Nổi mụn nước, bong tróc, khô da,…đặc biệt là ngứa ngáy, là những biểu hiện mà hầu hết người bị bệnh chàm đều gặp phải. Tình trạng ngứa ngáy sẽ thôi thúc người bệnh gãi để đỡ ngứa nhưng càng gãi thì tình trạng bong tróc da càng nghiêm trọng hơn và tăng nguy cơ nhiễm trùng. Vậy làm sao để giảm tình trạng ngứa ngáy khi bị bệnh chàm? Sau đây, chúng tôi xin chia sẻ đến bạn 7 cách giảm ngứa khi bị chàm đơn giản và hiệu quả mà bạn có thể thực hiện ngay tại nhà.
Cách giảm ngứa khi bị chàm cực đơn giản và hiệu quả
Dưới đây là một số cách giảm ngứa khi bị chàm dễ thực hiện, được nhiều người áp dụng thành công.
1. Cách giảm ngứa khi bị chàm bằng nước muối
Nước muối giúp giảm sưng viêm, ngứa do bệnh chàm vô cùng hiệu quả. Ngoài ra, muối có tính sát khuẩn mạnh, giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn tại vùng da bị kích ứng, tránh tình trạng nhiễm trùng.
Chuẩn bị:
- 1 thìa muối
- 1 cốc nước ấm
Cách thực hiện như sau:
- Hòa tan muối trong nước ấm.
- Thoa nước muối lên vùng da bị chàm và đợi khô.
- Cuối cùng, rửa sạch da bằng nước lạnh.
- Thường xuyên áp dụng cách này sẽ giúp bạn giảm tình trạng ngứa ngáy do chàm nhanh chóng.
2. Giảm ngứa khi bị chàm bằng phương pháp chườm lạnh
Chườm lạnh là mẹo giảm ngứa khi bị chàm vô cùng đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao. Bạn có thể sử dụng gạc ướt hoặc một tấm khăn để tiến hành chườm lạnh. Nếu tình trạng ngứa dữ dội, bạn có thể dùng túi nước đá hoặc túi đá để chườm. Tuy nhiên, chỉ nên chườm lạnh không quá 10 phút, đặc biệt là không chườm bằng đá quá lâu vì có thể dẫn đến bỏng lạnh.
Có thể bạn quan tâm: Da nổi mẩn đỏ ngứa hình tròn là bệnh gì
3. Ngâm mình với yến mạch
Ngâm mình với yến mạch là một trong những phương pháp tự nhiên có khả năng giảm ngứa cho da bị chàm được nhiều người áp dụng phổ biến.
Chuẩn bị:
- 1 bát yến mạch
Cách thực hiện như sau:
- Cho bột yến mạch chưa nấu vào bồn tắm.
- Tiến hành ngâm mình trong khoảng 15 phút.
- Sau đó, tắm lại bằng nước sạch.
4. Cách giảm ngứa khi bị chàm bằng kem dưỡng ẩm
Sử dụng kem dưỡng ẩm giúp ngăn tình trạng da nứt nẻ, bong tróc, bảo vệ da không bị kích ứng trước những yếu tố gây hại bên ngoài môi trường. Người bị chàm nên bôi kem dưỡng ẩm khoảng 2 lần/ ngày, nhất là khu vực có da khô ráp. Thời điểm bôi kem dưỡng ẩm thích hợp nhất là sau khi tắm, lúc da còn hơi ẩm.
Bạn nên chọn những loại kem dưỡng ẩm có thành phần tự nhiên, không có chất bảo quản và hương liệu để tránh kích ứng da.
Một số thương hiệu có sản phẩm kem dưỡng ẩm cho da được đánh giá cao như: Cetaphil, Eucerin, Nutraderm, Baby Oil,… Bạn có thể tham khảo bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn sản phẩm phù hợp với tình trạng da của bản thân hiện tại.
5. Sử dụng thuốc trị chàm da
Sử dụng thuốc trị bệnh chàm là cách giảm ngứa nhanh chóng, mang lại hiệu quả tức thì. Một số loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn khi bị chàm như:
Thuốc kháng histamin: Thuốc này có tác dụng giảm ngứa, giảm gãi,.. Thuốc rất phù hợp để dùng vào ban đêm vì sẽ giúp bạn có giấc ngủ ngon. Lưu ý, thuốc không nên dùng cho trẻ em.
- Thuốc bôi ngoài da Hydrocortisone: Thuốc này được dùng trong trường hợp ngứa không quá nặng. Bạn chỉ nên dùng thuốc theo kê đơn bác sĩ, tuyệt đối không nên lạm dụng vì có thể gây ra một số tác dụng phụ.
- Thuốc Capsaicin (nồng độ 0,025%): Thuốc này có tác dụng tạo cảm giác nóng giúp giảm nhanh cơn ngứa. Tuy nhiên, để sử dụng thuốc này trên vùng da rộng, cần thoa lidocaine trước 20 phút rồi mới dùng capsaicin thoa lên trên.
- Thuốc Menthol dạng gel, lotion hoặc dạng xịt: Nhóm thuốc này có thành phần 5% lidocain hoặc 1% pramoxine giúp làm tê tại chỗ, từ đó giúp giảm ngứa tức thì. Tuy nhiên, với loại thuốc có nồng độ hơn 1% – 3%, bạn cần thận trọng bởi có thể ra tình trạng kích ứng da.
- Dupilumab (Dapoxetine): Đây là loại thuốc dạng tiêm dưới da, giúp kiểm soát các phản ứng miễn dịch của cơ thể.
6. Bấm huyệt
Theo một số nghiên cứu, ấn huyệt trên cánh tay cũng có thể giúp giảm ngứa do chàm nhanh chóng. Tuy nhiên, để mang lại hiệu quả cần xác định đúng huyệt và thực hiện đúng.
Cách thực hiện:
- Đầu tiên, bạn hãy uốn cong cánh tay trái.
- Tiếp theo, đặt bàn tay phải ở bên dưới khuỷu tay và tiến hành dùng ngón cái ấn mạnh lên phần khuỷu tay trái.
- Sau đó, giữ yên trong ba phút và hít thở sâu.
7. Tắm nắng
Thường xuyên phơi nắng là phương pháp hỗ trợ điều trị, giảm ngứa và cải thiện triệu chứng của bệnh chàm. Vì ánh sáng mặt trời có thể kích thích cơ thể tăng cường sản sinh vitamin D ở vùng da bị chàm, giúp phục hồi tổn thương trên da nhanh chóng. Lưu ý, thời điểm tắm nắng phù hợp là sáng sớm và lúc chiều muộn để tránh ảnh hưởng tiêu cực của sáng mặt trời lên da.
Có thể bạn quan tâm: Bệnh chàm có chữa được không?
Một số lưu ý khi bị bệnh chàm da
Ngoài các cách giảm ngứa khi bị chàm trên, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau đây để giúp hỗ trợ và giảm các triệu chứng do bệnh gây ra.
- Thường xuyên vệ sinh cơ thể và thay quần áo, tắm ít nhất mỗi ngày 1 lần.
- Sau khi tắm, bạn nên lau khô người rồi mới mặc quần áo để tránh da ẩm ướt sẽ tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi.
- Lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da được chiết xuất từ thành phần thiên nhiên, không chứa chất bảo quản và hương liệu.
- Kiêng một số thực phẩm có thể gây dị ứng như: mật ong, rượu bia, chất béo, đường, thực phẩm có mùi tanh,…
- Giữ vệ sinh môi trường sống; giặt chăn, ga, gối, đệm 2 tuần/ lần để loại bỏ nấm, vi khuẩn, bụi bẩn, lông thú,…
- Hạn chế tiếp xúc các yếu tố có thể gây bệnh như khói thuốc lá, phấn hoa, nấm mốc, thú nuôi,…
Dexem Repair Cream – Kem hỗ trợ điều trị chàm hiệu quả
Sản phẩm Dexem Repair Cream chứa phức hợp 2QR hoạt tính sinh học giúp thúc đẩy quá trình làm lành tự nhiên của da. Các chuỗi polysaccharide có đặc tính độc nhất vô nhị liên kết với vi khuẩn có hại giúp ngăn chặn vi khuẩn, do đó bảo vệ các tế bào da khỏi bị tấn công.
Dexem Repair Cream là sản phẩm không chứa corticoid, giúp giảm tình trạng kích ứng da, ngứa rát, đỏ và viêm; được thử nghiệm và chứng minh an toàn với mọi làn da, kể cả da em bé.
Trên đây, chúng tôi vừa chia sẻ đến bạn 7 cách giảm ngứa khi bị chàm đơn giản, mang lại hiệu quả cao. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp cải thiện được tình trạng ngứa ngáy, khó chịu do bệnh chàm gây ra.
Có thể bạn quan tâm: