Da bị nổi sần như da gà và ngứa là tình trạng thường gặp ở nhiều người, có thể do cơ địa nhạy cảm hoặc bắt nguồn từ những bệnh lý nguy hiểm,…Do đó, khi gặp tình trạng da bị nổi sần như da gà và ngứa, bạn nên tìm hiểu rõ nguyên nhân để sớm có biện pháp điều trị kịp thời. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn một số bệnh lý gây ra tình trạng da bị nổi sần và ngứa và cách khắc phục, cùng tham khảo nhé.
Da bị nổi sần như da gà và ngứa là bệnh gì?
Da bị nổi sần như và ngứa khi quan sát người bệnh sẽ thấy trên da xuất hiện những hạt nhỏ cộm lên, các hạt cộm này có kích thước tương ứng với nang lông, khi sờ vào có cảm giác sần sùi và gây ngứa ngáy. Tình trạng này có thể liên quan đến các bệnh lý sau:
Viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa là bệnh mãn tính, dễ tái phát lại nhiều lần trong năm gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống của người bệnh. Các nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm da cơ địa phần lớn là do di truyền, do tiếp xúc với các dị nguyên gây bệnh, những người có làn da dễ bị kích ứng. Bệnh có thể xuất hiện ở nhiều vùng cơ thể như lưng, tay, chân, bụng,…
Ngoài dấu hiệu da bị nổi sần như da gà và ngứa thì khi bị viêm da do cơ địa, người bệnh còn xuất hiện một số biểu hiện như sau:
- Các cơn ngứa xuất hiện nhiều vào ban đêm khiến người bệnh khó chịu, ngủ không yên, mất ngủ, ảnh hưởng tới sức khỏe.
- Nếu người bệnh thường xuyên gãi mạnh sẽ làm cho vùng da bị bong bóc, trầy xước và dẫn đến tình trạng viêm nhiễm, lan sang các vùng da xung quanh.
- Khu vực da bị tổn thương sẽ chuyển sang sẫm màu, gây mất thẩm mỹ.
>>> Cùng xem sản phẩm điều trị bệnh viêm da cơ địa hiệu quả nhất tại: https://24hkhoedep.com/san-pham/dexem-repair-cream-dieu-tri-benh-cham/
Nổi mề đay mẩn ngứa
Khi da bị nổi sần và ngứa thì có thể bạn đang mắc phải bệnh nổi mề đay mẩn ngứa. Bệnh gây ra các triệu chứng khó chịu, gây tác động đến sinh hoạt của người bệnh. Nổi mề đay do tác động của một số dị nguyên, gây các triệu chứng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ và lan sang các vùng da khác xung quanh. Một số trường hợp diễn tiến nặng sẽ gây sưng mí mắt, sưng môi, buồn nôn, tiêu chảy, phù mạch, nhiễm trùng,…
Bệnh rôm sảy
Bệnh rôm sảy là tình trạng các tuyến mồ hôi tắc nghẽn, ứng đọng lại trên da gây ra tình trạng viêm nhiễm, nổi các mẩn đỏ trên da. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ em và trẻ sơ sinh, thường xảy ra vào mùa hè do thời tiết oi bức khiến các tuyến mồ hôi sẽ tiết ra nhiều hơn.
Bệnh rôm sảy tuy không nguy hiểm đến sức khoẻ nhưng gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, nếu gãi mạnh sẽ gây lở loét dẫn đến nhiễm trùng da. Bệnh có thể tự khỏi khi thời tiết mát mẻ, không cần đến sự can thiệp y tế.
Viêm nang lông
Bệnh xuất hiện khi nang lông bị viêm do vi khuẩn, nấm, hoặc do tụ cầu khuẩn gây ra. Khi mắc bệnh viêm nang lông, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như: da nổi các mụn đỏ hoặc mụn đầu trắng trong khu vực lỗ chân lông, đi kèm với sưng và ngứa.
Bệnh thận
Với người bệnh thận, các độc tố trong cơ thể sẽ không thể đào thải ra bên ngoài được, lâu dần sẽ tích tụ lại ngấm vào máu và lan ra da, gây nên các mẩn đỏ ngứa ngáy, khó chịu. Khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng thì các triệu chứng này cũng sẽ nặng hơn và xuất hiện nhiều hơn.
Bệnh bạch huyết
Bệnh bạch huyết gây ra các triệu chứng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ khắp cơ thể. Khi các hạch huyết sưng to, người bệnh sẽ giảm đề kháng và lúc này các triệu chứng của bệnh càng nghiêm trọng hơn, tình trạng ngứa ngáy ngày càng dữ dội hơn khiến người bệnh khó chịu, ăn không ngon, ngủ không yên.
Người bệnh cần đến các cơ sở y tế ngay khi phát hiện các dấu hiệu sau:
- Khó thở, sốt, tức ngực, ho, đổ mồ hôi liên tục.
- Cơ thể mệt mỏi, sụt cân
- Nổi các u ở vùng nách, cổ, háng.
Bệnh tuyến giáp
Bệnh tuyến giáp xảy ra khi cơ thể mất cân bằng các nội tiết tố với các biểu hiện ngứa ngáy, da nổi sần như da gà.
Bệnh có các dấu hiệu như sau:
- Da bị khô, nổi các nốt sần đỏ, xuất hiện sáp da.
- Ngứa ngáy, khó chịu và đau rát.
- Mệt mỏi, đau nhức toàn thân, gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ.
- Móng tay cứng hơn bình thường, cơ thể tiết mồ hôi nhiều hơn.
Có thể bạn quan tâm:
Cách làm dịu tình trạng da bị nổi sần như da gà và ngứa hiệu quả
Dưới đây là các phương pháp giúp khắc phục tình trạng da bị nổi sần như da gà và ngứa hiệu quả ngay tại nhà mà bạn có thể tham khảo.
Chườm lạnh
Đây là giải pháp giúp giảm cơn khó chịu, ngứa ngáy ngay lập tức. Bạn hãy dùng một tấm vải, bọc vài viên đá lạnh bên trong rồi chườm lên vùng da bị nổi sần như da gà và ngứa trong khoảng 10 phút. Hơi lạnh của đá sẽ giúp làm dịu tình trạng ngứa, mang lại cảm giác dễ chịu nhanh chóng.
Dưỡng ẩm
Khi da bị nổi sần và ngứa, bạn có thể dùng các loại kem dưỡng không chứa paraben để tạo cho da sự mềm mại và giảm tình trạng kích ứng, ngứa ngáy.
Dùng tỏi
Trong tỏi có chứa hoạt chất sulfur có khả năng kháng khuẩn mạnh, giúp điều trị mụn và viêm da rất tốt. Bạn có thể sử dụng bông gòn thấm nước ép tỏi rồi chấm lên vùng da bị ngứa, giữ yên 15 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.
Dùng lá bạc hà
Trong lá bạc hà có chứa tinh dầu menthol có khả năng làm mát và dịu da hiệu quả. Bạn hãy lấy 1 nắm lá bạc hà rửa sạch, vò nát và chà trực tiếp lên vùng da bị ngứa.
Lưu ý khi da bị nổi sần và ngứa
Để làm dịu tình trạng da bị nổi sần và ngứa cũng như không khiến bệnh tiến triển nặng hơn, người bệnh cần lưu ý:
- Nên vệ sinh da với nước sạch hoặc dung dịch làm sạch dịu nhẹ, tuyệt đối không sử dụng các loại xà phòng có tính tẩy rửa mạnh.
- Mặc quần áo rộng rãi và thấm hút mồ hôi, nhằm hạn chế ma sát và kích thích vùng da đang bị tổn thương.
- Ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước, đặc biệt nên bổ sung thêm nước ép trái cây giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của bệnh.
- Hạn chế gãi lên vùng da bị tổn thương, tránh tiếp xúc với các dị nguyên và giữ ấm khi thời tiết thay đổi đột ngột.
- Giữ môi trường sống luôn sạch sẽ, thoáng mát.
Da bị nổi sần như da gà và ngứa là biểu hiện của nhiều tình trạng da liễu và bệnh lý khác nhau. Tình trạng này có thể được cải thiện bằng cách chăm sóc tại nhà, tuy nhiên trong một số trường hợp cần phải gặp bác sĩ để có phương pháp điều trị kịp thời.