Mụn cóc ở tay: Hình ảnh và phương pháp điều trị hiệu quả

5/5 - (1 bình chọn)

Mụn cóc ở tay cũng như mụn cóc ở các vị trí khác trên cơ thể, là một bệnh da liễu lành tính, ít ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, khả năng lây lan của mụn cóc cực kỳ nhanh chóng, gây mất thẩm mỹ làn da. Vậy mụn cóc xuất hiện do đâu? Điều trị mụn cóc như thế nào cho hiệu quả? Bài viết dưới đây, 24hkhoedep.com xin chia sẻ đến các bạn một số thông tin liên quan đến mụn cóc ở tay và phương pháp điều trị, cùng tìm hiểu nhé.

Mụn cóc ở tay là gì?

Mụn cóc ở tay là bệnh do virus HPV gây nên, thường xuất hiện với hình dạng là một khối u nhỏ sần sùi. Mụn cóc mọc ở vị trí ngón tay hoặc bàn tay gọi là mụn cóc ở tay.

Có thể bạn quan tâm: Mụn cóc là gì? Mụn cóc có lây không?

Mụn cóc có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào, tuy nhiên, mụn cóc thường gặp phổ biến và nhiều nhất ở lứa tuổi dậy thì hay thanh thiếu niên.

Mụn cóc ở tay
Mụn cóc thường xuất hiện với hình dạng là một khối u nhỏ sần sùi

Nguyên nhân bị mụn cóc ở tay

Mụn cóc ở tay hình thành do virus HPV gây ra, chúng xâm nhập vào cơ thể thông qua các vết rách, vết cắt nhỏ trên da. Virus HPV thường xuất hiện nhiều ở môi trường ẩm ướt như hồ bơi công cộng, phòng thay đồ,….

Một số yếu tố thuận lợi tạo điều kiện cho mụn cóc hình thành như:

  • Vệ sinh tay chân, cơ thể,… không sạch sẽ.
  • Quan hệ tình dục bừa bãi, không an toàn.
  • Lây nhiễm virus HPV từ mẹ sang con trong quá trình sinh nở tự nhiên.
  • Cơ thể đang bị suy giảm miễn dịch.

Những đối tượng dễ mắc mụn cóc ở tay

Mụn cóc ở ngón tay hay mụn cóc ở tay thường hay xuất hiện nhiều ở những đối tượng sau:

  • Những người hay cắt tỉa móng tay, dùng chung dụng cụ làm móng ở tiệm nail.
  • Những người có thói quen cắn móng tay thay vì dùng dụng cụ bấm móng.
  • Trẻ em thường xuyên nghịch đất, hoặc trẻ hiếu động hay làm xước da.
  • Những người có hệ miễn dịch yếu.

Biểu hiện mụn cóc ở tay

Sau khi virus HPV xâm nhập vào cơ thể thì không gây bệnh mụn cóc ngay mà sẽ ủ bệnh khoảng 2-3 tháng, sau đó phát triển với các biểu hiện bên ngoài da như:

  • Trên tay xuất hiện các nốt sần sùi, nổi cộm màu vàng đục hoặc màu nâu.
  • Mụn thường cứng, nhô cao, hình tròn.
  • Trên các nốt sần xuất hiện các chấm màu đen.
  • Ban đầu lúc mới xuất hiện, mụn cóc có kích thước nhỏ, sau một thời gian nếu không điều trị, các nốt mụn cóc sẽ phát triển và lớn dần, có kích thước từ 2mm đến 2cm.

Hình ảnh mụn cóc ở tay

Dưới đây là một số hình ảnh mụn cóc ở tay:

Hình ảnh mụn cóc ở ngón tay
Hình ảnh mụn cóc ở ngón tay
Hình ảnh mụn cóc ở lòng bàn tay
Hình ảnh mụn cóc ở lòng bàn tay

Mụn cóc ở tay có nguy hiểm không?

Thông thường, mụn cóc ở tay hay ở bất cứ vùng nào trên cơ thể đều không gây nguy hiểm và không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu mụn cóc phát triển với kích thước lớn có thể gây đau đớn hoặc khó chịu, phiền toái cho người bệnh.

Mặc khác, khi bị mụn cóc ở ngón tay hoặc bàn tay, tốc độ lây lan sang các ngón tay khác và bàn tay còn lại hoặc các vùng trên cơ thể rất nhanh, vì thế khi mới xuất hiện mụn cóc, bạn cần có phương pháp điều trị kịp thời để tránh lây nhiễm.

Mụn cóc ở tay có lây không?

Mụn cóc ở tay có khả năng lây lan từ tay xuống chân và các vùng da khác nhanh chóng. Đồng thời, mụn cóc cũng có thể lây từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp.

Sau đây là một số con đường lây nhiễm mụn cóc ở tay cũng như mụn cóc ở các vùng khác:

  • Dùng chung dụng cụ cá nhân như khăn tắm, khăn mặt, dụng cụ cắt móng, dao cạo râu, … với người bị nhiễm virus HPV.
  • Tiếp xúc trực tiếp với người bị nhiễm virus HPV qua các hoạt động như sờ chạm, bắt tay, quan hệ tình dục,…
  • Người nhận máu của người bị nhiễm virus HPV cũng sẽ bị nhiễm virus và dễ bị mụn cóc ở ngón tay, bàn tay và các vùng da khác.
  • Mụn cóc có thể tự lây nhiễm từ vùng này sang vùng khác trên chính cơ thể người bệnh do thói quen gãi, cào, nặn,… làm lây lan mụn cóc.
Mụn cóc ở tay
Mụn cóc ở tay có khả năng lây nhiễm sang các vùng da khác trên cơ thể và lây cho người khác

Phương pháp điều trị mụn cóc ở tay

Khi bị mụn cóc, bạn cần có phương pháp khắc phục kịp thời để tránh tình trạng mụn cóc tự lây nhiễm sang các vùng da khác cũng như lây nhiễm cho người khác. Dưới đây là các phương pháp điều trị mụn cóc được áp dụng phổ biến và mang lại hiệu quả cao.

Sử dụng thuốc chữa mụn cóc ở tay

Để trị mụn cóc ở tay, thông thường bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh dùng salicylic acid với nồng độ cao ở 2 dạng là dung dịch salicylic acid đậm đặc hoặc miếng dán salicylic acid.

Axit salicylic có tính sát khuẩn nhẹ, có tác dụng tiêu sừng, giúp làm bong tróc từ từ các nốt mụn cóc thông qua cơ chế làm tăng độ ẩm cho da, làm phân tách các chất làm tế bào da dính lại với nhau, từ đó giúp loại bỏ các tế bào và vùng da bị mụn cóc một cách triệt để.

Cách sử dụng acid salicylic để điều trị mụn cóc:

  • Làm sạch vùng da tay bị mụn cóc bằng nước muối sinh lý và lau khô bằng khăn sạch.
  • Dùng tăm bông thấm dung dịch acid salicylic và chấm lên các nốt mụn cóc từ 1 đến 3 lần/ngày.
  • Để khô tự nhiên, không được rửa lại với nước để tránh làm mất tác dụng của thuốc.

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định cho người bệnh bị mụn cóc ở ngón tay và bàn tay sử dụng thuốc Imiquimod, đây là một loại thuốc giúp hệ thống miễn dịch của cơ thể chống lại virus HPV.

Áp dụng các phương pháp ngoại khoa

Một số phương pháp ngoại khoa được áp dụng trong điều trị mụn cóc ở tay như:

Phương pháp chấm nitơ lỏng

Phương pháp này sử dụng nitơ hóa lỏng ở nhiệt độ khoảng âm 196 độ C để chấm lên các nốt mụn cóc. Ưu điểm của phương pháp chấm nitơ lỏng là ít để lại sẹo, không làm biến đổi sắc tố da. Tuy nhiên, khi áp dụng phương pháp này, người bệnh có thể có cảm giác khó chịu, vùng xung quanh mụn cóc bị phồng nước và gây đau nhiều ngày. Chữa mụn cóc ở tay bằng chấm nitơ lỏng sẽ được chia làm nhiều đợt khác nhau, mỗi đợt cách nhau 1-2 tuần.

điều trị mụn cóc ở tay
Chấm nitơ lỏng điều trị mụn cóc ở tay

Phương pháp tiểu phẫu

Phương pháp này thường được chỉ định cho các nốt mụn cóc mọc ở vị trí bằng phẳng như lòng bàn tay hoặc các nốt mụn cóc có kích thước dưới 2cm. Ưu điểm của phương pháp tiểu phẫu là vết thương tương đối nhanh lành, chăm sóc sau tiểu phẫu khá dễ dàng và vết thương được may kín nên ít gây nguy cơ nhiễm trùng. Tuy nhiên, chi phí điều trị khá cao, có thể để lại sẹo trên da và khó lấy hết toàn bộ nhân mụn nên nguy cơ tái phát cao.

Phương pháp đốt điện

Phương pháp này dùng dòng điện cao tần để trị mụn cóc, thường áp dụng để điều trị các nốt mụn cóc ở các vị trí khó thực hiện tiểu phẫu như kẽ ngón tay hoặc các nốt mụn cóc có kích thước dưới 1cm. Ưu điểm của phương pháp đốt điện là đơn giản, thời gian thực hiện nhanh chóng và có thể lấy triệt để nhân mụn cóc nên giảm được nguy cơ tái phát. Tuy nhiên, nhược điểm là mất thời gian khá lâu để vết thương lành, cần chăm sóc kỹ để tránh bị nhiễm trùng.

Có thê bạn quan tâm: Top 5 cách trị mụn cóc ở tay tại nhà bằng phương pháp dân gian

Sử dụng nguyên liệu thiên nhiên để trị mụn cóc ở tay

Một số phương pháp dân gian được nhiều người lựa chọn để trị mụn cóc mang lại hiệu quả cao như:

Dùng tinh dầu vỏ quế trị mụn cóc ở ngón tay

Trong tinh dầu vỏ quế chứa rất nhiều hoạt chất có tác dụng chống oxy mạnh và kháng khuẩn, vì thế tinh dầu vỏ quế mang lại hiệu quả cao trong điều trị mụn cóc ở tay.

Chuẩn bị:

  • 1 lọ tinh dầu vỏ quế
  • 1 lọ tinh dầu tràm trà
  • Tăm bông

Cách thực hiện:

  • Bạn nhỏ vài giọt tinh dầu vỏ quế vào 1 chén nhỏ, sau đó cho thêm 2-3 giọt tinh dầu tràm trà rồi khuấy đều.
  • Sau khi làm sạch vùng da tay bị mụn cóc thì dùng tăm bông thấm hỗn hợp tinh dầu và thoa lên các nốt mụn cóc.
  • Để yên trên da khoảng 1-2 tiếng đồng hồ thì rửa sạch với nước.
  • Bạn có thể áp dụng cách này 1-2 lần/ ngày, sau khoảng 1 tháng sẽ thấy các nốt mụn cóc dần biến mất khỏi làn da.
loại bỏ mụn cóc ở tay
Tinh dầu vỏ quế giúp loại bỏ mụn cóc

Dùng lá tía tô

Trong lá tía tô chứa các hoạt chất như Perillaldehyde và Limonene có tác dụng cân bằng điều tiết của da, ức chế hoạt động và ngăn chặn virus HPV gây nên mụn cóc.  Vì thế, sử dụng lá tía tô sẽ giúp cải thiện tình trạng mụn cóc khá hiệu quả.

Chuẩn bị:

  • 10 lá tía tô
  • Băng gạc

Cách thực hiện:

  • Lá tía tô rửa sạch rồi giã nát.
  • Vệ sinh vùng da tay bị mụn cóc với nước muối sinh lý rồi dùng khăn lau khô.
  • Đắp lá tía tô giã nát lên các nốt mụn rồi dùng băng gạc để cố định lại, tránh rơi khỏi da.
  • Để qua đêm và rửa sạch vào sáng hôm sau.
  • Bạn nên áp dụng cách này mỗi ngày để mang lại hiệu quả cao nhất.

Dùng quả sung trị mụn cóc ở ngón tay

Trong quả sung chứa các hoạt chất chống oxy hóa, có tác dụng kháng virus HPV, giúp làm xẹp và loại bỏ các nốt mụn cóc nhanh chóng.

Chuẩn bị:

  • 3-5 quả sung tươi
  • Tăm bông

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch quả sung, cắt làm đôi để thu lấy nhựa chảy ra từ quả sung.
  • Làm sạch vùng da tay bị mụn cóc và thấm khô bằng khăn sạch.
  • Dùng tăm bông thấm mủ sung rồi chấm lên các nốt mụn cóc.
  • Để yên trong 40 – 45 phút rồi rửa sạch với nước.
  • Bạn nên áp dụng cách này 1 lần/ ngày, sau 3-4 tuần sẽ thấy các nốt mụn cóc dần biến mất.

Sử dụng dung dịch trị mụn cóc Wortie Liquid

Wortie Liquid có xuất xứ từ Hà Lan, với công thức tác động kép độc đáo kết hợp Axit Glycolic và Trichloroacetic mang đến khả năng loại bỏ mụn cóc, hột cơm nhanh chóng và an toàn. Sản phẩm hiện đang được phân phối tại Công Ty TNHH Chăm Sóc Khỏe và Đẹp Việt Nam. Wortie Liquid dành cho trẻ từ 4 tuổi trở lên.

Wortie Liquid
Wortie Liquid điều trị mụn cóc ở tay hiệu quả

Cơ chế tác động của Wortie Liquid:

  • Glycolic: Giúp đảm bảo việc loại bỏ lớp da trên cùng – Lớp da được làm mềm, giúp cho hoạt chất TCA với nồng độ thấp vẫn có hiệu ứng sâu và nhanh hơn.
  • Trichloroacetic: Giúp loại bỏ sâu các mô hình thành mụn cóc hoặc mụn cơm.
  • Cồn nhân tạo: Giúp dung dịch lưu lại khu vực điều trị mà không bị cháy da.

Đặc điểm nổi bật của sản phẩm Wortie Liquid:

  • Không gây rát vùng bôi.
  • Không để lại sẹo.
  • Không xâm lấn vùng da khỏe mạnh.

Xem chi tiết sản phẩm Tại Đây.

Biện pháp phòng tránh mụn cóc ở tay

Để phòng tránh bị mụn cóc ở tay hoặc ngăn chặn chúng lây nhiễm sang các vùng da khác, bạn cần thực hiện các biện pháp sau:

  • Rửa tay thường xuyên với dung dịch sát khuẩn.
  • Bỏ thói quen cắn móng tay.
  • Không sờ, chạm, gãi, nặn các nốt mụn cóc trên cơ thể.
  • Không dùng chung đồ dùng cá nhân như khăn tắm, dao cạo râu, dụng cụ cắt móng tay,… với người khác.
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với người bị mụn cóc.
  • Mang dép khi ở trong phòng thay đồ, phòng tắm công cộng, khu vực hồ bơi,…

Trên đây, chúng tôi vừa chia sẻ tới các bạn những thông tin liên quan đến mụn cóc ở tay. Mong rằng qua bài viết này bạn sẽ có cái nhìn rõ hơn về tình trạng mụn cóc và lựa chọn được phương pháp khắc phục phù hợp. Bên cạnh đó, bạn nên bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể để tăng sức đề kháng, giúp cơ thể luôn khỏe mạnh và giảm nguy cơ bị mụn cóc.

Tham khảo thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *