Cảm giác căng tức hậu môn là triệu chứng phổ biến mà nhiều người gặp phải hiện nay. Tuy nhiên không phải ai cũng biết nguyên nhân gây ra triệu chứng này và cách xử lý. Bài viết dưới đây, 24hkhoedep.com sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến chứng căng tức hậu môn, cùng tham khảo nhé.
Nguyên nhân gây cảm giác căng tức hậu môn do đâu?
Tình trạng căng tức hậu môn xảy ra có thể do người bệnh quan hệ tình dục bằng đường hậu môn, mặc quần áo quá chật,… hoặc đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý sau:
Nứt kẽ hậu môn
Nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn là do tình trạng táo bón lâu ngày, người bệnh phải rặn mạnh khi đi đại tiện khiến niêm mạc hậu môn bị rách, gây tổn thương và chảy máu. Đa số tình trạng nứt kẽ hậu môn sẽ tự khỏi sau 2 – 3 tuần.
Có thể bạn quan tâm: Nứt kẽ hậu môn có nguy hiểm không?
Táo bón
Tình trạng căng tức, khó chịu ở vùng hậu môn cũng có thể do tình trạng táo bón gây ra.
Khi bị táo bón, người bệnh sẽ có bị căng tức hậu môn, đau rát sau khi đi đại tiện, đại tiện khó, phải rặn mạnh mỗi khi đi,…
Bệnh trĩ
Sự căng giãn quá mức và phình to của các tĩnh mạch ở khu vực hậu môn trực tràng sẽ gây nên bệnh trĩ. Khi bị bệnh trĩ, người bệnh sẽ cảm thấy căng tức hậu môn. Ở giai đoạn đầu sẽ kèm theo triệu chứng đau thốn vùng hậu. Còn khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn mãn tính sẽ gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như chảy máu khi đi đại tiện, ngứa ngáy hậu môn, làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng, sa nghẹt búi trĩ, hoại tử hậu môn,…
Rò hậu môn
Tình trạng viêm, nhiễm trùng ở tuyến hậu môn nếu không được điều trị kịp thời và đúng phương pháp sẽ rất dễ gây ra bệnh rò hậu môn. Khi bị bệnh lý này, người bệnh sẽ có cảm giác căng tức hậu môn, chảy mủ và máu bất thường ở hậu môn
Viêm trực tràng
Một số bệnh lý như viêm loét đại tràng, bệnh Crohn và bệnh lây qua đường tình dục là nguyên nhân gây viêm trực tràng. Khi bị viêm trực tràng, người bệnh sẽ bị căng tức hậu môn, trong phân có chất nhầy, chảy máu hậu môn,…
Ung thư hậu môn
Khi bị ung thư hậu môn, người bệnh sẽ thấy căng tức hậu môn kèm theo các triệu chứng như: sưng nề, xuất hiện khối u ở hậu môn, thậm chí là chảy dịch ở hậu môn.
Bệnh viêm ruột
Tình trạng căng tức hậu môn nếu kèm theo triệu chứng đau rát thì rất có thể bạn đang mắc bệnh viêm ruột.
Bệnh lậu ở hậu môn
Quan hệ tình dục không an toàn bằng đường hậu môn hoặc sử dụng chung đồ lót với người mang vi khuẩn Neisseria Gonorrhoeae là nguyên nhân chính gây ra bệnh lậu ở hậu môn. Khi bị bệnh lậu ở hậu môn, người bệnh sẽ thấy mọc nhiều nốt mụn nhỏ li ti, đau rát và có cảm giác căng tức hậu môn.
Có thể bạn quan tâm: Sờ thấy cục thịt thừa ở hậu môn nhưng không đau
Mẹo dân gian giảm cảm giác căng tức hậu môn hiệu quả
Dưới đây là một số mẹo dân gian khắc phục tình trạng căng tức hậu môn được nhiều người áp dụng.
Sử dụng nha đam
Nha đam có tính mát, có tác dụng kháng viêm, sát khuẩn, giúp giảm tình trạng căng tức hậu môn khá hiệu quả. Do đó, khi đắp nha đam lên vùng hậu môn sẽ mang lại cảm giác thoải mái, dễ chịu và các cơn tức hậu môn sẽ giảm đi đáng kể.
Cách thực hiện:
- Lá nha đam rửa sạch, sau đó gọt bỏ vỏ và giữ lại phần ruột bên trong.
- Xay nhuyễn ruột nha đam và đắp lên vùng hậu môn.
- Giữ yên trong khoảng 15 phút rồi rửa lại bằng nước ấm.
Sử dụng mồng tơi
Rau mồng tơi có tính mát, có tác dụng kháng viêm, sát khuẩn, giảm sưng, hỗ trợ làm lành vết thương hiệu quả. Sử dụng rau mồng tơi giúp giảm sưng tấy, làm dịu tình trạng căng tức hậu môn, phòng ngừa bội nhiễm.
Cách thực hiện:
- Lá mồng tơi mang đi rửa sạch, để ráo nước rồi giã thật nát.
- Đắp lên vùng hậu môn đang bị căng tức, sưng đau.
- Giữ nguyên khoảng 15 – 20 phút rồi rửa hậu môn bằng nước sạch.
Giảm cảm giác căng tức hậu môn bằng tinh dầu oải hương
Tinh dầu oải hương có tác dụng kháng viêm, làm dịu cơn đau và hỗ trợ vết thương nhanh lành hiệu quả. Sử dụng tinh dầu oải hương sẽ giúp làm giảm cảm giác căng tức hậu môn nhanh chóng.
Cách thực hiện:
- Cho vài giọt tinh dầu oải hương vào chậu nước ấm.
- Sử dụng nước này để ngâm hậu môn trong khoảng 20 – 30 phút.
- Kiên trì thực hiện từ 7 – 10 ngày để triệu chứng căng tức hậu môn được khắc phục hiệu quả.
Xông hơi với tỏi
Tỏi có tính sát khuẩn, kháng viêm cực tốt, giúp ngăn chặn viêm nhiễm, giúp vết thương mau lành. Do đó, sử dụng tỏi để cải thiện tình trạng căng tức hậu môn mang lại hiệu quả khá cao.
Cách thực hiện:
- Bóc sạch vỏ và giã nát 2 – 3 củ tỏi.
- Cho tỏi vào nồi đun sôi với tô bát nước trong khoảng 3 phút.
- Sau đó, vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ rồi dùng nước tỏi đun sôi để xông vùng hậu môn khoảng 20 phút hoặc đến khi nước nguội.
Sử dụng dầu oliu
Dầu oliu chứa nguồn vitamin E dồi dào giúp kích thích quá trình hình thành da non, hỗ trợ vết thương mau lành. Ngoài ra, nhờ tính kháng viêm, kháng khuẩn nên dầu oliu cũng mang lại tác dụng giảm căng tức hậu môn hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Trộn đều dầu oliu với sáp ong và mật ong rồi đun sôi.
- Khi thấy hỗn hợp tan ra hoàn toàn thì tắt bếp.
- Để nguội, sau đó dùng để bôi lên vùng da hậu môn bị căng tức.
Trên đây, chúng tôi vừa chia sẻ đến bạn các nguyên nhân gây ra cảm giác căng tức hậu môn và một số mẹo dân gian giúp giảm tình trạng căng tức hậu môn hiệu quả. Mong rằng những chia sẻ này của chúng tôi sẽ giúp bạn có thêm thông tin để khắc phục triệu chứng này nhanh chóng nhất.
Có thể bạn quan tâm: Nóng rát hậu môn sau khi đại tiện là bệnh gì?