Bệnh chàm là bệnh về da liễu mà rất nhiều người mắc phải hiện nay. Vậy bệnh chàm có chữa được không? Cách chữa bệnh chàm như thế nào hiệu quả nhất? Bài viết sau đây, chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn thắc mắc trên và chia sẻ một số cách chữa bệnh chàm bằng nguyên liệu thiên nhiên. Cùng tìm hiểu nhé.
Bệnh chàm có chữa được không?
Bệnh chàm là bệnh lý mãn tính nên khả năng tái phát lại sau khi khỏi bệnh rất cao. Đa số mọi người đều nghĩ đây là bệnh lý da liễu thông thường nên rất chủ quan không điều trị sớm. Chính điều này đã khiến các triệu chứng của bệnh ngày càng nặng hơn, vùng da cũng tổn thương cũng rộng và nặng hơn. Thậm chí, vùng da có thể gặp hiện tượng bội nhiễm và để lại sẹo lâu dài nếu người bệnh không tuân theo đúng liệu trình điều trị.
Tuy những triệu chứng của bệnh chàm khá phức tạp nhưng bệnh lý này vẫn hoàn toàn có thể chữa khỏi được nếu người bệnh phát hiện bệnh sớm và có phương pháp điều trị hợp lý và kịp thời. Ngoài ra, khi bệnh đã khỏi, để hạn chế bệnh tái phát lại, người bệnh cần phải xây dựng lối sống khoa học và chăm sóc da đúng cách.
Đến đây, chắc rằng bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc “bệnh chàm có chữa được không” rồi.
Có thể bạn qua tâm: Hình ảnh bệnh chàm khô
Một số mẹo chữa bệnh chàm tại nhà hiệu quả bằng nguyên liệu thiên nhiên
Dưới đây là một số cách trị bệnh chàm bằng nguyên liệu thiên nhiên vô cùng đơn giản, mang lại hiệu quả nhanh chóng mà bạn có thể tham khảo.
Cách trị bệnh chàm tại nhà bằng lá sim
Lá sim có vị chát, tính bình, giúp kháng khuẩn, tiêu thũng, làm mát da, xoa dịu cơn ngứa. Ngoài ra, lá sim được ví như là một loại kháng sinh tự nhiên, có tác dụng ngăn ngừa nhiễm trùng, tiêu diệt và ức chế một số chủng vi khuẩn gây bệnh, làm mủ gây tổn thương sâu cho vùng da bị chàm.
Chuẩn bị:
- 2 nắm lá sim tươi
Cách thực hiện:
- Lá sim tươi rửa sạch, ngâm trong nước muối pha loãng khoảng 15 phút để loại bỏ tạp chất.
- Rửa sạch lại lá sim và vớt ra rồi cho vào nồi, thêm 0.5 lít nước và đun sôi.
- Khi nước sôi thì vặn nhỏ lửa và sắc đến khi nước cô đặc thành cao.
- Để cao lá sim nguội, bỏ vào hũ và để ngăn mát tủ lạnh dùng dần.
- Khi sử dụng cao lá sim trị bệnh chàm, hãy làm sạch vùng da bị chàm bằng nước ấm.
- Lấy một lượng cao lá sim vừa đủ thoa lên vùng da bị chàm.
- Giữ yên trên da khoảng 20 phút sau đó rửa rửa lại bằng nước sạch.
Nên sử dụng cao lá sim trị bệnh chàm với tần suất bôi 2 lần/ngày để nhanh chóng mang lại hiệu quả rõ rệt.
Mẹo chữa bệnh chàm bằng củ nghệ vàng
Nghệ vàng chứa hàm lượng curcumin dồi dào giúp chống oxy hóa mạnh, ức chế vi khuẩn, giảm viêm, bảo vệ các mô khỏe mạnh, từ đó ngăn chặn không cho tổn thương do chàm lan rộng ra khu vực xung quanh. Ngoài ra, nghệ vàng còn giúp giảm ngứa, kích thích tổn thương nhanh lên da non, ngăn ngừa sự hình thành của vết sẹo xấu sau điều trị.
Chuẩn bị:
- 1 củ nghệ tươi
Cách thực hiện:
- Nghệ tươi rửa sạch, cạo vỏ và giã nát rồi vắt lấy nước cốt.
- Vệ sinh vùng da bị chàm bằng nước ấm rồi lau khô.
- Dùng nước cốt nghệ thoa lên vùng da bị tổn thương.
- Nên áp dụng cách này 2 hoặc 3 lần trong ngày tùy theo tình trạng bệnh.
Chữa bệnh chàm tại nhà bằng tinh dầu tràm trà
Tinh dầu tràm trà chứa terpinen-4-ol có khả năng kháng viêm mạnh, từ đó giúp giảm sưng đỏ, nổi mẩn trên da, chống dị ứng, dưỡng ẩm và ngăn ngừa nhiễm trùng da. Sử dụng dầu tràm trên vùng da bị chàm sẽ giúp ngăn chặn vi khuẩn lan rộng và ngăn nhiễm trùng hiệu quả.
Chuẩn bị:
- 1 lọ tinh dầu tràm trà
- Nước sôi để nguội
Cách thực hiện:
- Pha loãng tinh dầu tràm trà với nước đun sôi để nguội theo tỷ lệ 1:1.
- Vệ sinh dùng da bị chàm bằng nước ấm rồi lau khô.
- Thoa hỗn hợp lên vùng da bị chàm và massage nhẹ nhàng.
- Để yên khoảng 30 phút rồi rửa sạch với nước.
Có thể bạn quan tâm:
Bệnh chàm nên kiêng ăn gì?
Dưới đây là một số loại thực phẩm tiềm ẩn nguy cơ gây ra bệnh chàm và khiến cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn mà người bệnh cần tránh.
Thực phẩm gây dị ứng
Các loại thực phẩm như lúa mì, các thực phẩm chứa chất bảo quản, sữa và các chế phẩm từ sữa,… chứa chất tăng trưởng, chất đạm, chất béo no,… Do đó, người bệnh chàm nên tuyệt đối nên tránh xa vì có thể làm tăng nguy cơ dị ứng, viêm nhiễm nặng hơn.
Thức ăn có mùi tanh
Các loại thức ăn như trứng, tiết canh, gỏi, … chứa arachidon cao có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm trùng da, khiến quá trình điều trị bệnh phải kéo dài. Hãy loại bỏ những thực phẩm này ra khỏi thực đơn của người bệnh chàm nếu không muốn tình trạng bệnh ngày càng trầm trọng hơn.
Rượu bia, thức uống có cồn
Rượu bia, thức uống có cồn khi nạp nhiều vào cơ thể sẽ làm cho men gan bị suy yếu, gây suy giảm khả năng thải độc tố ra ngoài. Từ đó làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, khiến vùng da bị chàm lan rộng thêm.
Thức ăn chứa đường, chất béo, tinh bột
Các loại thực phẩm chứa đường, tinh bột, chất béo, ….khi đưa vào cơ thể sẽ khiến cho lượng insulin trong máu tăng nhanh; gây ra kích ứng viêm, khiến tình trạng bong tróc lan rộng thêm.
Mật ong
Trong mật ong chứa hoạt chất odium lauryl sulphate có khả năng gây viêm nhiễm lan rộng. Do đó, người bị chàm thì không nên sử dụng mật ong vì nó khiến cho bệnh tình ngày càng nặng hơn.
Mách bạn:
Dexem Repair Cream là sản phẩm hoàn toàn không chứa corticoid có tác dụng điều trị viêm da cơ địa, bệnh chàm khô giúp làm giảm tình trạng kích ứng da, ngứa ngáy, đỏ rát, viêm da. Sản phẩm đã được thử nghiệm và chứng minh an toàn trên mọi đối tượng, kể cả trẻ em, đặc biệt thích hợp để sử dụng trên những vùng da nhỏ như tay và mặt.
Xem chi tiết sản phẩm tại: https://24hkhoedep.com/san-pham/dexem-repair-cream-dieu-tri-benh-cham/
Trên đây, chúng tôi vừa giải đáp cho bạn thắc mắc “bệnh chàm có chữa được không” và chia sẻ một số cách chữa bệnh chàm bằng nguyên liệu thiên nhiên. Mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để nhanh chóng “đánh bay” các triệu chứng khó chịu của bệnh chàm.