Chạy bộ là một bài tập thể dục nhẹ nhàng mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ tổng thể. Tuy nhiên, liệu áp lực lên chân khi chạy bộ có khiến các triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch trở nên trầm trọng? Đây là thắc mắc của rất nhiều người đang đối mặt với căn bệnh này. Bài viết hôm nay, 24hkhoedep.com sẽ giải đáp thắc mắc này cho bạn, cùng tham khảo nhé.
Người mắc chứng giãn tĩnh mạch có chạy bộ được không?
Những người bệnh giãn tĩnh mạch chân có xu hướng lười vận động, đi lại hay tập thể dục vì họ có suy nghĩ rằng vận động nhiều sẽ khiến cho bệnh tiến triển nặng hơn. Quan điểm này không hẳn là sai hoàn toàn nhưng cũng không phải là đúng đắn. Theo các chuyên gia, người mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch không nên chạy nhảy hoặc vận động quá mạnh với cường độ lớn. Bởi vì việc vận động quá mạnh ở 2 chân sẽ khiến cho áp lực trong lòng tĩnh mạch tăng cao, tác động tiêu cực đến cấu trúc và chức năng của thành mạch máu. Hơn nữa, việc tạo áp lực càng lớn sẽ càng khiến cho sự giãn nở thành tĩnh mạch trở nên trầm trọng hơn.
Tuy nhiên, với người mắc chứng suy giãn tĩnh mạch, nếu thường xuyên chạy bộ, tập luyện thể dục nhẹ nhàng, vừa sức thì không chỉ nâng cao sức khỏe mà còn giúp tăng cường lưu thông khí huyết, từ đó cải thiện tình trạng suy giãn tĩnh mạch hiệu quả. Theo các chuyên gia tim mạch, trong khi chạy bộ thì gót được nhấc lên cao, máu từ đám rối tĩnh mạch phía gót chân và lòng bàn chân sẽ được đẩy lên các tĩnh mạch sâu của cẳng chân; sau đó, động tác co cơ cẳng chân sẽ đẩy dòng máu về tĩnh mạch của vùng đùi. Cứ như thế, dòng máu sẽ chảy về tĩnh mạch chủ nhiều hơn, rồi về tim. Đồng thời trong quá trình đi bộ, sự co cơ sẽ tác động và giúp tăng cường khả năng co bóp cho tĩnh mạch, từ đó giúp máu được đẩy mạnh về tim, làm giảm tình trạng ứ đọng máu ở ngoại vi.
Tóm lại, người bị giãn tĩnh mạch hoàn toàn có thể chạy bộ chạy nhẹ nhàng với tần suất và cường độ vừa phải. Điều này sẽ giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh một cách hiệu quả.
Hướng dẫn chạy bộ đúng cách khi bị giãn tĩnh mạch
Để việc chạy bộ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho người bị suy giãn tĩnh mạch, bạn cần chú ý những điều sau:
- Trước khi chạy: Hãy dành khoảng 5 – 10 phút để thực hiện các động tác khởi động như: giãn cơ, xoay khớp và vận động tại chỗ giúp tuần hoàn máu và cơ khớp thích nghi với hoạt động chạy bộ sau đó.
- Giày chạy bộ: Bạn hãy chuẩn bị đôi giày có đế đệm tốt, mềm mại và chủ động thay giày sau khi chạy quãng đường khoảng 300 – 500km để đảm bảo độ an toàn.
- Cường độ chạy: Nên chạy với cường độ phù hợp. Nếu khi chạy, tim đập quá nhanh hoặc bị đau nhức chân, bạn cần tiết chế lại cường độ tập luyện.
- Sau khi chạy: Cần đi lại nhẹ nhàng một lúc để thả lỏng cơ bắp, điều hòa tuần hoàn để hạn chế sự tăng giảm áp lực đột ngột lên các tĩnh mạch, tuyệt đối không ngồi hoặc đứng yên một chỗ ngay sau khi chạy bộ.
Có thể bạn quan tâm:
Cần làm gì để cải thiện bệnh suy giãn tĩnh mạch?
Việc luyện tập thể dục nhẹ nhàng kết hợp với một chế độ ăn uống lành mạnh là cách tốt nhất để chăm sóc cơ thể và giảm triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch. Dưới đây là một số lưu ý giúp cải thiện tình trạng bệnh:
- Tập thể dục thường xuyên để giúp tăng cường lưu thông máu, làm giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh.
- Mỗi khi ngồi, bạn hãy luôn nâng cao chân và bàn chân và khi nằm hãy sử dụng gối để kê chân bằng hoặc cao hơn mức tim để máu dễ dàng lưu thông.
- Không nên đứng hoặc ngồi yên một chỗ trong thời gian dài, nên đi lại và vận động nhẹ sau mỗi 30 phút ngồi hoặc đứng.
- Bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể để giảm các triệu chứng sưng tấy bằng cách uống nước ép rau củ quả như nước ép cà rốt, củ cải đường, rau bina,…
- Không mặc quần áo bó sát, hãy chọn những trang phục rộng rãi và có độ thoải mái cao.
- Không mang giày quá chật, hạn chế mang giày cao gót đối với nữ giới.
- Duy trì cân nặng hợp lý để phòng tránh cũng như cải thiện tốt bệnh suy giãn tĩnh mạch.
Có thể bạn quan tâm: Suy giãn tĩnh mạch kiêng ăn gì
Venocontract Gel – Bí quyết chiến thắng suy giãn tĩnh mạch từ Hà Lan
Venocontract Gel có tính êm dịu từ dịch chiết lá Olea Europaea chứa polyphenols, vitamin A, E, K có hoạt tính chống oxy hóa, giữ ẩm, làm mềm da.
Vào cùng một thời điểm, Venocontract Gel có tác dụng kích thích sản xuất collagen tự nhiên, tạo thành một lớp bảo vệ thoáng khí giúp da giữ được độ ẩm, đồng thời giúp duy trì và tăng hoạt tính của các thành phần khác, cung cấp dưỡng ẩm, giúp làm dịu, chống viêm lên chân bị bệnh và hỗ trợ vi tuần hoàn ở chi dưới.
Xem chi tiết sản phẩm tại: https://24hkhoedep.com/san-pham/venocontract-gel-tri-suy-gian-tinh-mach/
Trên đây, chúng tôi vừa giải đáp cho bạn thắc mắc “giãn tĩnh mạch có chạy bộ được không” và hướng dẫn cách chạy bộ cho người bị suy giãn tĩnh mạch đúng cách. Việc chạy bộ nhẹ nhàng không chỉ là phương pháp hiệu quả để tăng cường sức khỏe tổng thể mà còn giúp ngăn ngừa các biến chứng trong suy giãn tĩnh mạch như: lở loét, huyết khối tĩnh mạch, giãn vỡ tĩnh mạch, hay nhịp tim nhanh trên thất.