Ăn vào buồn nôn thường hay gặp khi cơ thể mệt mỏi, chán ăn, ốm nghén,… Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh lý nguy hiểm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy ăn vào buồn nôn là bệnh gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ở bài viết sau đây nhé.
Ăn vào buồn nôn là bệnh gì?
Ăn vào buồn nôn có thể là triệu chứng của các bệnh lý như:
Bệnh dạ dày
Ăn vào buồn nôn có thể do chức năng tiêu hóa bị suy giảm, niêm mạc dạ dày dễ bị kích thích do một số loại bệnh như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày,…
Ngoài buồn nôn, nếu kèm theo các triệu chứng khác như chướng bụng đầy hơi, ợ hơi, nóng rát vùng ngực thì có thể bạn đã mắc bệnh trào ngược dạ dày.
Dị ứng hoặc ngộ độc thực phẩm
Một số thực phẩm làm cơ thể bị kích ứng sẽ khiến dạ dày co bóp mạnh, theo phản xạ tự nhiên sẽ đẩy thức ăn ra ngoài qua đường miệng, gây cảm giác buồn nôn.
Một số thực phẩm dễ gây dị ứng như đậu phộng, hải sản, trứng, cá, thức uống có cồn,… bạn cần thận trọng khi ăn.
Buồn nôn cũng có thể do ngộ độc thì biểu hiện sẽ khó chịu hơn, khiến bạn nôn liên tục dù bao tử đã rỗng.
Nhiễm ký sinh trùng
Nhiễm trùng đường tiêu hóa gây ra triệu chứng buồn nôn, khó chịu.
Viêm tụy
Sau khi ăn xong, người bệnh cảm thấy chướng bụng, đầy hơi bất thường, đau tức bụng âm ỉ hoặc dữ dội bên phải phía trên chính kèm theo cảm giác buồn nôn là biểu hiện của viêm tuỵ.
Bệnh túi mật
Người bệnh có thể nôn trong khi ăn hoặc sau bữa ăn, kèm theo đau bụng phía trên bên phải thì có thể đã mắc bệnh lý về túi mật.
Có thể bạn quan tâm:
- Cảm giác buồn nôn nhưng không nôn có nguy hiểm không?
- Cách khắc phục tình trạng trào ngược dạ dày gây buồn nôn
Khắc phục tình trạng ăn vào buồn nôn bằng phương pháp dân gian
Có rất nhiều phương pháp khác nhau giúp khắc phục tình trạng ăn vào buồn nôn. Tuy nhiên, nếu tình trạng buồn nôn do bệnh lý thì những bệnh lý khác nhau thì sẽ có những cách điều trị khác nhau. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân cụ thể, bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp điều trị bệnh thích hợp nhất. Bên cạnh đó, bạn có thể áp dụng một số phương pháp dân gian giúp giảm triệu chứng buồn nôn dưới đây.
Uống nước ấm
Phương pháp này đơn giản mà vô cùng hiệu quả, được sử dụng khá phổ biến. Khi có cảm giác buồn nôn, bạn hãy uống ly nước ấm và ăn một quả chuối chín sẽ giúp làm dịu bụng, giảm cảm giác buồn nôn nhanh chóng.
Bấm huyệt
Khi có cảm giác buồn nôn, hãy dùng ngón tay ấn vào phần gân mềm ở giữa xương ngón trỏ và ngón cái. Sau đó, tiến hành day ngón cái và ngón trỏ trong khoảng 5 phút sẽ giúp giảm cảm giác buồn nôn.
Uống nước lá húng quế
Uống nước lá húng quế giúp giảm những cơn buồn nôn, khó chịu ở bụng. Sử dụng lá húng quế khô cho vào ly và thêm vào đó là 200ml nước sôi và hãm trong 5 – 10 phút, rồi dùng nước này để uống.
Tắm bằng nước ấm
Tắm bằng nước ấm sẽ giúp cơ thể ấm lên, lưu thông máu tốt hơn và giảm cảm giác buồn nôn. Trước khi tắm, hãy nắm chặt tay trong khoảng 3 – 5 phút. Sau đó, tắm với nước ấm và đi nằm nghỉ.
Sử dụng kẹo ngậm
Một viên kẹo có vị chua hoặc ngọt sẽ có tác dụng giảm cảm giác buồn nôn rất hiệu quả.
Uống trà quế
Trà quế sẽ giúp người bệnh ổn định đường ruột, giảm buồn nôn và có cảm giác thoải mái, dễ chịu hơn. Bạn chỉ lần cho một vài miếng quế nhỏ vào 1 ly nước sôi và hãm trong khoảng 15 phút là bạn có thể nhâm nhi để giảm cảm giác buồn nôn vô cùng hiệu quả.
Phương pháp tránh nguy cơ ăn vào buồn nôn
Dưới đây là một số mẹo nhỏ giúp bạn tránh bị tình trạng ăn vào buồn nôn vô cùng hiệu quả:
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung nhiều rau xanh và trái cây để tăng cường vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
- Duy trì thói quen ăn đúng giờ, đủ bữa, ăn chậm, nhai kỹ, không nói chuyện khi ăn
- Nên chia bữa ăn chính thành nhiều bữa nhỏ thay vì 3 bữa lớn.
- Lựa chọn và chế biến thực phẩm cẩn thận, tránh ăn các món không hợp vệ sinh, chưa chín như rau sống, thịt tái, tiết canh, ….
- Hãy tránh các thực phẩm từ sữa, ngũ cốc và các thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, đậu phộng,… nếu mắc chứng không dung nạp lactose, gluten hoặc dị ứng thức ăn.
- Tránh ăn thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ hoặc cay nóng, nhiều gia vị.
- Xây dựng chế độ nghỉ ngơi khoa học, tránh làm việc quá căng thẳng.
- Luyện tập thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, ngồi thiền hoặc yoga.
Trên đây, chúng tôi vừa giải đáp thắc mắc ăn vào buồn nôn là bệnh gì và chia sẻ cách khắc phục bằng phương pháp dân gian. Hi vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn lựa chọn được biện pháp loại bỏ tình trạng ăn vào buồn nôn nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Có thể ban quan tâm: Bụng khó chịu buồn nôn mệt mỏi là bệnh gì?