Ợ nóng là một trong những triệu chứng điển hình của các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa. Tình trạng này mang lại cảm giác rất khó chịu cho người bệnh, ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc và cuộc sống. Vậy ợ nóng là gì, bị ợ nóng phải làm sao? Hãy cùng 24hkhoedep.com tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé.
Ợ nóng là gì?
Ợ nóng là bệnh gì là thắc mắc của rất nhiều người hiện nay. Ợ nóng là trình trạng acid dạ dày bị trào ngược lên thực quản, khiến người bệnh có cảm giác nóng rát ở họng, ngực và phía sau xương ức.
Cảm giác khó chịu này thường xuất phát từ cơ trơn thực quản, rồi lan dần lên cổ họng và sau đó lan ra mang tai. Triệu chứng này có thể gây khó chịu nhất thời hoặc gây ra cảm giác đau đớn cho người bệnh.
Ợ nóng có thể xuất hiện phổ biến ở mọi đối tượng và độ tuổi, tuy nhiên thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh, người trung niên và người già.
Bị ợ nóng phải làm sao? Các cách khắc phục chứng ợ nóng hiệu quả
Dưới đây là một số các biện pháp giúp làm giảm cảm giác khó chịu do ợ nóng gây ra mà bạn có thể tham khảo:
Sử dụng thuốc Tây để chữa ợ nóng
Các loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định để điều trị ợ nóng và một số triệu chứng kèm theo như: thuốc đối kháng thụ thể h2, thuốc kháng acid và thuốc ức chế bơm proton.
- Thuốc đối kháng thụ thể H2: Nhóm thuốc này giúp ngăn cản bài tiết acid dịch vị. Một số loại thuốc thuộc nhóm này bao gồm: Cimetidin, Ranitidin, Famotidin, Nizatidin, …
- Thuốc kháng acid: Nhóm thuốc này có tác dụng trung hòa acid dạ dày và giảm cảm giác khó chịu cho người bệnh. Một số loại thuốc thuộc nhóm này bao gồm: Gelusil, Maalox, Mylanta,…
- Thuốc ức chế bơm proton: Nhóm thuốc này có tác dụng giúp làm giảm bài tiết acid trong vòng 24 giờ. Một số loại thuốc thuộc nhóm này bao gồm: Omeprazol, Lansoprazol, …
Chữa chứng ợ nóng bằng cách thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt
Giảm lượng đường trong chế độ ăn
Chế độ ăn nhiều đường sẽ gây ra tình trạng tăng khí và đầy hơi, từ đó gia tăng áp lực gây ra chứng trào ngược từ dạ dày lên thực quản.
Vì thế, hãy áp dụng chế độ ăn uống giảm lượng đường để cải thiện chứng ợ nóng.
Tránh sử dụng các thực phẩm kích hoạt chứng ợ nóng
Một số thực phẩm có khả năng kích hoạt hoặc tăng nguy cơ ợ nóng như thực phẩm chiên rán, socola, cà phê, rượu, bạc hà,… Đây là những thực phẩm khiến dạ dày mất rất nhiều thời gian để tiêu hóa, gây tình trạng ứ đọng trong dạ dày, từ đó làm tăng nguy cơ trào ngược.
Chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày
Việc chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa phụ trong ngày sẽ giúp dạ dày tiêu hóa thức ăn tốt hơn, tránh tình trạng đầy bụng gây ợ nóng.
Tránh ăn bữa tối muộn
Bạn nên ăn tối đúng giờ, tốt nhất là ăn trước khi đi ngủ 3 tiếng đồng hồ để dạ dày có thời gian tiêu hóa thức ăn vì trong quá trình ngủ thì việc tiêu hóa thức ăn của dạ dày cũng diễn ra trì trệ hơn. Bạn cũng nên ăn tối với lượng thức ăn vừa đủ, tránh ăn nhiều và ăn các loại thức ăn khó tiêu hóa.
Nằm nghiêng bên trái khi ngủ
Nằm nghiêng bên trái khi ngủ giúp dạ dày và tuyến tụy được ở vị trí thoải mái và tự nhiên nhất, giúp hạn chế tình trạng axit dạ dày trào ngược lên thực quản và gây ra nóng rát.
Kê cao phần gối đầu
Kê cao gối đầu khi ngủ sẽ giúp hạn chế khả năng trào ngược dạ dày lên thực quản, giảm chứng ợ nóng.
Thay đổi tư thế sau khi ăn
Sau khi ăn xong, bạn không nên đi nằm ngay mà nên đi lại hoặc đứng khoảng 3 tiếng đồng hồ rồi mới đi nằm, điều này giúp quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra nhanh hơn, dạ dày cũng không phải tiết nhiều axit để tiêu hóa thức ăn gây tình trạng trào ngược dạ dày do lượng axit dư thừa.
Áp dụng các mẹo dân gian để chữa chứng ợ nóng
Sử dụng gừng
Trong gừng tươi chứa hàm lượng tinh dầu zingiberen có tác dụng kháng viêm giúp hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày và sưng viêm. Đây là phương thuốc dân gian được mọi người sử dụng nhiều trong việc chữa ợ nóng.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 củ gừng tươi, sau đó rửa sạch và gọt vỏ.
- Thái gừng thành lát mỏng để thêm vào các món ăn hoặc sử dụng để pha trà gừng uống hằng ngày.
Sử dụng baking soda
Trong baking soda chứa nhiều hoạt chất có tác dụng trung hòa lượng axit trong dạ dày và làm dịu các cơn ợ nóng.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 thìa baking soda, sau đó hòa chung với một cốc nước.
- Sử dụng nước này uống từ từ khi có dấu hiệu ợ nóng.
Sử dụng giấm táo
Thành phần của giấm táo chứa nhiều hoạt chất có tác dụng làm trung hòa lượng axit dạ dày và khắc phục triệu chứng ợ nóng.
Cách thực hiện:
- Bạn có thể pha loãng 1 thìa giấm táo cùng với 250ml nước ấm và uống sau bữa ăn.
Ợ nóng uống gì?
Nước lọc
Nước lọc có tác dụng trung hòa độ pH trong dạ dày, vì thế bạn nên uống từ 8-12 cốc nước mỗi ngày và uống từng ngụm nhỏ để cải thiện chứng ợ nóng.
Trà hoa cúc
Trà hoa cúc có tác dụng cải thiện tình trạng ợ nóng rất hiệu quả. Vì thế, bạn có thể sử dụng 1 tách trà hoa cúc uống trước khi đi ngủ để giảm các triệu chứng ợ nóng, đầy hơi.
Trà bạc hà
Trong lá bạc hà chứa các thành phần tinh dầu và menthol giúp làm giãn cơ trơn thực quản, giảm co thắt từ đó ngăn chặn trào ngược dạ dày, giúp kiểm soát chứng ợ nóng. Bạn có thể lấy lá bạc hà pha trà để uống hằng ngày.
Silicol Gel – Điều trị chứng ợ nóng hiệu quả
Silicol Gel là một sản phẩm có hiệu quả nổi bật trong kiểm soát trào ngược dạ dày và các triệu chứng như ợ nóng, ợ chua. Sản phẩm có thành phần chính là axit silicic, là một hợp chất của khoáng chất Silic và oxygen, được nhập khẩu từ Đức.
Silicol Gel hoạt động với cơ chế:
- Bao phủ dạ dày và ruột bằng một lớp bảo vệ.
- Hấp thụ các độc tố, chất độc, và kết dính lại.
- Vô hiệu hóa các chất độc và thải ra ngoài cơ thể một cách tự nhiên.
Xem chi tiết sản phẩm TẠI ĐÂY.
Trên đây chúng tôi đã giải đáp cho bạn một số thắc mắc về chứng ợ nóng như ợ nóng là gì hay ợ nóng là bệnh gì, bị ợ nóng phải làm sao. Hi vọng những chia sẻ của chúng tôi sẽ hữu ích với các bạn.