Bệnh chàm là gì? Bệnh chàm có lây không? Nguyên nhân và cách điều trị

5/5 - (1 bình chọn)

Bệnh chàm là một bệnh lý da liễu, bệnh này có thể tái phát lại nhiều lần và theo từng đợt. Bệnh chàm da không chỉ gây ngứa ngáy, khó chịu mà còn làm mất thẩm mỹ làn da, ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của người mắc phải. Vậy thực chất bệnh chàm là gì? Bệnh chàm có lây không và cách điều trị như thế nào hiệu quả nhất? Bài viết dưới đây, 24hkhoedep.com sẽ giải đáp cho các bạn những câu hỏi trên, cùng tìm hiểu nhé.

Bệnh chàm là gì?

Bệnh chàm da hay còn gọi là bệnh eczema là tình trạng viêm da cấp hoặc mãn tính với các biểu hiện đặc trưng là mẩn đỏ, ngứa ngáy kèm theo các nốt mụn li ti. Bệnh có thể xuất hiện ở bất cứ vùng nào trên da, nhưng điển hình nhất là trên mặt, vùng cổ và vùng cánh tay.

Bệnh chàm là bệnh ngoài da nhưng hay tái phát nhiều lần dẫn tới ảnh hưởng sâu đến lớp biểu bì dưới da khiến bề mặt da trở nên sần sùi, gây mất thẩm mỹ.

Bệnh chàm
Bệnh chàm gây ngứa ngáy và mất thẩm mỹ làn da

Các đối tượng dễ mắc bệnh chàm da

Bệnh chàm có thể xảy ra ở nhiều độ tuổi khác nhau, trong đó một số nhóm đối tượng sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường, cụ thể là:

Đáng chú ý, đây lại là căn bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào. Trong đó nhiều hơn cả là những trường hợp:

  • Trẻ sơ sinh có sức đề kháng kém.
  • Trẻ hay chơi trong môi trường bẩn, không được vệ sinh sạch sẽ.
  • Công nhân làm việc nhiều với hóa chất độc hại.
  • Các nhóm đối tượng làm công việc nội trợ và thường xuyên phải tiếp xúc với các chất tẩy rửa.
  • Người bị ảnh hưởng bởi gen di truyền từ thế hệ trước.
  • Người có cơ địa dễ bị kích ứng bởi các yếu tố ngoại sinh.

Nguyên nhân bị chàm

Nguyên nhân gây bệnh chàm khá phức tạp, tuy nhiên thường gặp nhất là do một số yếu tố sau:

Do di truyền

Nếu ông bà, cha mẹ bị bệnh chàm thì con cháu sinh ra có khả năng bị bệnh chàm cao hơn người được sinh ra từ bố mẹ không mắc bệnh chàm.

Do bệnh lý

Những người mắc các bệnh như bệnh xơ gan, viêm thận, viêm tai, suyễn,… là đối tượng dễ mắc bệnh chàm hơn người bình thường.

Stress quá mức

Căng thẳng kéo dài không chỉ khiến tinh thần mệt mỏi mà còn là yếu tố dẫn đến nhiều bệnh lý, trong đó có cả bệnh ngoài da, đặc biệt là bệnh chàm.

nguyên nhân gây nên bệnh chàm da
Stress quá mức cũng có thể là nguyên nhân gây nên bệnh chàm da

 Sức đề kháng yếu

Sức đề kháng suy giảm khiến cơ thể yếu dần, không thể chống lại tác nhân kích ứng từ bên ngoài cũng là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh chàm.

Do thời tiết

Thời tiết thay đổi liên tục và đột ngột, quá nóng hoặc quá lạnh khiến làn da không kịp thích ứng cũng tạo môi trường thuận lợi cho bệnh chàm hình thành, gây tổn thương da.

Do dị ứng

Các tác nhân gây dị ứng như bụi bẩn, xăng dầu, phấn hoa, lông động vật,… có thể là một trong những nguyên nhân phổ biến hình thành bệnh chàm.

Do bệnh ngoài da

Các bệnh ngoài da như nấm, ghẻ,… làm cho hệ miễn dịch của da suy yếu, những người mắc các bệnh ngoài da có khả năng mắc bệnh chàm cao gấp đôi so với người bình thường.

Thói quen vệ sinh kém

Vệ sinh cơ thể không sạch sẽ, tắm rửa và sử dụng sản phẩm làm sạch không đúng cách trong thời gian dài khiến cho vi khuẩn tích tụ nhiều cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh chàm.

Có thể bạn quan tâm: Bệnh chàm bìu

Bệnh chàm có lây không?

Theo nhiều chứng minh khoa học, bệnh chàm (bệnh eczema) là căn bệnh không có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác bởi nguyên nhân gây nên bệnh chàm có thể là do gen, môi trường sống, một số bệnh lý mà không liên quan đến lây nhiễm.

Tuy bệnh chàm không có khả năng lây từ người này sang người khác nhưng nó lại có thể lây lan nhanh chóng từ vị trí này sang vị trí khác trên cơ thể của một người như tay chân, bẹn, cổ, mặt,… nếu không được điều trị kịp thời.

Bên cạnh đó, bệnh chàm có khả năng di truyền từ mẹ sang con, nếu khi mang thai mẹ mắc bệnh chàm thì khả năng con sinh ra bị bệnh chàm cũng rất cao.

bệnh chàm
Bệnh chàm không thể lây trực tiếp từ người này sang người khác

Bệnh chàm có nguy hiểm không?

Bệnh chàm là bệnh lý không gây nguy hiểm đến tính mạng của người mắc phải nhưng nó làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống.

Bệnh gây nên những vết mẩn ngứa, sưng tấy xuất hiện ở nhiều vùng trên cơ thể, khiến người bệnh luôn cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, gãi liên tục, cơ thể khó chịu, bứt rứt không yên.

Việc thường xuyên gãi có thể khiến vùng da bị chàm nhiễm trùng, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn có hại sinh sôi và phát triển,  từ đó người bệnh dễ mắc phải các bệnh lý khác.

Thêm vào đó, vòng tuần hoàn “ngứa – gãi – lây lan” khiến cho bệnh không thể khỏi dứt điểm mà còn tái phát nhiều lần gây nên tình trạng sẹo trên da và còn có thể lây lan sang các vùng da khác xung quanh.

Ngoài ra, bệnh chàm da nếu trở nên nặng sẽ có thể đi vào máu khiến việc điều trị khó khăn hơn.

Bệnh chàm có chữa được không?

Bệnh chàm hay bệnh eczema là bệnh lý mãn tính nên khả năng tái phát sau khi khỏi rất cao, bệnh khó có thể điều trị và phòng ngừa hoàn toàn. Mục đích của quá trình điều trị bệnh chàm là giúp cải thiện, giảm mức độ tổn thương của da, hạn chế các cơn ngứa ngáy và ngăn ngừa tiến triển nặng của bệnh.

Tuy nhiên, nếu bệnh được phát hiện sớm và áp dụng đúng phương pháp điều trị sẽ giúp kiểm soát triệu chứng bệnh trong thời gian lâu dài, ngăn ngừa tái phát bệnh.

Ngoài ra để kiểm soát bệnh, tránh tình trạng bội nhiễm cần kết hợp giữa việc điều trị với xây dựng lối sống khoa học và chăm sóc da đúng cách, phòng ngừa tái phát.

Có thể bạn quan tâm: Hình ảnh bệnh chàm khô

Các cách điều trị bệnh chàm da phổ biến

Sử dụng thuốc

Các loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị bệnh chàm như:

Thuốc mỡ Corticosteroid

Thuốc Corticosteroid có tác dụng làm giảm chất trung gian trong phản ứng gây viêm, cải thiện tình trạng viêm và ngứa. Thuốc này được sử dụng cho bệnh chàm khi bệnh ở giai đoạn nặng hoặc giai đoạn mãn tính.

điều trị bệnh chàm
Sử dụng thuốc mỡ Corticosteroid để điều trị bệnh chàm

Corticosteroid dạng uống và tiêm

Dạng thuốc này có khả năng giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh chàm nghiêm trọng hoặc khó điều trị. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng thuốc trong thời gian ngắn vì thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như tổn thương da, loãng xương.

Thuốc kháng sinh

Đối với trường hợp chàm bội nhiễm, người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng các loại kháng sinh dạng uống như Cephalosporin và Amoxicilin trong vòng 7 đến 10 ngày để tiêu diệt vi khuẩn gây viêm nhiễm.

Sử dụng liệu pháp ánh sáng

Đây là phương pháp sử dụng thiết bị kỹ thuật y học chiếu lên vùng da bị chàm một loại tia sáng đặc biệt. Tùy vào từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định loại tia phù hợp, tuy nhiên, loại tia thường được dùng phổ biến để điều trị bệnh chàm là tia cực tím B. Mỗi lần thực hiện liệu pháp ánh sáng diễn ra khoảng vài phút, thời gian điều trị thường khoảng 2-3 lần.

Mặc dù mang lại hiệu quả trong điều trị bệnh chàm nhưng sử dụng liệu pháp này có thể khiến làn da bị lão hóa và tăng nguy cơ mắc ung thư da.

Áp dụng các bài thuốc từ dân gian

Sử dụng những bài thuốc của dân gian với nguyên liệu rất quen thuộc cũng là một cách chữa trị bệnh chàm được nhiều người áp dụng.

Chữa bệnh chàm da
Chữa bệnh chàm da bằng lá trà xanh

Trong lá trà xanh chứa các thành phần Epigallocatechin gallate (EGCG) và các nguyên tố vi lượng như magie, sắt, canxi, mangan cùng các vitamin nhóm B, C có tác dụng làm sạch da, kháng viêm, kháng khuẩn, giúp hỗ trợ phục hồi và tái tạo vùng da bị chàm hiệu quả.

