Bệnh chàm tổ đỉa: Nguyên nhân và phương pháp điều trị

5/5 - (1 bình chọn)

Bệnh chàm tổ đỉa là bệnh da liễu rất phổ biến ở cả nam và nữ, đây là căn bệnh mãn tính, rất hay tái phát. Chàm tổ đỉa biểu hiện với những mảng đỏ trên da, ngứa ngáy, nổi cộm với những nốt mụn nước nhỏ li ti. Vậy chàm tổ đỉa hình thành do đâu và cách chữa trị như thế nào. Sau đây, 24hkhoedep.com sẽ chia sẻ cho bạn những thông tin về bệnh chàm tổ đỉa, cùng tìm hiểu nhé.

Bệnh chàm tổ đỉa là gì?

Bệnh chàm tổ đỉa có tên khoa học là Dyshidrotic Eczema, đây là 1 dạng biến thể của bệnh chàm thông thường.

Chàm tổ đỉa xuất hiện trên da với các biểu hiện đặc trưng là những nốt mụn nước li ti nổi trên bề mặt da. Mụn nước có thể nổi thành từng đám, khoanh vùng tại các khu vực da đang bị tổn thương.

Bệnh này sẽ phát triển theo nhiều giai đoạn bao gồm: giai đoạn cấp tính – giai đoạn mãn tính – tái phát, vì thế khiến người bệnh vô cùng khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Chàm tổ đỉa
Chàm tổ đỉa với đặc trưng là những nốt mụn nước li ti nổi trên bề mặt da

Nguyên nhân bị chàm tổ đỉa

Nguyên nhân gây nên bệnh chàm tổ đỉa đến nay vẫn chưa được xác định một cách rõ ràng, tuy nhiên, bệnh lý có thể liên quan đến một số yếu tố phổ biến sau:

Do nhiễm khuẩn

Nếu tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên với các yếu tố môi trường như đất, nguồn nước bị ô nhiễm có thể khiến da bạn xuất hiện tình trạng chàm tổ đỉa.

Do di truyền

Theo một số nghiên cứu, có tới 50% trường hợp mắc chàm tổ đỉa có liên quan đến yếu tố di truyền. Nếu cả bố và mẹ đều mắc bệnh thì con sinh ra có khả năng mắc bệnh lên tới 41%, còn khi người mẹ mắc bệnh thì tỉ lệ con sinh ra mắc bệnh là 8%.

Do bệnh lý

Những người có tiền sử mắc các bệnh dị ứng như viêm da dị ứng, viêm da cơ địa, hen suyễn, các bệnh về gan thận thì dễ mắc phải bệnh chàm tổ đỉa.

Do dùng thuốc chữa bệnh

Một số loại thuốc chữa bệnh, đặc biệt là kháng sinh có thể gây ra tác dụng phụ là bệnh chàm, điển hình là chàm tổ đỉa.

Sử dụng thuốc chữa bệnh
Sử dụng thuốc chữa bệnh cũng có thể gây tác dụng phụ là chàm tổ đỉa

Do hóa chất

Thường xuyên tiếp xúc các loại hóa chất như xà phòng, chất tẩy rửa, các muối kim loại như coban, niken, crom,…. cũng có thể là yếu tố gây thuận lợi để bệnh chàm tổ đỉa phát triển.

Ngoài ra, chàm tổ đỉa có nguy cơ bùng phát và tiến triển nặng nếu bạn bị căng thẳng, stress kéo dài.

Phương pháp điều trị bệnh chàm tổ đỉa

Sử dụng thuốc Tây y

Trong điều trị bệnh chàm tổ đỉa, bác sĩ sẽ dựa vào từng giai đoạn nhiễm bệnh để kê đơn thuốc phù hợp:

  • Đối với giai đoạn cấp tính: Các loại thuốc thường được dùng là thuốc bôi, thuốc đắp trực tiếp lên vùng da bị bệnh. Có thể kết hợp với uống thuốc kháng khuẩn histamin để phòng trường hợp bị bội nhiễm.
  • Đối với giai đoạn phù nề: Người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc bôi chống phù nề kết hợp với kháng sinh kháng viêm để điều trị.
  • Đối với giai đoạn mạn tính: Các loại thuốc thường được dùng trong giai đoạn này là thuốc bôi kháng viêm kết hợp với thuốc làm ẩm da cùng thuốc chống viêm ngứa.

Mặc dù, các loại thuốc điều trị bệnh chàm tổ đỉa đều có tác dụng khám viêm, sát khuẩn, dưỡng ẩm và làm dịu da nhưng một số thuốc bôi ngoài da có thể chứa corticosteroid, vì thế bạn nên cẩn trọng.

trị bệnh chàm tổ đỉa
Sử dụng thuốc tây y để trị bệnh chàm tổ đỉa

Trị chàm tổ đỉa bằng các mẹo dân gian

Các nguyên liệu thiên nhiên để chữa bệnh chàm tổ đỉa thường lành tính, khá an toàn cho da nên được nhiều người áp dụng.

Sử dụng lá trầu không trị tổ đỉa

Trong lá trầu không chứa nhiều các hoạt chất có tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm nấm, giúp giảm ngứa, giảm viêm, kiểm soát hoạt động tuyến bã nhờn rất tốt.

Chuẩn bị:

  • 1 nắm lá trầu không

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá trầu không rồi vò nát, sau đó đun cùng 2 lít nước, đun sôi 5 phút thì tắt bếp.
  • Pha nước lá trầu không đun sôi với nước lạnh cho ấm rồi dùng ngâm vùng da bị chàm tổ đỉa khoảng 15-20 phút.
  • Kiên trì thực hiện cách này, sau một khoảng thời gian bạn sẽ thấy các triệu chứng ngứa ngáy, mụn nước giảm hẳn.

Bài thuốc từ lá đào trị bệnh chàm tổ đỉa

Lá đào còn có tác dụng kháng viêm, chống dị ứng, kháng khuẩn,… giúp khắc phục tình trạng ngứa ngáy, viêm nhiễm của bệnh.

Chuẩn bị:

  • 1 nắm lá đào tươi

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá đào, vò nát và đun sôi cùng một ít nước.
  • Sau khi sôi 5 phút thì tắt bếp.
  • Chờ cho nước nguội bớt rồi dùng để ngâm vùng da bị chàm tổ đỉa.
  • Kiên trì áp dụng cách điều trị này, các nốt mụn nước và tình trạng viêm sẽ giảm dần.
trị bệnh chàm tổ đỉa
Bài thuốc trị bệnh chàm tổ đỉa với lá đào

 

Bệnh chàm tổ đỉa kiêng ăn gì và nên ăn gì để nhanh khỏi bệnh?

Bệnh chàm tổ đỉa kiêng ăn gì?

Các thực phẩm gây dị ứng có thể ảnh hưởng đến việc bùng phát bệnh chàm tổ đỉa mạnh hơn, vì thế bạn nên kiêng một số nhóm thực phẩm sau:

  • Thực phẩm có chứa Niken và Coban: Chứa nhiều trong các sản phẩm như lúa mì, ngũ cốc, yến mạch, cacao, sản phẩm từ đậu nành,…
  • Các loại thủy hải sản dễ gây dị ứng: Các loại hải sản như tôm, cua. ghẹ,…chứa một số chất có thể khiến cho tình trạng ngứa ngáy trở nên dữ dội hơn.
  • Măng: Các loại tươi, măng khô khá độc, khi ăn nhiều sẽ khiến tình trạng ngứa ngáy, nổi mụn nước nặng hơn.
  • Các loại thịt nóng: Các loại thịt có màu đỏ như bò, trâu, dê,… dễ khiến cho triệu chứng chàm tổ đỉa trở nặng.
  • Nội tạng động vật: Người bệnh nên tránh ăn các món từ nội tạng động vật, nhất là gan.
  • Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ: Người bệnh nên hạn chế ăn các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, chiên rán để giảm triệu chứng.
thực phẩm dễ gây dị ứng
Người bị bệnh chàm tổ đỉa nên tránh ăn các thực phẩm dễ gây dị ứng

 

Bệnh chàm tổ đỉa nên ăn gì?

Để giảm tình trạng ngứa ngáy, khó chịu và ngăn bệnh chàm tổ đỉa tái phát thì người bệnh nên bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất.

  • Rau củ quả tươi giàu vitamin: Các loại rau củ như đu đủ, khoang lang, cà rốt, chuối, bơ, cam, quýt, việt quất, mâm xôi, cải xoăn, súp lơ có tác dụng tăng cường đề kháng cho cơ thể và có tác động tích cực đến quá trình điều trị bệnh chàm tổ đỉa.
  • Thực phẩm giàu kẽm: Các thực phẩm như thịt lợn, ngũ cốc nguyên hạt, súp lơ xanh, các loại đậu,..có tác dụng tham gia vào quá trình sản sinh tế bào và tái tạo lại mô, từ đó giúp hỗ trợ làm lành các tổn thương trên làn da, ngăn hình thành sẹo.
  • Thực phẩm chứa men tiêu hóa: Các loại thực phẩm như súp miso, kim chi, phomat lên men, sữa chua không đường,…giúp đẩy lùi các phản ứng dị ứng và ức chế phản ứng viêm sưng rất tốt.
  • Uống nhiều nước: Uống 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày giúp cấp ẩm cho da, giúp giảm triệu chứng khô da , bong tróc gây ngứa ngáy.

Một số lưu ý trong quá trình điều trị bệnh chàm tổ đỉa

  • Xây dựng thực đơn ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể.
  • Hạn chế để da tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như hóa chất độc hại, phấn hoa, lông động vật,…
  • Vệ sinh làn da thật sạch sẽ và có chăm sóc da hợp lý với các sản phẩm chăm sóc chiết xuất từ thiên nhiên.
  • Xây dựng lối sống tích cực, tăng cường luyện tập thể dục, nghỉ ngơi và làm việc hợp lý, tránh căng thẳng kéo dài, ngủ đủ giấc,…

Dexem Repair Cream – Kem hỗ trợ điều trị chàm tổ đỉa hiệu quả

Ngoài các phương pháp điều trị ở trên, chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn một sản phẩm giúp hỗ trợ trị bệnh chàm tổ đỉa hiệu quả và ngăn ngừa bệnh tái phát là kem Dexem Repair Cream.

Dexem Repair Cream
Kem hỗ trợ điều trị chàm tổ đỉa Dexem Repair Cream

Sản phẩm Dexem Repair Cream chứa phức hợp 2QR hoạt tính sinh học giúp thúc đẩy quá trình làm lành tự nhiên của da. Các chuỗi polysaccharide có đặc tính độc nhất vô nhị liên kết với vi khuẩn có hại giúp ngăn chặn vi khuẩn, do đó bảo vệ các tế bào da khỏi bị tấn công.

Dexem Repair Cream là sản phẩm không chứa corticoid, giúp giảm tình trạng kích ứng da, ngứa rát, đỏ và viêm; được thử nghiệm và chứng minh an toàn với mọi làn da, kể cả da em bé.

Trên đây là những chia sẻ liên quan đến bệnh chàm tổ đỉa mà chúng tôi muốn gửi tới bạn. Hi vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn lựa chọn được một phương pháp điều trị bệnh hiệu quả.

Bạn có thể tham khảo thêm về bệnh chàm tại:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *