Mụn cóc ở chân có nguy hiểm không? Nguyên nhân và hình ảnh

5/5 - (1 bình chọn)

Mụn cóc ở chân cũng như mụn cóc ở nhiều vùng khác trên cơ thể, tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng gây mất thẩm mỹ làn da. Đặc biệt, mụn cóc còn ảnh hưởng tới việc đi lại, có thể gây khó chịu và đau đớn khi đi đứng. Vậy nguyên nhân mụn cóc ở chân do đâu? Mụn cóc ở chân có nguy hiểm không? Hãy cùng tìm hiểu ngay những thông tin cơ bản về mụn cóc qua bài viết dưới đây nhé.

Có thể bạn quan tâm: Mụn cóc là gì? Mụn cóc có lây không?

Mụn cóc ở chân là gì?

Mụn cóc là do vi khuẩn HPV tuýp 1 và tuýp 2 gây ra, có thể mọc ở nhiều vị trí trên cơ thể, thường xuất hiện nhiều ở bàn tay, ngón tay và chân.

Mụn cóc ở chân thường mọc ở các vùng như ngón chân, gót chân, lòng bàn chân và cả mắt cá chân. Trong đó, mụn cóc ở lòng bàn chân thường gây nhiều khó chịu và đau nhức khi đi lại, ảnh hưởng đến sinh hoạt và các hoạt động hằng ngày.

Mụn cóc ở chân
Mụn cóc ở chân thường mọc ở các vùng như ngón chân, gót chân, lòng bàn chân và cả mắt cá chân

Mụn cóc ở chân có thể hình thành do virus xâm nhập vào cơ thể thông qua các vết trầy xước. Thông thường, độ tuổi thành niên sẽ hay gặp mụn cóc nhiều nhất vì thói quen hay hoạt động mạnh và bị các tổn thương trên da.

Nguyên nhân mụn cóc ở chân

Nguyên nhân mụn cóc cũng giống như mụn cóc ở các vị trí khác trên cơ thể, đều do virus HPV gây ra.

Loại virus này xâm nhập vào cơ thể thông qua các vết xước nhỏ trên da hoặc vết rách khi tiếp xúc với môi trường ẩm ướt như sàn phòng tắm, phòng thay đồ,… Ngoài ra, mụn cóc cũng có thể lây từ người qua người nếu tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm bệnh.

Mụn cóc có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên da, tùy vào vị trí và hình dạng mà mụn cóc có các tên gọi khác nhau như mụn cóc thông thường, mụn cóc phẳng, mụn cóc dạng sợi,… khi mụn cóc xuất hiện ở vùng chân thì được gọi là mụn cóc ở chân.

Dấu hiệu mụn cóc ở chân

Rất nhiều người nhầm lẫn mụn cóc với các vết chai ở chân. Tuy nhiên, dựa vào các biểu hiện dưới đây, bạn có thể dễ dàng nhận biết được mình có bị mụn cóc hay không.

mụn cóc ở chân
Bề mặt các nốt mụn cóc ở chân có các chấm đen nhỏ xíu
  • Lòng bàn chân, ngón chân, mu bàn chân hoặc mắt cá chân xuất hiện các nốt nhỏ, cứng.
  • Trên bề mặt các nốt mụn cóc có các chấm đen nhỏ xíu, trường hợp vết chai sạn ở chân sẽ không có dấu hiệu này.
  • Khi đi lại có thể khiến các nốt mụn đau từ nhẹ đến dữ dội.
  • Người bệnh cảm giác khó chịu và hơi cộm khi đi lại nếu các nốt mụn cóc đã ăn sâu vào biểu bì da.
  • Một số trường hợp, mụn cóc phát triển và lớn rất nhanh, gây ảnh hưởng lớn đến các hoạt động và sinh hoạt hằng ngày.

Hình ảnh mụn cóc ở chân

Dưới đây là một số hình ảnh mụn cóc ở chân mà chúng tôi muốn chia sẻ tới các bạn.

mụn cóc ở lòng bàn chân
Hình ảnh mụn cóc ở lòng bàn chân
mụn cóc ở gót chân
Hình ảnh mụn cóc ở gót chân
mụn cóc ở ngón chân
Hình ảnh mụn cóc ở ngón chân

Mụn cóc ở chân có nguy hiểm không?

Đa số các trường hợp mụn cóc nói chung và mụn cóc ở chân nói riêng chỉ gây khó chịu hoặc đau ở mức độ nhẹ, không nguy hiểm đến sức khỏe hay tác động xấu đến các cơ quan bên trong.

Tuy nhiên, nếu mụn cóc phát triển nhanh và lớn sẽ có thể gây ra cảm giác đau đớn dữ dội khi đi lại cho người bệnh. Nếu áp lực lên chân quá lớn, các nốt mụn cóc có thể bị vỡ, lúc ày nguy cơ nhiễm trùng sẽ rất cao. Vì thế, bạn cũng nên điều trị mụn cóc ngay từ khi mới khởi phát để hạn chế các ảnh hưởng từ bệnh lý này.

Mụn cóc ở chân có lây không?

Mụn cóc ở chân hình thành do virus HPV gây ra và có nguy cơ phát sinh mạnh và lây nhiễm rất cao từ vùng chân sang các vùng khác trên cơ thể hoặc lây nhiễm từ người này sang người khác qua một số đường tiếp xúc.

Dưới đây là một số con đường lây nhiễm mụn cóc, bạn nên nắm rõ phòng tránh và ngăn ngừa lây nhiễm.

Qua cơ chế tự lây nhiễm

Nếu mụn cóc xuất hiện ở tay và các vùng khác trên cơ thể thì rất dễ lây nhiễm sang chân một cách nhanh chóng. Đặc biệt, khi trên da có những vết xước hay tổn thương thì cơ chế tự lây nhiễm này sẽ có điều kiện thể hiện mạnh mẽ hơn.

Lây qua đường máu

Những người tiếp nhận máu từ người bị nhiễm virus HPV sẽ có nguy cơ lây nhiễm virus này và khả năng mắc mụn cóc hoặc các vùng khác trên cơ thể rất cao.

Lây qua quá trình tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm bệnh

Các hành động như nắm tay, ôm, tiếp xúc cơ thể,.. với người bị nhiễm virus HPV thì nguy cơ  virus có thể lây sang người khỏe mạnh rất cao. Thông thường, virus sẽ ủ bệnh và bùng phát sau 2-3 tháng nếu tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm bệnh.

Lây qua các vật dụng trung gian

Việc tiếp xúc hoặc dùng chung các vật dụng cá nhân như khăn mặt, khăn tắm, quần áo, giày, vớ,… với người mắc mụn cóc ở chân thì nguy cơ lây nhiễm rất cao nếu người khỏe mạnh đang có vết xước hoặc tổn thương trên da.

Mụn cóc ở chân
Mụn cóc ở chân lây nhiễm qua nhiều con đường

Phương pháp điều trị mụn cóc ở chân

Một số trường hợp mụn cóc sẽ tự khỏi sau một khoảng thời gian, nhưng cũng có rất nhiều trường hợp cần phải điều trị tại nhà hoặc tại cơ sở y tế. Dưới đây là một số phương pháp điều trị mụn cóc ở chân được áp dụng phổ biến hiện nay.

Điều trị mụn cóc bằng phương pháp bảo tồn

Phương pháp bảo tồn sẽ cần thực hiện các biện pháp vệ sinh vùng da bị mụn cóc và sau đó thực hiện chăm sóc da để giúp giảm kích thước mụn cóc nhanh chóng.

  • Vệ sinh vùng da bị mụn cóc: Làm sạch vùng da chân, loại bỏ bụi bẩn và bã nhờn tích tụ ở chân, kẽ ngón chân,… bằng các loại xà phòng dịu nhẹ, lành tính.
  • Sử dụng viên đá bọt để chăm sóc vùng da chân bị mụn cóc: Viên đá bọt khi chà xát lên vùng da có mụn cóc sẽ giúp loại bỏ da chết và làm giảm kích thước mụn cóc dần dần, sau đó dùng thuốc bôi để loại bỏ mụn cóc nhanh chóng.

Sử dụng thuốc trị mụn cóc ở chân

Loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất trong điều trị mụn cóc nói riêng và mụn cóc nói chung là thuốc chứa axit salicylic. Nhóm thuốc này là một hoạt chất có tác dụng tiêu sừng, giúp làm ẩm và loại bỏ các chất khiến tế bào da dính lại với nhau, từ đó giúp loại bỏ mụn cóc từ từ.

Hướng dẫn sử dụng thuốc trị mụn cóc ở chân axit salicylic:

  • Đầu tiên, bạn cần ngâm bàn chân có mụn cóc vào nước ấm từ 5-10 phút.
  • Dùng bàn chải cọ nhẹ để loại bỏ các lớp da chết bong ra bên trên bề mặt mụn cóc.
  • Dùng khăn sạch lau khô vùng da chân bị mụn cóc.
  • Lấy tăm bông thấm thuốc axit salicylic và thoa lên các nốt mụn cóc.
  • Đợi cho thuốc khô trên da rồi bôi thêm 1 lớp nữa.
  • Lưu ý, chỉ thoa thuốc trong phạm vi bị mụn cóc, tuyệt đối không bôi lan ra các vùng da lành xung quanh.

Ngoài ra, còn một số loại thuốc trị mụn cóc ở chân khác như:

  • Thuốc bôi ngoài da như:Tretinoin, Cantharidin, Podophyllin,…
  • Thuốc ở dạng tiêm như: Bleomycin, Candida antigen,…
  • Thuốc mỡ như: Efudex (5- fluorouracil ).

Điều trị mụn cóc ở chân bằng thủ thuật y khoa

Các thủ thuật y khoa thường được chỉ định cho các nốt mụn cóc ở chân có kích thước lớn, gây đau đớn hoặc ảnh hưởng tới các hoạt động hằng ngày. Một số thủ thuật y khoa được áp dụng phổ biến trong điều trị mụn cóc như:

Phương pháp Laser

Phương pháp Laser phù hợp với các nốt mụn cóc ở chân có kích thước dưới 2cm. Phương pháp điều trị này sử dụng ánh sáng laser để tác động lên nốt mụn cóc nhằm mục đích đóng băng các mạch máu trên mụn cóc lại, khiến các mô tổn thương chết đi và từ từ làm mụn cóc tự rụng khỏi da. Ưu điểm của phương pháp Laser là nhanh chóng lành vết thương, việc chăm sóc dễ dàng và nguy cơ viêm nhiễm thấp. Tuy nhiên, bạn cần lựa chọn cơ sở y tế uy tín để thực hiện.

Điều trị mụn cóc ở chân
Điều trị mụn cóc bằng phương pháp laser

Phương pháp đốt điện

Phương pháp đốt điện phù hợp cho các nốt mụn cóc có kích thước dưới 1cm và mọc ở các vị trí khó phẫu thuật. Phương pháp này thực hiện rất nhanh chóng và đơn giản bằng cách sử dụng dòng điện tần số cao để phá hủy các nốt mụn cóc. Tuy nhiên, vết thương sau khi đốt điện cần được chăm sóc kỹ nếu không rất dễ bị nhiễm trùng.

Phương pháp áp lạnh

Phương pháp này sẽ dùng chất lỏng dạng nitơ để đóng băng các nốt mụn cóc ở chân, từ đó loại bỏ chúng. Tuy nhiên, phương pháp này cần thực hiện nhiều lần mới mang lại hiệu quả.

Phương pháp tiểu phẫu

Phương pháp tiểu phẫu phù hợp với các nốt mụn cóc có kích thước lớn và cực lớn. Phương pháp này sẽ được thực hiện bằng cách sử dụng kim điện để bóc tách nốt mụn cóc ra khỏi về mặt da hoàn toàn.

Trị mụn cóc ở chân bằng phương pháp dân gian

Một số phương pháp trị mụn cóc bằng dân gian mang lại hiệu quả cao nhưng tiết kiệm chi phí được nhiều người áp dụng như:

Trị mụn cóc bằng dầu cây trà

Tinh dầu cây trà có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn rất cao, vì thế giúp tiêu diệt vi khuẩn gây nên tình trạng mụn cóc một cách nhanh chóng.

Chuẩn bị:

  • 1 lọ tinh dầu cây trà
  • Tăm bông

Cách thực hiện:

  • Sau khi làm sạch vùng da chân bị mụn cóc, lấy tăm bông chấm tinh dầu cây trà và thoa trực tiếp lên các nốt mụn cóc.
  • Bạn nên áp dụng cách này mỗi ngày một lần vào buổi tối trước khi đi ngủ để mang lại hiệu quả cao, tránh rửa chân ngay sau khi bôi tinh dầu.
Tinh dầu cây trà
Tinh dầu cây trà giúp tiêu diệt virus gây mụn cóc

Trị mụn cóc bằng quả sung

Trong thành phần của quả sung chứa hàm lượng cao các chất chống oxy hóa và kháng khuẩn, giúp ức chế sự hình thành và phát triển của virus HPV, từ đó giúp loại bỏ mụn cóc nhanh chóng.

Chuẩn bị:

  • 5-7 quả sung tươi

Cách thực hiện:

  • Sử dụng sung tươi ép lấy nước cốt.
  • Vệ sinh thật sạch vùng da chân bị mụn cóc rồi lau khô.
  • Sau đó thoa nước ép sung lên các nốt mụn cóc.
  • Bạn nên áp dụng cách này đều đặn 3 lần/ngày, thực hiện liên tục trong vài tuần để tiêu diệt tận gốc mụn cóc.

Điều trị mụn cóc bằng dung dịch Wortie Liquid

Wortie Liquid được sản xuất tại Hà Lan bởi thương hiệu YouMedical B.V nổi tiếng, là sản phẩm có tác dụng loại bỏ mụn cóc, mụn cơm an toàn, hiệu quả và nhanh chóng, đặc biệt là không để lại sẹo và không gây đau rát.

Wortie Liquid
Wortie Liquid loại bỏ mụn cóc nhanh chóng, không gây đau

Cơ chế tác động của Wortie Liquid:

  • Glycolic: Giúp đảm bảo việc loại bỏ lớp da trên cùng – Lớp da được làm mềm, giúp cho hoạt chất TCA với nồng độ thấp vẫn có hiệu ứng sâu và nhanh hơn.
  • Trichloroacetic: Giúp loại bỏ sâu các mô hình thành mụn cóc hoặc mụn cơm.
  • Cồn nhân tạo: Giúp dung dịch lưu lại khu vực điều trị mà không bị cháy da.

Xem chi tiết sản phẩm TẠI ĐÂY.

Phòng ngừa mụn cóc ở chân như thế nào?

Một số biện pháp giúp bạn phòng ngừa mụn cóc ở chân như:

  • Giữ chân luôn sạch sẽ và khô thoáng.
  • Không đi chân trần, nên đi dép ở các nơi ẩm ướt như sàn hồ bơi, phòng thay đồ,…
  • Sử dụng giày với chất liệu và kích cỡ phù hợp, không nên đi chung giày hoặc vớ của người khác.
  • Nên thay vớ ít nhất 1 lần/ ngày.
  • Khi bị mụn cóc, tuyệt đối không chọc hoặc nặn mụn cóc, tránh gây nhiễm trùng và lây nhiễm sang các vùng da khác trên cơ thể.

Trên đây là những thông tin cơ bản về mụn cóc ở chân mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Mong rằng qua bài viết này sẽ giúp các bạn có cái nhìn rõ hơn về tình trạng mụn cóc ở chân nhé.

Có thê bạn quan tâm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *