Lòng bàn tay bị ngứa nổi hột không phải là hiện tượng hiếm gặp và hầu hết các thường không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, để xử lý và phòng ngừa tình trạng này, chúng ta cần hiểu được nguyên nhân làm nó xuất hiện. Hãy cùng theo dõi bài viết sau để hiểu rõ hơn về tình trạng lòng bàn tay bị ngứa nổi hột nhé.
Nguyên nhân gây ra tình trạng lòng bàn tay bị ngứa nổi hột
Chàm tổ đỉa
Chàm tổ đỉa là một dạng chàm thường gặp với đặc trưng là nổi hột mụn nước rải rác hoặc tập trung ở lòng bàn tay và lòng bàn chân. Một số trường hợp, các hột mụn nước có thể lan ra mu bàn tay, mu bàn chân.
Các mụn nước do chàm tổ đỉa gây ra thường cứng, nằm sâu dưới da, được bao phủ bởi lớp da dày, khó vỡ, gây ngứa ngáy và nóng rát. Các mụn nước có thể tự biến mất sau 3 – 4 tuần, để lại vảy tiết màu vàng nhạt trên da.
Có thể bạn quan tâm: Top 7 cách giảm ngứa khi bị chàm hiệu quả ngay tức thì
Viêm da tiếp xúc
Đây là tình trạng da bị tổn thương do tiếp xúc với các chất gây dị ứng với các triệu chứng ở những vùng da hở như da bàn tay và bàn chân. Biểu hiện tổn thương do viêm da sẽ khác nhau tùy thuộc vào tác nhân gây bệnh. Ngoài ra, nổi các hột mụn nước ở lòng bàn tay và bàn chân có thể do ma sát liên tục với găng tay, giày hoặc tất.
Mề đay mẩn ngứa
Mày đay mẩn ngứa là bệnh lý xảy ra khi hệ miễn dịch phản ứng quá mẫn với các tác nhân kích thích như: hóa mỹ phẩm, trúng độc, thời tiết, phấn hoa,…gây sản sinh quá nhiều histamin. Khi nồng độ histamin trong máu vượt ngưỡng chịu đựng của cơ thể thì sẽ gây ra tình trạng nổi mề đay mẩn ngứa với biểu hiện là lòng bàn tay bị ngứa nổi hột. Hoặc mẩn ngứa cũng xuất hiện ở một số bộ phận khác như ngực, bụng, chân,… cũng có thể xuất hiện toàn thân.
Tình trạng mề đay mẩn ngứa có thể thuyên giảm và tự khỏi sau vài giờ tới vài ngày. Nếu tình trạng mề đay xuất hiện sau 6 tuần vẫn không hết thì đây là dấu hiệu mề đay đã chuyển sang mãn tính.
Viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa hình thành do cơ địa nhạy cảm. Đây là một dạng viêm da mãn tính, các tổn thương do bệnh này gây ra có thể hình thành ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể, đặc biệt là lòng bàn tay.
Tình trạng viêm da cơ địa ở giai đoạn cấp tính, trên da sẽ xuất hiện các vết ban có bề mặt phẳng, màu đỏ hoặc hồng. Sau đó, bề mặt da nổi các hột mụn nước nhỏ gây ngứa ngáy. Khi mụn nước vỡ, da sẽ tiết dịch và đóng thành mài. Còn ở giai đoạn mãn tính, tình trạng viêm sẽ lan ra nhiều vùng da, lúc này lớp mài bung ra để lại lớp da bên dưới rất dày, thâm, cứng và có nhiều vết nứt nẻ.
Cách chăm sóc tại nhà cải thiện tình trạng lòng bàn tay bị ngứa nổi hột
Dưới đây là một số cách chăm sóc khi lòng bàn tay bị ngứa nổi hột, các bạn có thể tham khảo để cải thiện các triệu chứng khó chịu.
Chăm sóc lòng bàn tay bị ngứa nổi hột bằng cách chườm lạnh
Chườm lạnh hoặc ngâm bàn tay trong nước lạnh có thể giúp giảm cảm giác ngứa, rát và khó chịu.
Cách thực hiện:
Bạn hãy dùng một ít đá cho vào túi vải mỏng, sau đó đắp lên da trong vòng 15 – 20 phút. Bạn hãy thực hiện 2 – 4 lần/ ngày hoặc thực hiện bất cứ khi nào bạn cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu.
Lưu ý: Tránh chườm đá trực tiếp lên da hoặc chườm quá lâu vì có thể gây bỏng lạnh.
Sử dụng thuốc Tây y
Để giảm các triệu chứng khó chịu do nổi mụn nước ngứa ở lòng bàn tay gây ra, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng một số loại thuốc thuốc mỡ, kem bôi, kem dưỡng ẩm,… Các sản phẩm này có tác dụng cung cấp nước giúp da kiểm soát các triệu chứng ngứa ngáy, hạn chế tình trạng da khô, bong tróc, nứt nẻ.
Dưới đây là một số loại kem dưỡng, thuốc bôi thường được chỉ định sử dụng khi lòng bàn tay bị ngứa nổi hột.
- Kem gốc dầu như Vaseline
- Kem dưỡng ẩm cho da khô như Eucerin, Lubriderm.
- Thuốc trị ngứa đường uống như Benadryl, Alavert, Claritin.
Tuy nhiên, người bệnh không tự ý mua và sử dụng các thuốc tây y để trị ngứa nổi hột lòng bàn tay. Để quá trình điều trị đạt hiệu quả tốt nhất và không gây ra các tác dụng phụ không mong muốn, bạn cần tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý tăng giảm liều lượng.
Dexem® Repair Cream điều trị triệu chứng của bệnh chàm và các dạng da bị kích ứng
– Điều trị các triệu chứng của bệnh chàm và dị ứng da (viêm da cơ địa)
– Làm giảm ngứa và điều trị da bị tổn thương, ửng đỏ và khô Thúc đẩy quá trình làm lành tự nhiên của da và làm vô hiệu hóa các vi khuẩn có hại
– Làm mới và điều chỉnh làn da
– Không chứa Hormone
– Không chứa Steroid
– Thích hợp để sử dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Nhìn chung, ai cũng có thể gặp phải tình trạng lòng bàn tay bị ngứa nổi hột. Mặc dù đa phần đều không ảnh hưởng đến sức khoẻ, nhưng mẩn ngứa nổi hột ở lòng bàn tay gây ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày và tính thẩm mỹ của làn da. Do đó, khi lòng bàn tay bị ngứa nổi hột xuất hiện kèm với các dấu hiệu và triệu chứng bất thường khác, bạn cần tìm hiểu rõ nguyên nhân để có những biện pháp điều trị kịp thời bởi đây có thể là biểu hiện của bệnh lý nghiêm trọng.