Táo bón là tình trạng phổ biến, có thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào. Táo bón xảy ra do nhiều nguyên nhân, trong đó điển hình là do chế độ ăn ít chất xơ. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người ăn rất nhiều chất xơ vẫn bị táo bón? Nếu bạn đang thắc mắc vấn đề này, hãy cùng 24hkhoedep.com tìm hiểu bài viết dưới đây để giải đáp thắc mắc nhé.
Do uống ít nước
Đây là nguyên nhân hàng đầu khiến bạn bị táo bón dù đã bổ sung rất nhiều rau xanh vào thực đơn hằng ngày. Chất lỏng trong cơ thể có chức năng làm mềm phân. Khi bạn uống ít nước, lượng nước trong đại tràng không đủ làm mềm phân, khiến phân trở nên khô và cứng khiến bạn gặp nhiều khó khăn.
Do nhịn đi đại tiện
Nhịn đại tiện cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra chứng táo bón và tăng nguy cơ mắc các bệnh về hậu môn – trực tràng như nứt kẽ hậu môn, bệnh trĩ, rò hậu môn,… Việc nhịn đại tiện sẽ khiến phân bị giữ lại ở ruột kết trong thời gian dài. Lúc này, ruột già sẽ tiếp tục hấp thu nước khiến phân trở nên cứng hơn và khó đào thải. Bên cạnh đó, thói quen này còn làm tăng áp lực lên tĩnh mạch trực tràng – hậu môn, gây ra tình trạng xây xát hậu môn, chảy máu,…
Do phình đại tràng bẩm sinh
Phình đại tràng bẩm sinh là một nguyên nhân gây nên tình trạng táo bón, mặc dù đã ăn đủ chất xơ và bổ sung đủ nước. Bệnh hình thành do tế bào thần kinh ở ruột già bị thiếu hụt gây tắc nghẽn, giảm nhu động.
Bệnh phình đại tràng bẩm sinh có thể khởi phát ngay sau khi mới sinh hoặc muộn hơn với các triệu chứng như ăn uống kém, suy dinh dưỡng, chướng bụng, vàng da,…
Có thể bạn quan tâm: Bị táo bón đau rát hậu môn phải làm sao?
Stress kéo dài
Stress ảnh hưởng đến chức năng của tiêu hóa và sức khỏe tổng thể. Khi bị stress, cơ thể sẽ ưu tiên các chức năng quan trọng như nội tiết, thần kinh và tuần hoàn. Vì thế, hoạt động của hệ tiêu hóa sẽ bị ngưng trệ, dẫn đến tình trạng chậm nhu động ruột, gây ra tình trạng đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu và táo bón.
Ngoài ra, căng thẳng thần kinh còn tạo thuận lợi để hại khuẩn phát triển mạnh, từ đó gây rối loạn tiêu hóa và chứng táo bón cơ năng.
Tắc nghẽn đường ruột do ăn quá nhiều chất xơ
Chất xơ có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ tiêu hóa như điều hòa hệ vi khuẩn đường ruột, chống lại táo bón,… Chính vì điều này nên nhiều người đã bổ sung lượng chất xơ từ rau, củ, quả rất lớn mỗi ngày nhằm mục đích tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên, việc tiêu thụ quá nhiều chất xơ lại khiến cơ thể bị đầy hơi, rối loạn tiêu hóa, táo bón,…
Do hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích là bệnh mãn tính xảy ra khi nhu động ruột già bị rối loạn. Bệnh làm cho nhu động ruột chậm/ nhanh bất thường, từ đó gây ra các chứng như đầy bụng, khó tiêu, táo bón,…. ngay cả khi bạn bổ sung nhiều rau xanh và nước cho cơ thể.
Do tác dụng phụ của thuốc điều trị
Sử dụng nhiều thuốc điều trị tại nhà trong thời gian dài cũng là nguyên nhân gây táo bón dù ăn nhiều rau xanh. Các loại thuốc điều trị này gây mất cân bằng men vi sinh hoặc gây rối loạn nhu động ruột, từ đó gây ra các tình trạng như khó tiêu, đầy bụng, táo bón.
Một số loại thuốc điều trị có khả năng gây táo bón như:
- Thuốc kháng sinh: Khi dùng kháng sinh đường uống, các loại vi khuẩn có lợi trong đường ruột có thể bị tiêu diệt làm mất cân bằng men vi sinh đường ruột, gây ra các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đau bụng, táo bón, tiêu chảy,…
- Thuốc kháng axit, thuốc lợi tiểu, chẹn kênh canxi: Nhóm thuốc này có thể làm mất cân bằng điện giải trong cơ thể, tăng canxi huyết hoặc hạ kali máu, dẫn đến ức chế nhu động ruột và gây ra tình trạng táo bón, phân khô và cứng.
- Thuốc kháng cholinergic (thuốc kháng histamine, chống loạn thần và thuốc chống trầm cảm ba vòng): Nhóm thuốc này gây ức chế phó giao cảm của hệ thần kinh, làm giảm nhu động ruột, từ đó gây ra tình trạng táo bón.
- Thuốc giảm nhu động ruột và giảm đau gây nghiện (opioid): Nhóm thuốc này làm tăng tái hấp thu nước ở ruột kết, giảm nhu động, gây táo bón.
Dấu hiệu cảnh báo bệnh trĩ
Khi ăn nhiều rau xanh mà vẫn bị táo bón thì cũng có thể liên quan đến bệnh trĩ. Bệnh trĩ hình thành khi các tĩnh mạch hậu môn bị giãn quá mức hoặc ứ huyết, gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình đào thải, khiến việc đại tiện của người bệnh khó khăn hơn.
Do mắc bệnh tiểu đường
Bệnh lý này gây ảnh hưởng đến chức năng thần kinh ruột hoặc do các vấn đề về cân bằng nước trong cơ thể, từ đó gây ra tình trạng táo bón.
Do hẹp hậu môn
Hẹp hậu môn gây khó khăn trong việc đi tiêu, khiến phân bị giữ lại trong ruột kết, dẫn đến táo bón.
Do suy giáp trạng
Suy giáp gây giảm sản xuất hormon giáp và ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, trong đó có táo bón.
Do bệnh Crohn
Bệnh Crohn là bệnh lý viêm nhiễm mãn tính trong đường tiêu hóa, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn và khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng.
Do ít vận động
Vận động giúp kích thích nhu động ruột và duy trì sự di chuyển của phân trong ruột. Việc ít vận động sẽ góp phần gây nên tình trạng táo bón.
Trên đây, chúng tôi vừa giải đáp cho bạn lý do vì sao ăn nhiều chất xơ vẫn táo bón. Chắc hẳn thông qua bài viết này bạn đã tìm được câu trả lời. Khi ăn nhiều chất xơ nhưng vẫn bị táo bón, bạn cần xác định nguyên nhân sớm để có phương pháp điều trị kịp thời bởi táo bón kéo dài không chỉ gây đau rát hậu môn khi đại tiện mà còn tăng nguy cơ mắc nứt kẽ hậu môn, bệnh trĩ và rò hậu môn.