Chuẩn bị:

  • 1 nắm lá trà xanh tươi
  • 1 chút muối

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá trà xanh và để ráo nước.
  • Đun sôi lá trà xanh với nước, có thể cho thêm một chút muối để tăng tính kháng khuẩn.
  • Dùng nước trà xanh để ngâm rửa vùng da bị chàm 1 lần/ngày.

Bạn hãy áp dụng cách này thường xuyên để nhận thấy sự thay đổi của làn da nhé.

Lá trà xanh giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh chàm da

Chữa bệnh chàm da bằng lá trầu không

Trong 100g lá trầu không chứa 2.5% tinh dầu, chứa rất nhiều các chất chống oxy hóa, giúp ức chế hoạt động của các vi khuẩn có hại. Vì thế, lá trầu không có khả năng đẩy lùi các triệu chứng của bệnh chàm như: tấy đỏ, mẩn ngứa, mụn nước rất tốt.

Chuẩn bị:

  • 1 nắm lá trầu không

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá trầu không và để ráo nước.
  • Vò nát lá trầu không rồi đun sôi cùng nước tầm 10 phút.
  • Sau đó, dùng nước trầu không đun sôi để rửa vùng da bị chàm.

Bạn nên áp dụng cách này liên tục thường xuyên sẽ giúp làn da đỡ mẩn đỏ, ngứa ngáy, ngăn ngừa tình trạng bong tróc da.

Bệnh chàm nên ăn gì và kiêng gì?

Chế độ dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng giúp đẩy lùi bệnh chàm và ngăn ngừa bệnh tái phát. Vì thế, bạn cần xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, bổ sung các nhóm thực phẩm có lợi và hạn chế các loại thực phẩm không tốt cho bệnh chàm.

Bệnh chàm nên ăn gì?

  • Sử dụng các nhóm thực phẩm giàu Probiotic như: sữa, sữa chua, phô mai,…
  • Các nhóm thực phẩm có tính chống viêm như rau có lá màu xanh đậm, cá các loại biển, đậu nành,…
  • Bổ sung các loại vitamin bằng cách bổ sung các loại thực phẩm như: Vitamin C (cam, bưởi, dâu tây), kẽm (thịt nạc đỏ, hạt bí), vitamin E (hạt hướng dương, bơ),.…
  • Sử dụng mật ong để uống hoặc thoa trực tiếp lên vùng da bị chàm.
thực phẩm người bệnh chàm nên ăn
Các loại thực phẩm người bệnh chàm nên ăn

Bệnh chàm nên kiêng gì?

  • Các loại thực phẩm dễ gây tình trạng dị ứng như: đậu phộng, cua, tôm,…
  • Các loại nội tạng động vật như: gan, ruột, mề, tim,…
  • Các loại chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá,…
  • Các loại đồ ăn ngọt như: socola, kẹo, bánh kem,…

Dexem Repair Cream – Kem bôi hỗ trợ điều trị chàm hiệu quả

Ngoài các biện pháp điều trị mà chúng tôi liệt kê ở trên, các bác sĩ da liễu khuyên người bị chàm nên kết hợp sử dụng kem bôi Dexem Repair Cream.

Dexem Repair Cream
Kem hỗ trợ điều trị bệnh chàm Dexem Repair Cream

Dexem Repair Cream là giải pháp an toàn không corticoid với viêm da cơ địa, bệnh chàm, giảm tình trạng kích ứng da, ngứa rát, đỏ, viêm, an toàn trên mọi đối tượng, kể cả trẻ em.

Sản phẩm Dexem Repair Cream chứa phức hợp 2QR hoạt tính sinh học giúp thúc đẩy quá trình làm lành tự nhiên của da. Các chuỗi polysaccharide của nó có đặc tính độc nhất vô nhị liên kết với vi khuẩn có hại giúp ngăn chặn vi khuẩn, do đó bảo vệ các tế bào da khỏi bị tấn công. Bằng cách làm sáng tải lượng vi khuẩn và tối ưu hóa tình trạng của da, giúp da trở lại trạng thái khỏe mạnh, hỗ trợ quá trình làm lành tự nhiên của làn da, dưỡng ẩm và nuôi dưỡng làn da.

Tốt nhất, để giảm các triệu chứng của bệnh chàm nhanh chóng, không để lại tổn thương trên da gây mất thẩm mỹ, bạn nên sử dụng kem bôi Dexem Repair Cream ngay từ khi bắt đầu xuất hiện các triệu chứng của bệnh chàm để ngăn chặn kịp thời sự phát triển và lan rộng của vùng da bị chàm.

Trên đây, chúng tôi đã chia sẻ đến các bạn những thông tin liên quan đến bệnh chàm da như nguyên nhân và cách chữa trị. Ngoài ra, chúng tôi cũng đã giải đáp cho các bạn một số thắc mắc về bệnh chàm. Hi vọng những chia sẻ ngày hôm nay của chúng tôi sẽ hữu ích với các bạn.

Bạn có thể tham khảo thêm về bệnh chàm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *