sau đó tới ngay cơ sở y tế chuyên khoa để xử lý kịp thời.

Điều trị mụn cóc bằng phương pháp áp lạnh

Phương pháp áp lạnh sẽ thực hiện bằng cách phun nitơ lỏng vào các nốt mụn cóc theo nhiều đợt khác nhau. Khi áp dụng phương pháp này sẽ khiến vùng da xung quanh mụn cóc phỏng và nổi mụn nước khiến người bệnh cảm thấy đau đớn. Với phương pháp này sẽ có ưu điểm là chữa lành mụn cóc hoàn toàn, không để lại sẹo trên da.

điều trị mụn cóc
Sử dụng phương pháp áp lạnh để điều trị mụn cóc

Điều trị mụn cóc bằng phương pháp đốt điện

Phương pháp này thường được chỉ định cho các trường hợp mụn cóc có kích thước nhỏ dưới 1cm và xuất hiện ở các vị trí khó giải phẫu. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ thực hiện khoét sâu vào da để lấy hết nhân và rễ của mụn cóc, giúp tránh trường hợp mụn tái phát lại. Tuy nhiên, điều này sẽ khiến vết thương lâu lành và nếu không được chăm sóc cẩn thận có thể xảy ra tình trạng nhiễm trùng da.

Điều trị mụn cóc bằng phương pháp tiểu phẫu

Với những loại mụn cóc nằm ở vị trí bằng phẳng và có kích thước dưới 2cm thì bác sĩ có thể chỉ định áp dụng phương pháp phẫu thuật. Khi thực hiện phương pháp này, người bệnh sẽ được gây tê tại chỗ để giảm cảm giác đau, sau khi mổ xong sẽ khâu kín vết thương. Ưu điểm của phương pháp này là thời gian lành vết thương nhanh chóng, ít gây nhiễm trùng. Tuy nhiên, phương pháp này có thể khiến việc lấy nhân và rễ mụn không lấy hết được nên gây ra tình trạng mụn tái phát lại.

Trị mụn cóc bằng mẹo dân gian tại nhà

Một số mẹo dân gian sử dụng nguyên liệu thiên nhiên để loại bỏ mụn cóc hiệu quả ngay tại nhà như:

Sử dụng vỏ chuối

Trong vỏ chuối chứa rất nhiều các hoạt chất như lutein, kali,… có khả năng ngăn cản sự phát triển và loại bỏ hoàn toàn mụn cóc trên da.

Chuẩn bị:

  • 1 vỏ chuối
  • Băng gạc

Cách làm:

  • Sau khi làm sạch mụn cóc thì dùng 1 miếng vỏ chuối với kích thước đủ lớn để che đi nốt mụn cóc.
  • Dùng gạc y tế băng lại để cố định miếng vỏ chuối trên da rồi để qua đêm.
  • Bạn nên thực hiện cách này mỗi ngày và đều đặn trong vài tuần, nốt mụn cóc sẽ bong ra.
loại bỏ mụn cóc
Vỏ chuối giúp loại bỏ mụn cóc trên da

Sử dụng lá tía tô

Trong lá tía tô chứa 2 hoạt chất là Limonene và Perillaldehyde, đây là 2 hoạt chất có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của virus HPV- nguyên nhân gây ra tình trạng mụn cóc trên da. Vì thế, sử dụng lá tía tô để trị mụn cóc mang lại hiệu quả khá cao.

Chuẩn bị:

  • 1 nắm lá tía tô
  • Băng gạc

Các thực hiện:

  • Lá tía tô rửa sạch rồi giã nát.
  • Sau khi làm sạch vùng da bị mụn cóc, dùng lá tía tô giã nhuyễn đắp lên các nốt mụn cóc.
  • Sau đó dùng băng gạc cố định lại.
  • Bạn nên thực hiện các này mỗi tối trước khi đi ngủ, áp dụng liên tục trong vài tuần sẽ thấy mụn cóc teo nhỏ và biến mất.

Điều trị mụn cóc bằng dung dịch Wortie Liquid

Wortie Liquid là sản phẩm được sản xuất tại Hà Lan bởi thương hiệu YouMedical B.V nổi tiếng. Wortie Liquid được nghiên cứu tỉ mỉ với công thức kép chuyên biệt, có tác dụng loại bỏ mụn cóc, mụn cơm một cách an toàn và nhanh chóng, đặc biệt là không gây cảm giác đau rát và không để lại sẹo trên da.

Wortie Liquid
Wortie Liquid giúp loại bỏ mụn cóc nhanh chóng

Các thành phần chính trong dung dịch Wortie Liquid:

  • 30% Glycolic-acid: Tác dụng loại bỏ lớp tế bào da chết – lớp da được làm mềm giúp cho hoạt chất Trichloro acetic thấm sâu và nhanh hơn vào mô mụn cóc
  • 10% Trichloro-acetic: Giúp loại bỏ các mô hình thành mụn cóc và hột cơm
  • 60% Alcohol Denat: Giúp dung dịch nhanh chóng khô và lưu lại tại khu vực điều trị mà không bị cháy da.

Xem chi tiết sản phẩm TẠI ĐÂY.

Trên đây là những thông tin cần thiết liên quan đến mụn cóc mà chúng tôi muốn chia sẻ tới các bạn. Hi vọng những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng mụn cóc trên da.

Tham khảo thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *