Giãn tĩnh mạch gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh như đau, mệt mỏi, và nặng ở chân. Thêm vào đó, các tĩnh mạch phồng lên cũng ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ, khiến người bệnh mất tự tin. Vậy làm sao để khắc phục tình trạng giãn tĩnh mạch hiệu quả nhanh chóng? Hãy cùng 24h Khoẻ Đẹp tham khảo 8 cách tự nhiên chữa giãn tĩnh mạch hiệu quả trong bài viết dưới đây nhé.
1. Tập thể dục, thể thao đều đặn
Với những người bị giãn tĩnh mạch nhẹ thì việc luyện tập thể dục thể thao đều đặn hàng ngày là phương pháp trị giãn tĩnh mạch chân tại nhà đơn giản mà mang lại hiệu quả cao.
Người bị giãn tĩnh mạch nên chọn các bài tập như đi bộ vừa phải, xoay cổ chân cổ tay nhẹ nhàng, yoga điều hòa lưu thông máu,… Lưu ý, người bị giãn tĩnh mạch không nên chọn các bài tập quá nặng, tác động nhiều lực lên đôi chân, đặc biệt là không nên chạy bộ vì sẽ làm tình trạng bệnh chuyển biến nặng hơn.
2. Massage bằng tinh dầu
Massage nhẹ nhàng giúp kích thích, cải thiện lưu thông máu và giảm các triệu chứng của chứng giãn tĩnh mạch. Khi massage, bạn nên sử dụng các loại dầu để giúp tay trơn tru hơn và giảm ma sát. Một số loại dầu nên dùng khi massage cải thiện tình trạng giãn tĩnh mạch như:
Dầu dừa
Trong dầu dừa có những chất chống oxy hóa, có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do và giúp tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ giảm triệu chứng của giãn tĩnh mạch.
Cách sử dụng:
- Lấy 1 ít dầu dừa, cho vào lò vi sóng quay trong vài giây cho dầu nóng lên.
- Sau đó, đổ dầu ra hai lòng bàn tay, xoa đều ra lòng bàn tay và massage vào vùng giãn tĩnh mạch.
Bạn nên thực hiện phương pháp này thường xuyên để đạt hiệu quả tốt nhất. Việc massage bằng dầu dừa sẽ giúp máu trong tĩnh mạch được lưu thông tốt, nhờ đó tình trạng mạch máu nổi lên sẽ từ từ giảm bớt.
Dầu ô liu
Massage chân bằng dầu ô liu sẽ giúp tăng cường lưu thông máu, giảm đau và viêm, giảm triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch.
Cách sử dụng:
- Trộn một lượng dầu ô liu và dầu vitamin E bằng nhau rồi làm ấm nhẹ.
- Xoa bóp các tĩnh mạch bằng dầu ấm trong vài phút.
Thực hiện cách này hai lần mỗi ngày, trong vòng một đến hai tháng.
Lưu ý: Không gây áp lực mạnh vào tĩnh mạch để tránh gây tổn thương cho các mô mỏng manh.
Có thể bạn quan tâm: Giãn tĩnh mạch uống gì?
3. Nâng cao chân
Theo các chuyên gia sức khỏe, việc nâng cao chân ở tầm ngang với vị trí của tim hoặc cao hơn sẽ giúp cải thiện lưu thông máu trong các tĩnh mạch, giảm áp lực trong tĩnh mạch, đưa máu trong tĩnh mạch về tim thuận lợi hơn. Từ đó, hỗ trợ điều trị giãn tĩnh mạch hiệu quả. Do đó, bạn nên thường xuyên nâng cao chân khi có thể nhé.
4. Bổ sung các thực phẩm giàu flavonoid
Tiêu thụ các thực phẩm giàu flavonoid có thể giúp cải thiện chức năng và củng cố mạch má, giúp giảm viêm và giảm nguy cơ phát triển chứng giãn tĩnh mạch. Do đó, người bị giãn tĩnh mạch nên bổ sung các thực phẩm nhóm này vào thực đơn ăn uống hằng ngày.
Flavonoid là một loại chất chống oxy hóa được tìm thấy trong nhiều loại trái cây và rau quả như:
- Táo
- Cần tây
- Rượu vang đỏ
- Trà đen
- Cải bó xôi
- Bông cải xanh
- Bắp cải trắng
- Diếp cá
- Chùm ngây
- Xà lách
5. Sử dụng vớ y khoa
Một trong 8 cách tự nhiên chữa giãn tĩnh mạch mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đó là sử dụng vớ chuyên dụng. Đây là phương pháp mang vô cùng đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao, không tốn kém nhiều chi phí.
Độ siết và bó chặt của vớ y khoa cao hơn nhiều so với các loại vớ thông thường, do đó giúp các mạch máu giảm tối đa khả năng bị giãn nở, hỗ trợ điều trị giãn tĩnh mạch ở chân rất hiệu quả.
6. Hạn chế đi giày cao gót
Hạn chế đi giày cao gót là một phương pháp hữu ích để giảm nguy cơ và triệu chứng của chứng giãn tĩnh mạch.
Giày cao gót có thể gây áp lực lên chân và mắt cá, gây rối loạn lưu thông máu và tăng nguy cơ phát triển bệnh giãn tĩnh mạch. Do đó, nếu đang mắc chứng giãn tĩnh mạch, nên thay thế giày cao gót bằng việc đi giày bệt hoặc giày có độ cao đáp ứng giúp giảm áp lực lên chân, tạo sự thoải mái, dễ chịu và giảm nguy cơ phát triển chứng giãn tĩnh mạch.
7. Ngâm chân chữa giãn tĩnh mạch
Ngâm chân bằng muối Epsom cũng là cách trị giãn tĩnh mạch tại nhà rất đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao. Muối Epsom có hàm lượng cao khoáng chất, khi ngâm chân cùng loại này muốn này sẽ giúp giảm đau, chống viêm, hỗ trợ điều trị giãn tĩnh mạch và ngăn ngừa phù nề chân lâu dài.
Cách thực hiện:
- Hoà tan 2 thìa muối với 2 – 3 lít nước ấm.
- Ngâm chân từ 20 – 25 phút trước khi đi ngủ.
8. Chườm nóng và lạnh
Cách cuối cùng trong 8 cách tự nhiên chữa giãn tĩnh mạch mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đó là phương pháp chườm nóng và lạnh. Phương pháp này mang lại tác dụng giảm viêm và sưng do giãn tĩnh mạch.
Chườm nóng giúp mở rộng mạch máu và cải thiện lưu thông máu, đồng thời giúp thư giãn các cơ ở chân. Còn chườm lạnh giúp co mạch máu và giảm sưng, tạo cảm giác thoải mái và giảm đau.
Cách thực hiện:
- Đặt một miếng gạc ấm lên vùng bị ảnh hưởng do giãn tĩnh mạch trong khoảng 5 – 10 phút.
- Sau đó, tiếp tục bằng cách áp một túi nước đá lên khu vực giãn tĩnh mạch trong khoảng 2 – 3 phút.
- Lặp lại quá trình này 3 – 4 lần trên cả hai chân.
Venocontract Gel – Phương pháp hỗ trợ trị các triệu chứng do suy giãn tĩnh mạch hiệu quả
Venocontract Gel Benostan là sản phẩm của công ty Benostan Health Products S.A., với thành phần chính là dịch chiết từ lá cây ô liu (Olea Europaea), là sản phẩm dùng để hỗ trợ điều trị rối loạn tuần hoàn chi dưới và các triệu chứng phổ biến do suy giãn tĩnh mạch.
Thành phần chính có trong Venocontract Gel Benostan là dịch chiết từ lá cây ô liu (Olea Europaea). Đặc tính chống oxy hóa và khả năng hỗ trợ trao đổi chất của dịch chiết từ lá ô liu giúp cải thiện lưu thông trong mạch máu bằng cách làm thư giãn, đồng thời làm giãn các động mạch, giảm phù nề và sự ứ đọng máu.
Xem chi tiết sản phẩm tại: https://24hkhoedep.com/san-pham/venocontract-gel-tri-suy-gian-tinh-mach/
Trên đây là 8 cách tự nhiên chữa giãn tĩnh mạch tại nhà mà chúng tôi đã tổng hợp để chia sẻ đến các bạn. Mong rằng với những chia sẻ này sẽ giúp bạn có thêm những cách hữu ích giúp cải thiện các triệu chứng giãn tĩnh mạch, ngăn ngừa bệnh trầm trọng hơn.