Bật mí 4 cách trị ngứa tay chân tại nhà hiệu quả nhanh chóng

5/5 - (1 bình chọn)

Hằng ngày đôi khi trên da tay chân sẽ xuất hiện một vài cơn ngứa, đây là phản ứng tự vệ của cơ thể đối với sự kích thích nào đó và các cơn ngứa sẽ nhanh chóng biến mất sau đó. Tuy nhiên, nếu triệu chứng ngứa liên tục kèm theo những dấu hiệu bất thường thì bạn không nên chủ quan, xem nhẹ. Vậy ngứa tay chân là bệnh gì? Cách trị ngứa tay chân tại nhà nào hiệu quả? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé.

Ngứa tay chân là bệnh gì?

Mặc dù là triệu chứng thông thường, nhưng ngứa tay chân có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý ngoài da hoặc bệnh bên trong cơ thể.

Ngứa tay chân
Ngứa tay chân có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý

Viêm da tiếp xúc

Khi bị viêm da tiếp xúc, người bệnh sẽ có các triệu chứng như nổi mẩn màu hồng ở tay chân, ngứa dữ dội, sau vài giờ xuất hiện các nốt sần đỏ không đều nhau, nếu các nốt này vỡ ra sẽ có dịch nước.

Bệnh viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa,ngoài triệu chứng ngứa, còn xuất hiện các biểu hiện nổi mẩn đỏ với các nốt kích thước không đều nhau, xuất hiện mụn nước, nứt da, sưng da,..…

Bệnh ghẻ

Khi bị bệnh ghẻ sẽ xuất hiện mụn nước và sần đỏ, kèm ngứa chân tay dữ dội, ngứa nhiều ở kẽ tay, kẽ chân, lòng bàn tay… Triệu chứng ngứa nặng nề hơn vào ban đêm, nếu không được kiểm soát, bệnh ghẻ sẽ lan rộng.

Nổi mề đay mẩn ngứa

Khi bị nổi mề đay sẽ xuất hiện các triệu chứng như nổi mẩn đỏ hoặc hồng, các nốt ngứa phân bố rải rác hoặc tập trung, ngứa bắp chân, ngứa cổ tay, ngứa cổ chân hoặc ngứa khắp người.

Bệnh chàm tổ đỉa

Người bị bệnh chàm tổ đỉa có triệu chứng nổi mụn nước ở lòng bàn tay và bàn chân, nốt sần màu đỏ, ngứa ngáy khó chịu. Trong mụn có chứa dịch, nếu bị chà xát sẽ vỡ ra và gây xót, ngứa dữ dội, sau đó sẽ đóng vảy, khô lại và có thêm các vết nứt.

Chàm tổ đỉa
Chàm tổ đỉa gây ngứa tay chân

Bệnh lupus ban đỏ hệ thống

Các triệu chứng của lupus hệ thống như xuất hiện hồng ban, ngứa ở tay chân và có thể lan ra khắp cơ thể.

Nấm da

Nấm da tay chân có dấu hiệu đặc trưng là ngứa chân tay kèm theo triệu chứng nổi mẩn đỏ, có mụn nước, xuất hiện vảy khô,… Tình trạng ngứa ngáy có thể lan nhanh từ tay chân sang các vùng da khác trên cơ thể.

Bệnh vảy nến

Bệnh vảy nến có các biểu hiện như ngứa chân tay, kẽ ngón chân tay, khuỷu tay, đùi, đầu gối,… Các vùng da bị ngứa sẽ có màu đỏ phủ 1 lớp vảy trắng, lan rộng dần.

Ngứa chân tay do suy giáp

Người bị suy tuyến giáp có các dấu hiệu như ngứa chân, ngứa da tay, da khô, tăng cân, rụng tóc, mệt mỏi, nhạy cảm với thời tiết lạnh,… Một số người còn xuất hiện triệu chứng: suy nhược cơ thể, tức ngực, khó thở.

Bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường gây ra triệu chứng như: ngứa da tay chân, khô cổ, khát nước, cơ thể mệt mỏi, ăn không ngon,…

Bệnh suy thận

Bệnh suy thận khiến làn da bị ngứa ngáy, nhất là vùng chân và tay, kèm các triệu chứng khác như da sưng phù, cơ thể suy nhược, mệt mỏi,…

Ngứa tay chân có nguy hiểm không?

Đa số các trường hợp bị ngứa tay chân đều do các bệnh về da liễu gây ra như: viêm da tiếp xúc, nấm, mề đay,… Và có khoảng 5% người bị ngứa tay chân do các bệnh như vảy nến, viêm da cơ địa.

Các bệnh lý này không gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng nhưng khiến người bệnh khó chịu, ảnh hưởng đến giấc ngủ, sinh hoạt và chất lượng cuộc sống.

Bên cạnh đó, nếu gãi ngứa nhiều sẽ khiến da bị tổn thương, trầy xước, từ đó tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập và gia tăng nguy cơ nhiễm trùng, về lâu dài sẽ để lại sẹo.

Ngoài ra, một số trường hợp ngứa tay chân là dấu hiệu cảnh báo các bệnh nguy hiểm trong cơ thể. Do đó, người bệnh không nên chủ quan, khi xuất hiện tình trạng ngứa tay chân nên đến các cơ sở y tế để thăm khám.

Có thể bạn quan tâm: Top 5 cách giảm ngứa khi bị dị ứng nhanh nhất

Các cách trị ngứa tay chân tại nhà hiệu quả nhất

Chữa ngứa tay chân bằng lá khế

Lá khế có khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm, giảm sưng tấy và ngứa ngáy rất hiệu quả. Sử dụng lá khế sẽ giúp cải thiện tình trạng ngứa tay chân nhanh chóng.

Chuẩn bị:

  • 1 nắm lá khế tươi
  • ½ muỗng cà phê muối tinh

Cách thực hiện:

  • Lá khế rửa sạch và để ráo nước.
  • Dùng cối giã nát lá khế cùng một chút muối.
  • Dùng lá khế đã giã nát chà xát lên vùng da tay chân bị ngứa 5 – 10 phút.
  • Cuối cùng, rửa sạch với nước.
  • Hàng ngày nên áp dụng cách này 2-3 lần giúp giảm ngứa hiệu quả.
Cách trị ngứa tay chân
Cách trị ngứa tay chân bằng lá khế

Cách trị ngứa tay chân tại nhà bằng tỏi

Trong tỏi chứa chất allicin có khả năng tiêu diệt nấm ngoài da, kháng khuẩn và nấm hiệu quả, giảm sưng tấy.

Chuẩn bị:

  • 3 tép tỏi

Cách thực hiện:

  • Tỏi bóc bỏ rồi cắt lát mỏng.
  • Sau khi làm sạch vùng da bị ngứa, dùng tỏi chà nhẹ nhàng lên và để yên 5 – 10 phút.
  • Sau đó rửa sạch với nước.

Chườm mát giúp giảm ngứa tay chân nhanh chóng

Chườm mát sẽ giúp làm dịu, giảm triệu chứng ngứa ngáy tay chân một cách nhanh chóng.

Cách thực hiện:

  • Dùng túi lạnh hoặc cho viên đá vào khăn mỏng, sau đó chườm lên da.
  • Chườm khoảng 10 – 15 phút để tránh gây bỏng lạnh.

Cách trị ngứa tay chân tại nhà bằng lá trầu không

Lá trầu không trị ngứa tay chân
Lá trầu không trị ngứa tay chân hiệu quả

Lá trầu không được đông y xem như bài thuốc chữa ngứa tay chân dứt điểm mà không lo bị tái đi tái lại sau nhiều lần điều trị.

Chuẩn bị:

  • 10 lá trầu không
  • 10 quả bồ kết
  • ½ muỗng cà phê muối hột

Cách thực hiện:

  • Lá trầu không rửa sạch, bồ kết đập dập.
  • Nấu 3 lít nước và cho lá trầu, bồ kết, muối hột vào.
  • Đun sôi khoảng 20 phút sau thì tắt bếp ,đổ ra thau.
  • Đợi cho nước bớt nóng thì cho tay chân vào ngâm kết hợp lấy khăn sạch nhúng nước lá trầu lau vùng ngứa 5 – 10 phút.
  • Ngâm đến khi nước nguội hẳn thì rửa lại với nước sạch.

Trên đây, chúng tôi vừa chia sẻ đến bạn cách trị ngứa tay chân tại nhà bằng mẹo dân gian. Bạn hãy chọn một phương pháp phù hợp để cải thiện tình trạng ngứa tay chân nhé.

Tham khảo thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *