Bệnh trĩ gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Người bệnh thường cảm thấy đau đớn khi hoạt động, đặc biệt là khi đi vệ sinh. Vậy làm sao để giảm đau khi đi vệ sinh cho người bị bệnh trĩ? Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn cách đi vệ sinh khi bị trĩ, cùng tìm hiểu nhé.
Hướng dẫn cách đi vệ sinh khi bị trĩ đúng cách
Tư thế ngồi vệ sinh khi bị trĩ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình điều trị và mức độ của bệnh. Theo đó, tư thế đúng đắn khi đi vệ sinh là ngồi xổm tạo thành góc 35 độ giữa thân trên và chân. Tư thế này sẽ giúp ruột kết được giữ thẳng, lúc này phân dễ dàng được tống ra ngoài. Cụ thể như sau:
Tư thế ngồi xổm tạo thành góc 35 độ giữa thân trên và chân, lúc này trọng lượng toàn thân sẽ bị ép xuống đùi và nén đại tràng một cách tự nhiên, tạo áp lực nhẹ nhàng từ cơ hoành để đại tràng mở khóa “xoắn” ở lối vào trực tràng, giúp ngăn chặn tình trạng tiểu không tự chủ. Ngoài ra, tư thế này làm đóng van đầu vào ở ruột già và giữ ruột non sạch sẽ khi van đầu ra mở ra để đại tiện và khiến cho chất thải đi ra ngoài một cách dễ dàng và thoải mái nhất.
Để đi vệ sinh với tư thế này, bạn nên kê thêm một chiếc ghế nhỏ với độ cao vừa phải để đặt hai chân lên. Cách này giúp đảm bảo tư thế đi vệ sinh đúng đắn và giúp giảm đáng kể các tác động tiêu cực lên búi trĩ.
Khi bị bệnh trĩ, bạn không nên ngồi đi vệ sinh với tư thế ôm bụng hoặc ngồi bệt có thân người vuông góc với bồn cầu vì lúc này sẽ mang đến tác động tiêu cực với búi trĩ. Bởi lúc này, ruột sẽ bị chèn ép và thắt lại tạo thành đường cong, khiến phân đào thải ra ngoài rất khó khăn. Ngoài ra, tư thế này cũng tạo áp lực rất lớn cho cơ vòng hậu môn và xương chậu.
Một số thói quen tốt khi đi vệ sinh cho người bệnh trĩ
Duy trì thói quen vệ sinh hàng ngày
Người bị trĩ nên duy trì thói quen đi vệ sinh vào một thời điểm nhất định trong ngày, tốt nhất là buổi sáng.
Thói quen đi vệ sinh buổi sáng sẽ hỗ trợ tốt cho người bị trĩ và còn giúp làm giảm đầy hơi, chướng bụng một cách triệt để. Vì buổi sáng ngay sau khi thức dậy là thời điểm đại tràng bắt đầu co bóp và truyền tín hiệu đến não bộ.
Không nên rặn quá nhiều
Người bị bệnh trĩ khi đi vệ sinh không nên cố rặn quá mức vì sẽ tạo áp lực lên ruột và cơ vòng hậu môn, khiến các búi trĩ trầm trọng hơn. Người bệnh nên ngâm mình trong bồn nước ấm 2- 3 lần/ ngày để thư giãn cơ thể và làm dịu các triệu chứng khó chịu, đau rát, sưng tấy.
Rửa vệ sinh đúng cách
Không nên sử dụng các loại xà phòng, chất tẩy rửa để rửa vùng hậu môn mà nên sử dụng nước ấm sạch để rửa sau khi vệ sinh hoặc sử dụng các loại giấy vệ sinh mềm, không chứa hóa chất để tránh nhiễm trùng và làm xây xước hậu môn.
Không nên đi vệ sinh quá lâu
Khoảng thời gian tốt nhất cần dùng để đi đại tiện là khoảng 3 -5 phút. Nếu dành thời gian dài đi đại tiện sẽ càng khiến tình trạng trĩ trầm trọng hơn, thậm chí khiến giãn niêm mạc trực tràng, sa tử cung,… Vì thế, người bị bệnh trĩ không nên mang theo sách báo, điện thoại hay ngồi quá lâu trên bồn cầu,…
Chế độ dinh dưỡng cho người bị trĩ
Chế độ dinh dưỡng hợp lý và khoa học giúp cho người bệnh đi vệ sinh dễ dàng cũng như hỗ trợ điều trị trĩ tốt hơn.
Bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ
Các loại rau xanh, trái cây, quả mọng,… chứa rất nhiều chất xơ, vitamin và nhiều khoáng chất giúp điều hòa hệ thống tiêu hóa và nhuận tràng, giúp cơ thể có hệ miễn dịch khỏe mạnh, chống lại tác động của oxy hóa và bệnh tật.
Người bị bệnh trĩ nên tăng cường bổ sung các thực phẩm như: mồng tơi, rau đay, thanh long, đậu bắp, cam, bưởi, chanh, quýt, nho, kiwi, việt quất,…
Các loại ngũ cốc nguyên hạt
Ngũ cốc nguyên hạt chứa nhiều chất xơ và những dưỡng chất có lợi cho cơ thể như omega, vitamin,… giúp nhuận tràng, chống táo bón hiệu quả.
Các loại cá
Người bị bệnh trĩ nên hạn chế sử dụng các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt dê,… Thay vào đó nên bổ sung các loại cá như cá ngừ, cá hồi để giảm áp lực lên hệ tiêu hóa, giúp cải thiện tình trạng bệnh.
Uống nhiều nước
Với người bị trĩ, tình trạng mất nước của cơ thể sẽ khiến các búi trĩ co thắt và quá trình đi ngoài trở nên khó khăn hơn. Nên bạn cần bổ sung từ 2 – 2.5 lít nước mỗi ngày để các cơ quan hoạt động tốt hơn, nhất là hệ tiêu hóa.
Có thể bạn quan tâm: Bệnh trĩ uống gì hết?
HemoClin – Tạm biệt đau, ngứa, bỏng rát và kích ứng do Trĩ
Gel bôi trĩ HemoClin có xuất xứ từ Hà Lan là sản phẩm dùng để làm lạnh tức thì, làm giảm Trĩ và khó chịu hậu môn như ngứa, kích ứng, bỏng rát, nhạy cảm và đau. Gel giúp phòng ngừa bệnh Trĩ và nứt hậu môn, điều trị các khó chịu ở hậu môn và tác động lên da, hỗ trợ xa hơn quá trình làm lành tự nhiên.
- HemoClin với thành phần chính là phức hợp 2QR được chiết xuất từ cây lô hội, 2QR đã được đăng ký bảo hộ sáng chế độc quyền tại Mỹ và tại Châu Âu.
- HemoClin không chứa hoá chất độc hại và không có tác dụng phụ nào được tìm thấy.
Xem chi tiết sản phẩm TẠI ĐÂY.
Trên đây, chúng tôi vừa hướng dẫn cho các bạn cách đi vệ sinh khi bị trĩ đúng cách. Mong rằng những chia sẻ này sẽ hữu ích với các bạn.
Tham khảo thêm: