3 cách dùng lá trầu không chữa trào ngược dạ dày hiệu quả

5/5 - (1 bình chọn)

Sử dụng lá trầu không chữa trào ngược dạ dày là phương pháp dân gian an toàn được nhiều người áp dụng. Vậy lá trầu không dùng để chữa trào ngược dạ dày có thật sự tốt không và cách dùng ra sao để mang lại hiệu quả cao? Hãy cùng tìm ngay bài viết dưới đây của 24hkhoedep.com nhé.

Lá trầu không chữa trào ngược dạ dày tốt không?

Lá trầu không có vị cay, tính ấm, chứa các thành phần có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, điều hòa lượng axit trong dạ dày, từ đó giúp hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan đến dạ dày như trào ngược dạ dày, đau dạ dày, viêm loét dạ dày,…

Ngoài ra, trong lá trầu không chứa hàm lượng hoạt chất Tanin cao có khả năng làm lành các tổn thương ở niêm mạc dạ dày và giúp cân bằng độ pH, ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn gây nên tình trạng trào ngược dạ dày.

Bên cạnh đó, các loại kháng chất và vitamin có trong lá trầu không có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn HP – nguyên nhân gây nên tình trạng viêm loét dạ dày và trào ngược dạ dày.

lá trầu không chữa trào ngược dạ dày
Lá trầu không giúp kháng khuẩn, kháng viêm, điều hòa lượng axit trong dạ dày

Gợi ý 3 cách dùng lá trầu không chữa trào ngược dạ dày

Lá trầu không là nguyên liệu quen thuộc dễ kiếm, khi sử dụng lá trầu không chữa trào ngược cũng vô cùng dễ dàng và an toàn. Dưới đây là 3 cách chữa trào ngược dạ dày đơn giản mà bạn có thể tham khảo áp dụng.

Sử dụng nước lá trầu không

Đây là phương pháp đơn giản dễ thực hiện, có tác dụng hỗ trợ thúc đẩy tiêu hóa và giảm triệu chứng như đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu,…do trào ngược dạ dày gây nên.

Nguyên liệu:

  • 5 lá trầu không tươi
  • 300ml nước

Cách thực hiện như sau:

  • Lá trầu không rửa sạch, ngâm cùng nước muối pha loãng trong khoảng 15 phút rồi rửa lại bằng nước sạch và vớt ra để ráo.
  • Cho lá trầu không vào nồi, cho thêm 300ml nước và đun sôi.
  • Khi nước sôi thì hạ nhỏ lửa và đun thêm khoảng 15 phút thì tắt bếp.
  • Khi nước nguội thì dùng nước này để uống trực tiếp.
  • Bạn nên áp dụng cách này đều đặn mỗi ngày, sau bữa ăn trưa khoảng 1 tiếng để kiểm soát các triệu chứng của bệnh.
nước lá trầu không chữa trào ngược dạ dày
Sử dụng nước lá trầu không chữa trào ngược

Sử dụng lá trầu không để ăn trực tiếp

Ngoài cách đun nước lá trầu không để uống, người bệnh cũng có thể dùng lá trầu ăn trực tiếp để cải thiện bệnh và giảm tần suất tái phát của các cơn trào ngược dạ dày.

Nguyên liệu:

  • 2 lá trầu không

Cách thực hiện như sau:

  • Lá trầu không rửa sạch, ngâm cùng nước muối pha loãng trong khoảng 15 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.
  • Tiến hành dùng lá trầu không để nhai và nuốt lấy phần nước.
  • Bạn nên áp dụng mỗi ngày một lần và đều đặn mỗi ngày để giảm nhanh và cải thiện các triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày.

Dùng lá trầu không đắp ngoài da

Thay vì sử dụng cách sử dụng lá trầu không để uống và ăn vào bên trong cơ thể, người bệnh có thể sử dụng bài thuốc đắp lá trầu không ngoài da để giảm đau tạm thời và nhanh chóng.

Nguyên liệu:

  • 10 lá trầu không
  • 2 thìa muối ăn

Cách thực hiện như sau:

  • Lá trầu không mang rửa sạch và vớt ra để ráo nước.
  • Giã nát lá trầu không cùng muối ăn tạo thành hỗn hợp.
  • Làm nóng hỗn hợp trên lửa nhỏ khoảng 5 phút rồi bọc vào khăn sạch và tiến hành chườm lên bụng.
  • Bạn nên kết hợp với việc xoa nhẹ nhàng để tăng thêm hiệu quả.
  • Bạn nên áp dụng cách này 2-3 lần/ tuần để cải thiện các triệu chứng trào ngược dạ dày.
chữa trào ngược dạ dày
Dùng lá trầu không đắp ngoài da chữa trào ngược dạ dày

Một số tác dụng phụ khi dùng lá trầu không chữa trào ngược

Do lá trầu không có tính nóng, vị cay nồng nên nếu bạn sử dụng với liều lượng cao có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như:

  • Cồn cào
  • Nóng rát vùng thượng vị
  • Đau rát cổ họng
  • Tiêu chảy
  • Nóng trong người

Do đó, khi sử dụng lá trầu không, bạn chỉ nên sử dụng liều lượng vừa phải, không nên quá lạm dụng.

Bạn có thể click vào đây để được tư vấn: messenger

Lưu ý khi dùng lá trầu không chữa trào ngược dạ dày

Phương pháp chữa bệnh trào ngược dạ dày bằng lá trầu không mang lại hiệu quả và khá an toàn, tuy nhiên, khi áp dụng người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Hiệu quả của phương pháp này phụ thuộc nhiều vào tình trạng bệnh nặng hay nhẹ và cơ địa của từng người, vì thế người bệnh cần kiên trì, không nên nóng vội.
  • Cần sử dụng lá trầu không với liều lượng phù hợp, không nên lạm dụng hoặc sử dụng quá liều lượng để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
  • Lá trầu không có thể gây ra tác dụng phụ đối với các cơ địa nhạy cảm, vì thế, nếu có bất cứ phản ứng bất thường nào, người bệnh cần ngưng sử dụng ngay lập tức và đến cơ sở y tế để thăm khám.
  • Trong quá trình sử dụng lá trầu không để chữa trào ngược dạ dày, người bệnh cần xây dựng cho mình một thói quen ăn uống và sinh hoạt khoa để tăng hiệu quả chữa trị.

Mách bạn:

Silicol Gel
Điều trị trào ngược dạ dày với Silicol Gel

Silicol Gel là một sản phẩm có hiệu quả nổi bật trong kiểm soát trào ngược dạ dày, các triệu chứng rối loạn tiêu hóa và hội chứng ruột kích thích. Sản phẩm có thành phần chính là axit silicic, là một hợp chất của khoáng chất Silic và oxygen, được nhập khẩu từ Đức.

Xem chi tiết sản phẩm TẠI ĐÂY.

Chúng tôi vừa chia sẻ đến bạn đọc những thông tin cần thiết liên quan đến việc sử dụng lá trầu không chữa trào ngược dạ dày. Hi vọng những chia sẻ này sẽ giúp bạn sớm cải thiện được các triệu chứng “khó chịu” do trào ngược dạ dày gây ra.

Tổng hợp các phương pháp trị trào ngược dạ dày hay:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *