Ra mồ hôi tay là bệnh gì? Nguyên nhân và phương pháp điều trị

5/5 - (1 bình chọn)

Ra mồ hôi tay hay đổ mồ hôi tay là tình trạng rất phổ biến hiện nay. Bệnh gây ra nhiều phiền toái, bất tiện cho người mắc phải, làm ảnh hưởng đến học tập và công việc. Vậy ra mồ hôi tay là bệnh gì? Nguyên nhân ra mồ hôi tay do đâu và trị mồ hôi tay như thế nào hiệu quả? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn những vấn đề liên quan đến mồ hôi tay ra nhiều và chia sẻ phương pháp khắc phục, cùng tìm hiểu ngay nhé.

Ra mồ hôi tay là bệnh gì?

Ra mồ hôi tay nhiều, bất kể mọi lúc mọi thời thiết là dấu hiệu đặc trưng của bệnh tăng tiết mồ hôi. Bệnh hình thành do rối loạn thần kinh thực vật (hay còn gọi là thần kinh giao cảm), bệnh này trong đông y gọi là phong thấp ra mồ hôi chân tay.

mồ hôi tay
Ra mồ hôi tay là dấu hiệu đặc trưng của bệnh tăng tiết mồ hôi

Bình thường, hệ thần kinh thực vật sẽ chỉ huy các tuyến mồ hôi để chúng bài tiết ổn định theo nhu cầu cơ thể. Tuy nhiên, khi bị rối loạn, nhánh giao cảm của hệ thần kinh thực vật sẽ tăng hoạt động một cách bất thường khiến cho tuyến mồ hôi bị kích thích liên tục. Điều này dẫn đến tình trạng mồ hôi tay ra nhiều và liên tục, không kiểm soát được.

Ngoài ra, đổ mồ hôi tay cũng có thể là triệu chứng cảnh báo của một số bệnh lý khác như cường giáp, phong thấp, ung thư máu, lao phổi, tiểu đường, các bệnh rối loạn về nội tiết,….

Nguyên nhân ra mồ hôi tay

Thông thường, mồ hôi tay ra nhiều sẽ gặp khi hoạt động mạnh, căng thẳng, lo lắng làm tăng nhiệt độ cơ thể. Lúc này, tuyến mồ hôi sẽ hoạt động mạnh mẽ hơn để giúp làm mát cơ thể. Tuy nhiên, nếu đổ mồ hôi tay mọi lúc, kể cả lúc bạn đang nghỉ ngơi, thư giãn thì khả năng bạn đã gặp phải một số vấn đề liên quan đến sức khỏe.

Dưới đây là một số nguyên nhân ra mồ hôi tay phổ biến nhất:

  • Do di truyền.
  • Do chế độ ăn uống không khoa học, mất cân bằng.
  • Ảnh hưởng của chứng tăng nhãn áp.
  • Ảnh hưởng của chứng rối loạn thần kinh.
  • Các bệnh liên quan đến tuyến giáp.
  • Hoạt động thể chất, làm việc chân tay quá mức.
  • Thời tiết nắng to, nóng bức.
  • Do tác dụng phụ của một số loại thuốc chữa bệnh.
nguyên nhân ra mồ hôi tay
Chế độ ăn uống mất cân bằng cũng là nguyên nhân ra mồ hôi tay

Biểu hiện của bệnh ra mồ hôi tay

Bệnh ra mồ hôi tay thường có những biểu hiện đặc trưng sau:

  • Lòng bàn tay ẩm ướt và lạnh, da hay bị bong tróc và nhợt nhạt.
  • Mồ hôi tay ra nhiều kể cả trong thời tiết mát mẻ hay mùa đông.
  • Mô hôi tay sẽ tiết nhiều hơn khi người bệnh bị căng thẳng, lo lắng, hay tức giận,…
  • Bệnh đổ mồ hôi tay thường bắt đầu lúc nhỏ hoặc từ lúc bắt đầu đi học và kéo dài, đến tuổi dậy thì tình trạng mồ hôi tay có xu hướng nặng hơn.

Mồ hôi tay có lây không?

Mồ hôi tay có lây không là thắc mắc của rất nhiều người hiện nay. Trên thực tế, ra mồ hôi tay không phải là bệnh truyền nhiễm, vì thế, bệnh không thể lây từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc, nói chuyện, dùng chung khăn tay, quần áo, hay ăn uống chung,…

Tuy nhiên, đổ mồ tay có khả năng di truyền khoảng 28%, khi bố mẹ mắc chứng mồ hôi tay ra nhiều thì con cái sinh ra có khả năng mắc bệnh cao hơn người bình thường.

Ra mồ hôi tay có nguy hiểm không?

Ra mồ hôi tay không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng nó gây ảnh hưởng nhiều đến học tập, công việc và chất lượng cuộc sống của người mắc phải tình trạng này.

  • Đổ mồ hôi liên tục khiến tay luôn trong tình trạng ẩm ướt khiến người mắc phải cảm thấy mất tự tin, ngại giao tiếp với mọi người.
  • Khi bị ra mồ hôi tay, người bệnh dễ nảy sinh tâm lý bị ức chế, cảm thấy tự ti và sống khép kín.
  • Khi mồ hôi đột ngột tiết ra quá nhiều, đây có thể là biểu hiện của một số bệnh lý như: cường giáp, nhiễm độc cơ thể, u tuyến yên, thiếu vitamin,… nên bạn cần thận trọng.
ra mồ hôi tay
Ra mồ hôi tay ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh

Các phương pháp trị mồ hôi tay hiệu quả

Có rất nhiều phương pháp giúp cải thiện tình trạng mồ hôi tay ra nhiều. Dưới đây là các cách điều trị mồ hôi tay đang được áp dụng phổ biến hiện nay.

Uống nhiều nước để kiểm soát đổ mồ hôi tay

Việc đầu tiên mà bạn nên làm khi gặp phải tình trạng đổ mồ hôi tay là uống nhiều nước mỗi ngày, khoảng 2 lít nước mỗi ngày tương đương với 8 ly nước. Khi bạn uống đủ nước, cơ thể bạn sẽ được làm mát, vì thế tuyến mồ hôi sẽ không cần phải hoạt động nhiều để giải phóng lượng nhiệt cho cơ thể. Do đó, sẽ giúp kiểm soát và giảm tiết lượng mồ hôi thoát ra ở bàn tay hiệu quả.

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể

Một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp cơ thể cân bằng và khỏe mạnh, ngược lại, khi chế độ ăn uống không đủ chất không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng cả tinh thần, khi đó tình trạng ra mồ hôi tay cũng bị kích thích.

Bên cạnh một số thực phẩm có khả năng tăng tiết mồ hôi thì cũng có những thực phẩm giúp giảm tiết mồ hôi. Bạn chỉ cần điều chỉnh các loại thực phẩm trong chế độ ăn uống cũng có thể giúp kiểm soát mồ hôi tay một cách hiệu quả.

Bạn nên bổ sung các thực phẩm tốt như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau xanh,…. Bên cạnh đó, các nhóm thực phẩm giàu vitamin nhóm B và nhóm D cũng có tác dụng thúc đẩy sự cân bằng cơ thể, giúp kiểm soát đổ mồ hôi tay. Một số thực phẩm dành cho người ra mồ hôi tay nhiều như: Bông cải xanh, dưa hấu, dâu tây, bưởi, sữa, hải sản, táo, cam, bí đỏ, cần tây,…

Đồng thời, bạn cần tránh xa các loại thực phẩm cay, nhiều gia vị, thực phẩm chiên rán nhiều chất béo, đồ uống có cồn hoặc chất kích thích như cà phê,… Đây là những thực phẩm có khả năng làm tăng thân nhiệt và nhịp tim, khiến cơ thể tăng tiết mồ hôi để giải phóng lượng nhiệt dư thừa trong cơ thể.

trị mồ hôi tay
Chế độ ăn uống khoa học giúp kiểm soát tình trạng ra mồ hôi tay

Trị mồ hôi tay bằng cách luyện tập thể dục thường xuyên

Việc luyện tập thể dục điều độ sẽ giúp kiểm soát tình trạng đổ mồ hôi tay nhiều và các bất thường của sức khỏe. Khi luyện tập thể dục, cơ thể sẽ tăng tiết mồ hôi nhiều hơn nhưng sẽ giúp làm giảm căng thẳng, stress và mệt mỏi trên cả thể chất lẫn tinh thần. Lúc này, nhiệt độ cơ thể cũng sẽ giảm giúp giảm lượng mồ hôi tiết ra.

Để kiểm soát ra mồ hôi tay, bạn nên xây dựng chế độ tập luyện thể dục đều đặn ít nhất 30 phút mỗi ngày. Bạn có thể chọn các môn thể dục nhẹ nhàng như đạp xe đạp, chạy bộ, tập yoga,…

Lưu ý, khi tập thể dục vào buổi tối, bạn không nên tập quá lâu và tập xong rồi đi ngủ liền vì có thể gây nên tình trạng khó ngủ.

Dùng thuốc điều trị ra mồ hôi tay

Thuốc điều trị qua đường uống cũng là một sự lựa chọn dành cho tình trạng ra mồ hôi tay nhiều. Các loại thuốc được chỉ định trong trường hợp này không chỉ có tác dụng làm giảm tình trạng mồ hôi tay ra nhiều mà còn giúp ức chế tiết mồ hôi của toàn cơ thể, hiệu quả thường kéo dài khoảng 4-6 tiếng sau khi sử dụng.

Một số thuốc thường được kê đơn như: thuốc chẹn beta bao gồm atenolol, metoprolol,… và thuốc kháng cholinergic bao gồm glycopyrrolate, oxybutynin, propantheline,…

Với các loại thuốc này, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng vì thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như táo bón, tụt huyết áp, bí tiểu, khô miệng, chóng mặt,….

ra mồ hôi tay là bệnh gì
Dùng thuốc tây để điều trị chứng ra mồ hôi tay

Trị mồ hôi tay bằng phương pháp tiêm botox

Botox thực chất là độc tố botulinum A, khi sử dụng sẽ được chia thành từng liều nhỏ và tiêm vào lòng bàn tay. Botox có tác dụng giải phóng chất Acetylcholine – đây là một chất dẫn truyền thần kinh của hệ thần kinh giao cảm tại vị trí tiêm, do đó, giúp làm tiết mồ hôi tay. Phương pháp này có thể gây ra một số tác dụng phụ như sưng đau tại chỗ, tay khó cử động,….

Mỗi liệu trình tiêm botox để trị mồ hôi tay sẽ có hiệu quả trong vòng 4- 6 tháng, sau khoảng thời gian này cần tiêm nhắc lại. Tuy nhiên, phương pháp này rất tốn kém chi phí, khoảng 4-6 triệu đồng/ lần tiêm.

Mẹo trị mồ hôi tay tại nhà bằng cách dân gian

Trị mồ hôi tay với mẹo dân gian vừa tiết kiệm vừa mang lại hiệu quả cao, bạn có thể tham khảo một số cách được áp dụng nhiều như sau.

Chữa đổ mồ hôi tay bằng lá lốt

Sử dụng lá lốt để trị mồ hôi tay là phương pháp dễ thực hiện nhưng mang lại hiệu quả cao.

Chuẩn bị:

  • 1 nắm lá lốt tươi
  • ½ thìa muối trắng
  • 1 lít nước sạch

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá lốt và để ráo nước.
  • Cho lá lốt vào nồi, đun sôi cùng 1 lít nước.
  • Hạ nhỏ lửa rồi đun thêm 5 phút, cho chút muối vào rồi tắt bếp.
  • Để nước ấm rồi dùng để ngâm tay khoảng 15-10 phút.
  • Bạn nên áp dụng cách này 1 lần/ ngày trước khi đi ngủ để hạn chế chứng ra mồ hôi tay hiệu quả.
kiểm soát chứng ra mồ hôi tay
Lá lốt giúp kiểm soát chứng ra mồ hôi tay hiệu quả

Trị mồ hôi tay bằng trà xanh

Dùng trà xanh để khắc phục tình trạng ra mồ hôi tay mang lại hiệu quả nhưng không phải ai cũng biết, nguyên liệu này vừa dễ kiếm lại giá thành rẻ nên bạn hãy áp dụng ngay nhé.

Chuẩn bị:

  • 200g lá trà xanh tươi
  • 2 lít nước

Cách thực hiện:

  • Lá trà xanh rửa sạch và để ráo nước.
  • Cho lá trà xanh vào nồi, sau đó đun sôi cùng 2 lít nước rồi tắt bếp.
  • Để riêng 1 lít nước dùng để uống còn 1 lít nước dùng để ngâm tay.
  • Bạn nên áp dụng cách này mỗi ngày để giúp hạn chế đổ mồ hôi tay mà còn giúp da tay mịn màng hơn.

Trị mồ hôi bằng xịt ngăn tiết mồ hôi Idrotel Spray

Ngoài các phương pháp trên thì chúng tôi muốn giới thiệu đến các bạn cách trị mồ hôi tay với chai xịt Idrotel Spray – một sản phẩm được các bác sĩ khuyên dùng.

Idrotel Spray là sản phẩm có xuất xứ từ châu Âu có tác dụng điều chỉnh sự toát mồ hôi quá nhiều ở nách, bàn tay và bàn chân rất hiệu quả.

Idrotel Spray
Idrotel Spray giúp ngăn tiết mồ hôi tay

Thành phần của sản phẩm bao gồm:

  • Nhôm chlorohydrate…………..20g
  • Tá dược Hydroalcoholic vừa đủ……100g

Việc sử dụng sản phẩm vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần xịt sản phẩm lên bàn tay sau khi đã làm sạch da bàn tay. Sử dụng sản phẩm 1 lần/ ngày, nếu cần thiết có thể sử dụng tối đa 2 lần/ một ngày.

Xem chi tiết sản phẩm TẠI ĐÂY.

Trên đây, chúng tôi vừa chia sẻ đến các bạn những thông tin cần thiết về ra mồ hôi tay như ra mồ hôi tay là bệnh gì, nguyên nhân và phương pháp điều trị mồ hôi tay hiệu quả. Hi vọng những chia sẻ này của chúng tôi sẽ hữu ích với các bạn trong việc cải thiện tình trạng mồ hôi tay, lấy lại tự tin.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *